Chủ Nhật, ngày 11/10/2020 | 11:35
Trở lại Hậu Giang lần thứ hai (lần thứ nhất là Hiệu trưởng Trường Trung cấp Luật Hậu Giang), ông Lê Tiến Châu vẫn thiết tha và hết lòng cống hiến cho vùng đất này. Là Chủ tịch UBND tỉnh (tháng 4-2018) và nay đảm nhiệm cả chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang (tháng 8-2020), ông Lê Tiến Châu cho biết đó vừa là vinh dự nhưng cũng vừa là trọng trách. Ông Lê Tiến Châu nói: “Một Hậu Giang trở mình phát triển được các chú, anh chị em đi trước chung sức thực hiện thì nay chúng tôi càng thêm trăn trở về trách nhiệm kế thừa đầy đủ, phát huy kịp thời để tỉnh nhà tiến bộ hơn”.
Ông Lê Tiến Châu (bìa trái), Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, tại cuộc làm việc giữa Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (bìa phải) với các địa phương ĐBSCL về chủ động ứng phó với nguy cơ hạn, mặn mùa khô năm 2020-2021.
- Tôi theo dõi Báo Hậu Giang những ngày qua thấy các anh nguyên là Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang có bài viết, phát biểu đánh giá, nhận xét về quá trình xây dựng - phát triển tỉnh nhà, vạch ra những định hướng lớn cho Hậu Giang nhanh cất cánh. Tôi thấu hiểu, trân quý những tấm lòng ấy!
Các anh hiểu rõ lợi thế, tiềm năng, con người Hậu Giang nên đã khai thác rất hiệu quả, không ngừng nhân lên sức mạnh đoàn kết, yêu thương và thế hệ sau phải có trách nhiệm kế thừa, phát huy những thành tựu ấy.
Như ông vừa nói, quá trình phát triển của Hậu Giang có sự kế thừa liên tục, vậy kết quả của sự kế thừa, phát huy nhiệm kỳ 2015-2020 là gì ?
- Trước hết, tài sản vô cùng quý giá của tỉnh Hậu Giang qua các nhiệm kỳ đó là sự đoàn kết, sự chung sức, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và toàn thể Nhân dân cùng chung trăn trở, khát khao xây dựng quê hương Hậu Giang giàu đẹp, cuộc sống người dân được ấm no, hạnh phúc.
Trên nền tảng từ sự đoàn kết đó, trong nhiệm kỳ vừa qua, Đảng bộ, dân và quân tỉnh nhà đã không ngừng phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, đoàn kết, nỗ lực thực hiện đạt được những kết quả tích cực, các nhiệm vụ trọng tâm đều cơ bản hoàn thành và 16/18 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt. Đặc biệt, nhiều nội dung trong 3 nhiệm vụ đột phá của nhiệm kỳ đạt kết quả trước thời hạn.
Những kết quả nổi bật của các chỉ tiêu đó như thế nào, thưa ông ?
- Cụ thể là tư tưởng chính trị và đạo đức được chú trọng, tăng cường; đại đa số cán bộ, đảng viên và Nhân dân tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng; sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, tăng cường.
Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khai thác tiềm năng, huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt 6,3%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp. GRDP bình quân đầu người cuối năm 2020 đạt 49,96 triệu đồng/người; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt chỉ tiêu nhiệm kỳ.
Công nghiệp duy trì đà tăng trên 12%/năm; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được xây dựng, nâng cấp; khai thác tốt các nguồn lực cho đầu tư phát triển, nhất là công tác thu hút đầu tư; xây dựng và phát triển đô thị tiếp tục chuyển biến tích cực, hoàn thành xuất sắc mục tiêu phát triển và nâng loại đô thị: thành phố Vị Thanh, thành phố Ngã Bảy và thị xã Long Mỹ. Thu ngân sách, kim ngạch xuất nhập khẩu, giải quyết việc làm vượt chỉ tiêu nhiệm kỳ; nhiều trung tâm thương mại đa chức năng, hiện đại đi vào hoạt động; ngành du lịch tuy doanh thu còn khiêm tốn nhưng có tốc độ tăng trưởng đạt cao, nhất là thời điểm cuối nhiệm kỳ.
Các lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ tiếp tục phát triển; an sinh, phúc lợi xã hội, chăm lo gia đình có công với nước luôn được quan tâm và thực hiện kịp thời; tốc độ giảm nghèo nhanh, trên 2%/năm, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được cải thiện, nâng lên. Cải cách hành chính đạt kết quả vượt bậc, các chỉ số cải cách hành chính của tỉnh đều tăng điểm qua từng năm; riêng Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh năm 2019 từ nhóm trung bình lên nhóm khá; công tác xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số đã đạt được những kết quả bước đầu…
Ông đánh giá gì về kết quả thực hiện nhiệm vụ đột phá: “tập trung phát triển nông nghiệp toàn diện” nhiệm kỳ XIII ?
- Nhiệm vụ này được tỉnh đặc biệt quan tâm trong chỉ đạo, điều hành với phương châm tăng cường ứng dụng khoa học, kỹ thuật, cơ giới hóa và xây dựng chuỗi giá trị nông sản, chủ lực là lúa gạo, mía đường, thủy sản, cây ăn quả. Tỉnh đã xây dựng và nhân rộng được nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả kinh tế cao; công nhận được nhiều sản phẩm OCOP; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi bước đầu phát huy hiệu quả, nhất là cây mít, nuôi lươn, ba ba, cua đinh... Cơ cấu giá trị sản xuất khu vực I chuyển dịch theo hướng tích cực, tốc độ tăng trưởng bình quân 1,88%/năm, tỷ trọng ngành nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản năm 2015 theo thứ tự là 87,6% - 0,8% - 11,6%, đến năm 2020 tương ứng là 86,9% - 0,7% - 12,4%.
Nổi bật nữa là tỉnh đã hoàn thành sớm mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn là 32/51 xã, vượt chỉ tiêu nghị quyết, chiếm 62,7% tổng số xã; có 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới; thu nhập và đời sống của người dân nông thôn được nâng lên rõ nét, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến năm 2020 đạt trên 41 triệu đồng, tăng 16 triệu đồng so năm 2015. Chúng tôi đã và đang xây dựng, phát triển Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh định hướng đến năm 2025...
Nguyên nhân nào dẫn đến kết quả nổi bật nhiệm kỳ 2015-2020, thưa ông ?
- Có nhiều nguyên nhân, nhưng chúng tôi đánh giá chính yếu là được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ và sự hỗ trợ của các ban, bộ, ngành Trung ương; sự liên kết giúp đỡ có hiệu quả của các địa phương trong vùng và cả nước.
Là sự đoàn kết thống nhất, quyết tâm cao trong toàn Đảng bộ, hệ thống chính trị và sự đồng thuận, tin tưởng của Nhân dân đã thực hiện hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của Đảng.
Ngoài ra là thường xuyên chú trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, qua đó đã kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, hạn chế; phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên. Không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo của cả hệ thống chính trị; nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành và sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên. Thực hiện tốt công tác dân vận, gần dân, sát dân, luôn lắng nghe và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của Nhân dân…
Thưa ông, nhiệm kỳ XIV, mục tiêu tổng quát và đột phá về kinh tế là “ưu tiên công nghiệp” sau đó mới đến nông nghiệp bền vững… cơ sở nào để Hậu Giang xác định như vậy ?
- Trước hết, tôi xin giải thích thêm rằng, mục tiêu tổng quát của tỉnh về phát triển các lĩnh vực kinh tế trong giai đoạn tới là “ưu tiên công nghiệp, phát triển nông nghiệp bền vững, khuyến khích đầu tư lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch”. Đây là mệnh đề gắn liền, có mối liên kết chặt chẽ với nhau, bổ trợ lẫn nhau và không thể đặt riêng rẽ. Trong bối cảnh hiện nay, đất nước ta đang bước vào giai đoạn quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, quá trình hội nhập quốc tế của đất nước đang diễn ra ngày càng sâu rộng hơn, nhất là kể từ khi Việt Nam ký kết EVFTA mở ra tuyến “xa lộ” cho hàng hóa, nông sản của Việt Nam tiếp cận thị trường châu Âu và các nước trên thế giới theo đường chính ngạch.
Chính vì lẽ đó, cách tiếp cận trong phát triển kinh tế hiện nay là đa chiều, liên kết tất cả các lĩnh vực kinh tế, thành phần kinh tế để tận dụng thế mạnh của nhau cùng phát triển. Hậu Giang là địa phương có thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp, phần lớn dân số làm nông nghiệp, nhưng cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiện nay chỉ chiếm 24,6% nền kinh tế, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn cũng thấp hơn bình quân chung của tỉnh, sản xuất chủ yếu mang tính nhỏ lẻ, năng suất, chất lượng chưa tương xứng với tiềm năng. Các khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ phát triển chưa đồng bộ, thiếu tính liên kết; năng lực sản xuất (năng suất, sản lượng) của chúng ta tương đối cao, nhưng giá trị trên từng đơn vị hàng hóa, nông sản lại rất thấp. Do đó, trong nhiệm kỳ tới, chúng ta phải tập trung vào những khâu còn yếu nhằm nâng cao giá trị, chất lượng nông sản đó là công nghiệp chế biến nông sản, thương mại hóa các sản phẩm nông sản.
Phát triển công nghiệp còn nhằm thúc đẩy các khâu sản xuất, phải chủ động nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, các yêu cầu về chủng loại, mặt hàng để đáp ứng yêu cầu đầu vào của các nhà máy chế biến nông sản, của thị trường. Song song với đó, chúng ta cũng phải phát triển lĩnh vực thương mại để giải quyết vấn đề thị trường cho nông sản.
Tóm lại, chúng ta ưu tiên phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông sản, vì đây là lĩnh vực tỉnh còn yếu và phải gắn với sản xuất và tiêu thụ nông sản trong và ngoài tỉnh. Như vậy, chúng ta mới có thể phát huy tốt được tiềm năng, lợi thế của tỉnh về phát triển nông nghiệp trong bối cảnh mới hiện nay.
Bên cạnh công nghiệp chế biến, trong bối cảnh dư địa cho phát triển công nghiệp của các địa phương lân cận đang dần đến giới hạn, chúng ta lại đang có lợi thế cạnh tranh rất lớn về vị trí địa lý, tiềm năng đất đai và lao động, chúng ta cũng cần tận dụng cơ hội này để thu hút những ngành công nghiệp công nghệ cao như công nghiệp chế tạo, năng lượng tái tạo: điện gió, điện khí, địa nhiệt… và một số ngành công nghiệp ít gây tác động tới môi trường nhằm tạo giá trị kinh tế lớn, thúc đẩy phát triển nhanh kinh tế - xã hội tỉnh nhà.
Ông Lê Tiến Châu (thứ 5 từ trái sang), Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, thăm mô hình nuôi ba ba ở xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A. Ảnh: HỮU PHƯỚC
Như các nhiệm kỳ trước, nhiệm kỳ mới 2020-2025, Hậu Giang sẽ có một luồng sinh khí mới, nguồn lực mạnh mẽ, ông có thể cho biết hệ thống các nhóm giải pháp khả thi, hữu hiệu 5 năm tới để Hậu Giang thêm phát triển ?
- Trước hết, tôi đề cập tới 3 nhiệm vụ đột phá mà tỉnh sẽ phải nỗ lực thực hiện để tạo động lực mới cho phát triển đó là:
Thứ nhất, muốn phát triển địa phương thì vấn đề quan trọng là phải nhận định được cho trúng, cho đúng tiềm năng, lợi thế của tỉnh là gì? Trên cơ sở đó đề ra tầm nhìn, hướng đi và định vị mục tiêu của tỉnh trong giai đoạn phát triển mới, chính vì vậy, tỉnh Hậu Giang xác định nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong nhiệm kỳ tới là phải xây dựng hoàn thành và thực hiện nghiêm Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển công nghiệp, hạ tầng giao thông thủy bộ quan trọng kết nối giữa các địa phương trong tỉnh và giữa tỉnh với các địa phương trong khu vực. Ưu tiên nguồn lực hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn, các mô hình kinh tế hiệu quả trong nông nghiệp.
Thứ hai, Hậu Giang không có nhiều lợi thế cạnh tranh về điều kiện tự nhiên so với các địa phương khác nên chúng ta cần phải tự tạo ra lợi thế cạnh tranh cho chính mình thông qua công tác xây dựng, và hoàn thiện thể chế chính sách tại địa phương, theo đó tập trung công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách của địa phương, đặc biệt là hệ thống cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã theo hướng ưu đãi, cạnh tranh so với các địa phương khác, dễ tiếp cận, chi phí thấp.
Thứ ba, thực hiện cải cách hành chính mạnh mẽ, gắn với xây dựng chính quyền điện tử, thực hiện chuyển đổi số các ngành, lĩnh vực, phát triển đô thị thông minh kinh tế số; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội; xây dựng bộ máy chính quyền từ tỉnh tới cơ sở tinh gọn, hoạt động minh bạch, hiệu lực, hiệu quả với phương châm kiến tạo, đồng hành, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Thu hút và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có phẩm chất đạo đức, tâm huyết vì sự phát triển của tỉnh, đủ năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Cùng với 3 nhóm nhiệm vụ đột phá, nhiệm kỳ 2020-2025, Hậu Giang đề ra 18 chỉ tiêu chủ yếu, có những chỉ tiêu mới như: Số doanh nghiệp được thành lập mới có hoạt động và kê khai thuế (5 năm) là 1.000 doanh nghiệp, và chỉ tiêu về nâng chất như tỷ lệ xã nông thôn mới đạt trên 80% tổng số xã, công nhận thêm 1 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế 95%...
Để đạt được kết quả cao, chất lượng bền vững thì cả hệ thống chính trị phải sớm vào cuộc thực hiện. Giải pháp thì có nhiều, từng chỉ tiêu, nhiệm vụ đột phá có nhóm giải pháp cụ thể, được đề ra trên cơ sở thực tế, có tính khả thi cao; có nhóm giải pháp phát huy, nhân rộng, kiểm tra đôn đốc, tháo gỡ, tranh thủ...
Hậu Giang đã kế thừa đầy đủ nền tảng phát triển những năm trước; hiện nay, yêu cầu hội nhập ngày càng cao nên thế hệ sau phải năng động hơn. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị 5 năm tiếp theo, chúng ta phải không ngừng sáng tạo để thích ứng, đổi mới mạnh mẽ để hội nhập, áp dụng sáng tạo các bài học kinh nghiệm để vững bước đi lên.
Có nhiều bài học được đúc kết về một Hậu Giang phát triển hôm nay
Đó là đoàn kết, “lo trước, vui sau”... và theo ông Lê Tiến Châu, cốt yếu vẫn là bài học về đoàn kết. Giữ vững sự đoàn kết, dân chủ, thống nhất trong Đảng bộ và cả hệ thống chính trị; sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân. Bài học này đã được đúc kết sau hơn 16 năm phát triển tỉnh nhà. Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhấn mạnh thêm: “Bài học không kém phần quan trọng đó là phải giữ vững nguyên tắc, Điều lệ, quy định của Đảng và quy chế làm việc của cấp ủy. Đồng thời, trong bối cảnh hiện nay, năng lực, trách nhiệm và phẩm chất đạo đức của người đứng đầu cũng hết sức quan trọng, thể hiện thông qua sự linh hoạt trong xử lý công việc và sâu sát, sáng tạo trong tổ chức thực hiện, khi gặp vấn đề khó cần nỗ lực, quyết liệt để giải quyết, không trông chờ, ỉ lại vào cấp trên; dám nghĩ, dám làm, dám đề xuất và dám chịu trách nhiệm; cán bộ phải có tâm huyết, tình yêu quê hương, cống hiến trước hết vì lợi ích chung của tập thể và sự phát triển của quê hương”. |
Xin cảm ơn ông !
TRÍ THỨC thực hiện
09:15 21/11/2024
(HGO) - Chiều ngày 20-11, Trường Chính trị tỉnh tổ chức Họp mặt kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024), với chủ đề “Mừng tuổi 20 Trường Chính trị tỉnh khát vọng vươn tầm”.
08:40 21/11/2024
Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, ngoài việc quan tâm đến chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng, Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang đã không ngừng quan tâm đến công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học và xem đây là nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao vị trí của Trường trong đời sống chính trị, xã hội ở địa phương.
09:32 19/11/2024
(HG) - Lãnh đạo, giảng viên Khoa Xây dựng Đảng, Chủ nhiệm lớp - Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang vừa thực hiện Kế hoạch nghiên cứu thực tế năm 2024 đối với lớp trung cấp lý luận chính trị K135 (K135-G1/23),
09:32 19/11/2024
(HG) - Trường Chính trị tỉnh vừa phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức khai giảng 2 lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên và tương đương khóa 35, 36.
09:31 19/11/2024
(HGO) – Trường Chính trị Hậu Giang vừa tổ chức Đoàn công tác đến nghiên cứu thực tế và làm việc tại Bộ Tư lệnh Quân khu 9. Tiếp Đoàn có thiếu tướng Nguyễn Minh Triều, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Phó Tư lệnh Quân khu.
09:28 19/11/2024
(HGO) – Trường Chính trị vừa phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức Lễ khai giảng lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính và tương đương khóa 13 năm 2024.
09:27 19/11/2024
(HG) - Trường Chính trị tỉnh vừa phối hợp với Sở Nội vụ tỉnh tổ chức Lễ bế giảng Lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên và tương đương khóa 35, 36 năm 2024.
09:25 19/11/2024
(HGO) – Chiều ngày 18-10, tại Trung tâm hội nghị tỉnh, Trường Chính trị tổ chức bế giảng các lớp trung cấp lý luận chính trị từ khóa 134 đến 144, niên khóa 2023-2024.
09:23 19/11/2024
(HG) - Ngày 24-10, Trường Chính trị phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Ban Chủ nhiệm Đề án 587 tổ chức bế giảng Lớp bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học lý luận chính trị.
08:13 19/11/2024
Thành phố Ngã Bảy đã và đang tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả đối thoại định kỳ, mở rộng sự kết nối giữa chính quyền với người dân trên địa bàn.
14:58 24/11/2024
Vì thiếu thông tin và mong muốn xuất khẩu lao động với thủ tục đơn giản, chi phí thấp, nên một số người dân đã tìm đến các cá nhân, công ty môi giới mà không tìm hiểu kỹ vấn đề liên quan, từ đó rơi vào bẫy của đối tượng lừa đảo.
14:56 24/11/2024
Xác định đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2025-2027 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong Đảng, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên, nên các cấp ủy trên địa bàn thành phố Vị Thanh đã quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị quan trọng này.
14:52 24/11/2024
(HG) - Sáng ngày 24-11, Công ty Cổ phần Hạnh Nguyên Logistics tổ chức khai trương Nhà máy chiếu xạ nông sản công suất 1.000 tấn sản phẩm/ngày đêm.
14:51 24/11/2024
Cát sông không phải là vô tận, do vậy việc nghiên cứu khảo sát trữ lượng cũng như sớm tìm giải pháp thay thế cũng là cách đảm bảo cho tiến độ của cao tốc tại ĐBSCL.