Thứ Sáu, ngày 17/09/2021 | 08:21
Theo các tư liệu xưa, trước khi chính thức trở thành đơn vị hành chính, vùng đất Vị Thanh đã có dân cư sinh sống rải rác. Trải qua nhiều biến động lịch sử, địa lý hành chính vùng đất Vị Thanh đã có nhiều đổi thay qua các thời kỳ.
Hỏa Lựu là một trong những địa danh hành chính đầu tiên xuất hiện từ thời nhà Nguyễn của vùng đất Vị Thanh ngày nay.
Sách “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức ghi nhận: “Một người Hoa tên là Mạc Cửu, do không thần phục nhà Thanh, nên lánh sang nước Cao Miên, phủ Sài Mạc lập nghiệp, giàu có nên chiêu mộ dân, lập nên 7 xã, thôn ở các xứ Hà Tiên, Phú Quốc, Lũng Kè, Cần Bột, Vụng Thơm, Rạch Giá, Cà Mau. Sau đó, dâng lên Chúa Nguyễn”. Trước đó, từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ VII, vùng đất này thuộc vương quốc Phù Nam.
Năm 1714, Chúa Nguyễn ban sắc phong Mạc Cửu làm tổng binh trấn Hà Tiên, bao gồm vùng đất rộng lớn với 7 xã, thôn. Tức phần lãnh thổ các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và phần lớn tỉnh Hậu Giang ngày nay.
Thời sơ khai, người ta chỉ biết xứ Rạch Giá qua ghi chép, đó là một vùng đất ở về phía Nam trấn Hà Tiên, cho đến vùng sông Cái Lớn. Tuy chưa mang địa danh, chưa là đơn vị hành chính chính thức - nhưng vùng Vị Thanh xưa đã là một phần cơ thể của xã Giá Khê (Rạch Giá), trấn Hà Tiên, trên bản dư đồ Đại Việt.
Năm 1736, Mạc Cửu qua đời, Chúa Nguyễn cho con là Mạc Thiên Tích thay cha, giữ chức tổng binh trấn Hà Tiên. Năm 1757, tiếp tục phát triển sự nghiệp, mở rộng bờ cõi, Mạc Thiên Tích đặt đạo Kiên Giang ở xứ Rạch Giá, đạo Long Xuyên ở xứ Cà Mau. Sau đó đặt đạo Trấn Di, tại xứ Sóc Trăng, rồi đạo Trấn Giang ở xứ Cần Thơ. Như vậy, vùng đất Vị Thanh lúc bấy giờ nằm trong đạo Kiên Giang.
Sau khi vua Gia Long thống nhất sơn hà vào năm 1802, củng cố lại các đơn vị hành chính; đổi đạo Kiên Giang thành huyện Kiên Giang, như một cấp chính quyền dưới trấn Hà Tiên. Nhờ thành quả công cuộc khẩn hoang, mở đất mang lại, nên từ 7 xã, thôn ban đầu thời Mạc Cửu - khu vực thuộc trấn Hà Tiên đã mở rộng đến 52 xã, thôn, phố, sở, đội, sóc… Lúc này, huyện Kiên Giang mới thành lập được 2 tổng, 11 xã, thôn, trong đó Tổng Thanh Giang có 4 xã, thôn là Vĩnh Thuận, Vĩnh Hòa, Thái An, Đông An. Giới hạn từ ngã ba Cạnh Đền đến Cái Tàu, Cái Tư, Nước Trong, Nước Đục,… Thôn Vĩnh Thuận lúc đó bao gồm phần đất thuộc các huyện Long Mỹ, Vị Thủy, thành phố Vị Thanh và một phần huyện Phụng Hiệp, huyện Châu Thành A ngày nay.
Đến năm 1832, vua Minh Mạng bãi bỏ các dinh, trấn và thành Gia Định, lập Nam Kỳ lục tỉnh là Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, An Giang, Vĩnh Long và Hà Tiên. Huyện Kiên Giang thuộc phủ An Biên, tỉnh Hà Tiên. Do tình hình mở mang nông nghiệp nhanh chóng và thuận lợi, dân tứ xứ kéo về đông, đất canh tác mở rộng nên triều Nguyễn cho lập thêm tổng Giang Ninh, ở huyện Kiên Giang vào năm Minh Mạng thứ 16.
Theo ghi chép trong “Địa bạ triều Nguyễn”, thì địa danh, cũng là đơn vị hành chính đầu tiên là xã Hỏa Lựu, thuộc địa bàn thành phố Vị Thanh chính thức ra đời, cùng với các xã Vị Thủy (nay là địa bàn huyện Vị Thủy), cùng các thôn: Áp Lục, Lộc Động; thôn Thủy Liễu, thôn Cao Môn, thôn Hương Thọ và thôn Phương Lang (thuộc huyện Giồng Riềng, có thể cùng phần đất thuộc xã Vị Đông, Vị Thanh, huyện Vị Thủy và địa bàn Vị Thanh ngày nay).
Theo cách đặt tên đơn vị hành chính thuộc trấn Hà Tiên, hồi lập địa bạ năm 1836, thường bỏ tên nôm, mà dùng mỹ danh. Trường hợp địa danh Hỏa Lựu, phải chăng do xã nằm cạnh con rạch Hốc Hỏa? Hay là đất ở đây có lớp than bùn, tức loại đất làm chất đốt cháy được, nên người xưa lấy đó mà đặt địa danh Hỏa Lựu (trái bằng đất đốt cháy được). Mặt khác, do lưu dân tứ xứ, đôi khi bị lạc mất hoặc giấu lý lịch nên những người khai mở đất, thường lấy địa danh thôn, xã đặt họ cho mình, mà đứng đầu là xã trưởng (hoặc thôn trưởng). Trường hợp tên của người xã trưởng Hỏa Lựu, lấy chữ Lựu làm họ gắn với tên của y là Chạm, thành ra “Lựu Chạm”.
Sách “Nghiên cứu Địa bạ triều Nguyễn” (tác giả Nguyễn Đình Đầu, 1994) ghi nhận: “Hỏa Lựu xã phía Đông giáp xã Vĩnh Thuận Đông (tổng Thanh Giang), có rạch Giao Tử làm giới. Tây giáp xã Vĩnh Thuận Đông (tổng Thanh Giang) có rừng Chằm (loại rừng hoang ngập nước) làm giới. Bắc giáp thôn Vĩnh Hòa (tổng Thanh Giang), rừng hoang làm giới”.
Theo đó, số ruộng đất đã khai phá, đang canh tác mới được 7 mẫu (70.000m2). Đất thổ cư là 6 sào, 6 thước. Ngoài ra, xã còn có 2 khoảnh đất hoang. Qua xem lại các tư liệu, sách xưa chỉ ghi nhận diên tích đang canh tác và đất ở. Khai phá tới đâu, đo đạc tới đó, chưa tính được diện tích chung toàn xã, bởi hầu hết còn là rừng hoang, ranh giới không rõ ràng. Thời điểm này, diện tích đang canh tác trong toàn tổng Giang Ninh là 77 mẫu, 9 sào, 13 thước. Trong đó, xã Hỏa Lựu chiếm 10%.
VỊ THANH
09:15 21/11/2024
(HGO) - Chiều ngày 20-11, Trường Chính trị tỉnh tổ chức Họp mặt kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024), với chủ đề “Mừng tuổi 20 Trường Chính trị tỉnh khát vọng vươn tầm”.
08:40 21/11/2024
Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, ngoài việc quan tâm đến chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng, Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang đã không ngừng quan tâm đến công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học và xem đây là nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao vị trí của Trường trong đời sống chính trị, xã hội ở địa phương.
09:32 19/11/2024
(HG) - Lãnh đạo, giảng viên Khoa Xây dựng Đảng, Chủ nhiệm lớp - Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang vừa thực hiện Kế hoạch nghiên cứu thực tế năm 2024 đối với lớp trung cấp lý luận chính trị K135 (K135-G1/23),
09:32 19/11/2024
(HG) - Trường Chính trị tỉnh vừa phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức khai giảng 2 lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên và tương đương khóa 35, 36.
09:31 19/11/2024
(HGO) – Trường Chính trị Hậu Giang vừa tổ chức Đoàn công tác đến nghiên cứu thực tế và làm việc tại Bộ Tư lệnh Quân khu 9. Tiếp Đoàn có thiếu tướng Nguyễn Minh Triều, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Phó Tư lệnh Quân khu.
09:28 19/11/2024
(HGO) – Trường Chính trị vừa phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức Lễ khai giảng lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính và tương đương khóa 13 năm 2024.
09:27 19/11/2024
(HG) - Trường Chính trị tỉnh vừa phối hợp với Sở Nội vụ tỉnh tổ chức Lễ bế giảng Lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên và tương đương khóa 35, 36 năm 2024.
09:25 19/11/2024
(HGO) – Chiều ngày 18-10, tại Trung tâm hội nghị tỉnh, Trường Chính trị tổ chức bế giảng các lớp trung cấp lý luận chính trị từ khóa 134 đến 144, niên khóa 2023-2024.
09:23 19/11/2024
(HG) - Ngày 24-10, Trường Chính trị phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Ban Chủ nhiệm Đề án 587 tổ chức bế giảng Lớp bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học lý luận chính trị.
08:13 19/11/2024
Thành phố Ngã Bảy đã và đang tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả đối thoại định kỳ, mở rộng sự kết nối giữa chính quyền với người dân trên địa bàn.
06:00 24/11/2024
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn (Bình Định) được công nhận bảo vật quốc gia; Puerto Rico đăng quang Mr World 2024; Thanh Hằng... rơi cánh trên sàn catwalk; Google bị chính quyền Mỹ ép bán trình duyệt web Chrome.
05:16 24/11/2024
(HG) – Chiều muộn ngày 23-11, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, tiếp và làm việc với ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng đến hỗ trợ cho công tác an sinh xã hội của tỉnh.
16:10 23/11/2024
(HGO) - Quỹ Nam Phương cùng Liên Hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh, UBND thị trấn Cái Tắc (huyện Châu Thành A) vừa phối hợp tổ chức Lễ khánh thành cầu Khang Đức nối liền 2 ấp Tân Phú A và Tân Long A của thị trấn Cái Tắc.
13:29 23/11/2024
(HG) - Sáng ngày 23-11, tại thành phố Cần Thơ, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Giải pháp nhân rộng các mô hình thí điểm thành công của Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030”.