Thứ Hai, ngày 19/11/2018 | 08:22
Qua 5 năm thực hiện Quyết định số 218 ban hành Quy định về việc MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền (Quyết định 218) của Bộ Chính trị khóa XI trên địa bàn tỉnh đã đạt nhiều kết quả khả quan.
Mô hình “Ngày thứ sáu tuần cuối tháng nghe dân nói” ở xã Đông Phước A, huyện Châu Thành, mang lại nhiều hiệu quả thiết thực thời gian qua.
Để thực hiện Quyết định 218, UBMTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy tham mưu cho Tỉnh ủy ban hành quy định trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp tiếp thu ý kiến góp ý của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; quy chế tiếp xúc đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp với Nhân dân.
Ngoài ra, Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh còn ban hành Kế hoạch lắng nghe ý kiến Nhân dân, tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền và được triển khai trong hệ thống Mặt trận các cấp cùng các tổ chức thành viên. Từ đó tạo tiền đề, nhận thức chung trong thực hiện Quyết định số 218.
Nghe dân góp ý
Ông Trần Văn Bỉnh, Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam huyện Châu Thành, cho biết cụ thể hóa tinh thần Quyết định số 218, Mặt trận huyện đã hướng dẫn, hỗ trợ xã Đông Phước A thực hiện mô hình “Ngày thứ sáu tuần cuối tháng nghe dân nói”. Theo đó, mỗi tháng 1 lần, lãnh đạo Đảng ủy, UBND, MTTQ và các đoàn thể xã đến nghe dân nói ở một ấp, cứ thế trong năm thực hiện giáp hết 11 ấp trên địa bàn.
Mục đích để cấp ủy, chính quyền gặp gỡ, tìm hiểu, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, bức xúc trong Nhân dân. Ông Nguyễn Thành Thị, Bí thư Đảng ủy xã Đông Phước A, cho hay: “Mô hình này giúp Đảng ủy, UBND xã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của dân. Dựa vào đó để chúng tôi khắc phục, sửa chữa những hạn chế còn gặp phải trong công tác chỉ đạo, điều hành”.
Ông Thị dẫn chứng trong lần thực hiện mô hình ở ấp Phước Hòa, dân phản ánh cán bộ địa chính xã lợi dụng công việc để “trục lợi” bất chính. Qua xác minh đúng như lời dân phản ánh nên Đảng ủy, UBND xã đưa ra hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với cán bộ vi phạm.
Ông Bùi Văn Quân, ở ấp Phước Hòa, chia sẻ: “Theo tôi, mô hình này rất có ý nghĩa, giúp cán bộ gần gũi hơn với Nhân dân. Thấy ý kiến, kiến nghị của mình được giải quyết đến nơi, đến chốn nên niềm tin, sự tín nhiệm của dân đối với hoạt động của cấp ủy, chính quyền địa phương ngày càng nâng lên”.
Hiện tại, mô hình “Ngày thứ sáu tuần cuối tháng nghe dân nói” được nhân rộng ở nhiều xã, thị trấn trên địa bàn huyện Châu Thành, coi đây là cách làm đột phá trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
Trong khi đó, những năm gần đây, người dân rất đồng tình, hoan nghênh tinh thần cầu thị, gần gũi của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền khi tổ chức tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân. Cụ thể, 5 năm qua, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đã tổ chức 244 cuộc tiếp xúc, đối thoại. Hoạt động này đã giải quyết được nhiều vấn đề bức xúc, khó khăn mà người dân gặp phải.
Còn nhớ vào tháng 4-2017, khi cùng lãnh đạo huyện Vị Thủy tổ chức tiếp xúc, đối thoại với 150 hộ nghèo của ấp 2 và ấp 3, xã Vĩnh Trung, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đồng Văn Thanh đề nghị UBND huyện Vị Thủy nhanh chóng xây dựng kế hoạch giải quyết kịp thời những khó khăn mà hộ nghèo ở địa phương gặp phải cũng như mong hộ nghèo có phương án sản xuất cụ thể, hiệu quả khi được hỗ trợ…
Đến cuối năm 2017, toàn xã Vĩnh Trung giảm được 5,95% hộ nghèo, một kết quả khá cao so với các đơn vị khác ở huyện Vị Thủy. Hỏi ra mới biết, ngay sau buổi tiếp xúc, đối thoại ngày hôm đó, có hơn 260 hộ nghèo ở ấp 2, ấp 3 được vay vốn thực hiện các mô hình sản xuất hiệu quả. Đặc biệt là UBND huyện Vị Thủy còn chỉ đạo cho xã Vĩnh Trung thành lập câu lạc bộ “Lá lành đùm lá rách” để đồng hành và hỗ trợ tốt hơn cho người nghèo…
Rõ ràng, các buổi tiếp xúc, đối thoại nêu trên đã trở thành diễn đàn bổ ích để lãnh đạo các cấp ghi nhận và hiểu hơn về cuộc sống và tình hình sản xuất của dân; còn người dân được bày tỏ… tiếng lòng của mình với lãnh đạo. Bởi sau mỗi cuộc đối thoại, tiếp xúc như vậy là nhiều vấn đề dân còn băn khoăn, trăn trở đã có lời giải đáp thỏa đáng. Chắc chắn điều đó sẽ giúp cho mối quan hệ máu thịt giữa các cấp ủy đảng, chính quyền với Nhân dân trong tỉnh thêm khắng khít…
Nhiều hình thức thực hiện
Ông Trần Quang Minh, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy kiêm Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam thành phố Vị Thanh, cho rằng công tác góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của Mặt trận và các đoàn thể thành phố được thực hiện đồng thời với 3 phương pháp: góp ý định kỳ, góp ý thường xuyên và góp ý đột xuất.
Trong đó, trọng tâm là tổ chức các cuộc tiếp xúc, đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Nhân dân. Kết quả, trong 5 năm qua, lãnh đạo cấp ủy, chính quyền thành phố và các xã, phường đã tổ chức được 72 cuộc tiếp xúc, đối thoại với dân.
Không chỉ ở thành phố Vị Thanh, việc phối hợp tổ chức tiếp xúc, đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Nhân dân còn là hình thức mà Mặt trận và đoàn thể các cấp rất chú trọng trong thực hiện Quyết định số 218 của Bộ Chính trị.
Cụ thể, 5 năm qua, toàn tỉnh đã tổ chức 244 cuộc tiếp xúc, đối thoại. Trên cơ sở ý kiến đóng góp của Nhân dân, cấp ủy, chính quyền các cấp đã đề ra những chủ trương, cơ chế, kế hoạch, phương án và giải pháp thực hiện phù hợp với thực tiễn, đáp ứng được nguyện vọng và mong muốn chính đáng của dân.
Mặt trận và đoàn thể các cấp còn phối hợp tổ chức nhiều hội nghị đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn bản luật theo đề nghị của các cơ quan soạn thảo ở Trung ương, trong đó có một số dự án luật quan trọng, như: dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi); dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương; dự thảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội…
Cùng với đó là tham gia góp ý 716 nghị quyết, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án của các cấp ủy đảng, chính quyền ban hành cũng như các dự thảo, báo cáo đánh giá tình hình kinh tế - xã hội và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương tại các kỳ họp HĐND…
Bên cạnh kết quả đạt được, UBMTTQ Việt Nam tỉnh đánh giá, việc triển khai góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của Mặt trận và các đoàn thể thời gian qua còn chậm, chưa tham gia được nhiều ý kiến vào các chương trình, kế hoạch, đề án của cấp ủy, chính quyền.
Thời gian tới, Mặt trận và các đoàn thể sẽ tăng cường hơn nữa việc góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo 3 phương pháp: góp ý thường xuyên, góp ý định kỳ, góp ý đột xuất, nhất là đối với dự thảo nghị quyết, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án của các cấp ủy đảng, chính quyền.
Các cấp cũng cần tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận, đoàn thể, trong đó chú trọng nâng cao kỹ năng lắng nghe, tuyên truyền, vận động quần chúng theo phương châm “Lắng nghe Nhân dân nói, nói cho Nhân dân hiểu, làm cho Nhân dân tin”...
Bài, ảnh: TRƯỜNG SƠN
11:09 27/06/2025
(HGO) - Năm 2025, tỉnh đề ra chỉ tiêu kết nạp 1.322 đảng viên. Qua thực hiện trong 6 tháng đầu năm, đã kết nạp được 781 đảng viên, đạt 54,31% chỉ tiêu.
05:52 23/06/2025
Sau khi sắp xếp, tỉnh Hậu Giang còn 28 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 21 xã, 7 phường), giảm 47 đơn vị hành chính cấp xã, đạt tỷ lệ 62,66%, bảo đảm giảm đúng tỷ lệ từ 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã theo quy định của Trung ương.
09:21 18/06/2025
Chi bộ gần dân và chăm lo thiết thực đời sống người dân sẽ được Nhân dân tin tưởng, ủng hộ, đánh giá cao.
05:50 11/06/2025
Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh được tổ chức mới đây, ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, đã có nhiều chỉ đạo, định hướng trong thực hiện nhiệm vụ sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh.
05:46 11/06/2025
Từ lời dạy của Bác: “Thi đua là một cách yêu nước thiết thực và tích cực. Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, tại Hậu Giang, các phong trào thi đua yêu nước đã đi vào chiều sâu, thiết thực và lan tỏa, góp phần tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội của địa phương.
05:40 11/06/2025
Việc sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất các đơn vị hành chính, sở ban ngành là một chủ trương lớn, mang tính chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước, đang được các địa phương triển khai mạnh mẽ theo lộ trình và chỉ đạo chung. Việc hợp nhất, sáp nhập hướng đến tinh gọn tổ chức bộ máy, giảm tầng nấc trung gian và từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.
06:07 10/06/2025
(HG) - Chiều ngày 9-6, Đảng bộ Sở Công thương tổ chức Đại hội Đảng viên lần thứ V, nhiệm kỳ 2025-2030. Đến dự có ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.
14:25 08/06/2025
Tiết kiệm là một trong những giá trị truyền thống tốt đẹp đã được ông cha ta gìn giữ qua bao đời. Trong hệ thống chính trị, hành chính hiện đại, thực hành tiết kiệm không chỉ là một nguyên tắc quản trị, mà còn là biểu hiện của đạo đức công vụ, là tiêu chuẩn văn hóa cần có của mỗi cán bộ, công chức, viên chức.
06:08 05/06/2025
Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Do đó, các cấp ủy đảng trong tỉnh có nhiều nỗ lực để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.
16:23 04/06/2025
Bộ Nội vụ đề xuất bỏ hai hình thức kỷ luật là giáng chức với công chức lãnh đạo và hạ bậc lương với công chức không giữ chức vụ.
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...