Vị Thanh: Hình thành và phát triển: Công cuộc mở đất thời nhà Nguyễn

Thứ Sáu, ngày 21/01/2022 | 07:50

Khi vua Gia Long qua đời, vua Minh Mạng kế vị năm 1819, tiếp tục chính sách cai trị của Gia Long, đối với đất Gia Định. Đến năm 1832, vua Minh Mạng chấm dứt chế độ tản quyền, chia đất Gia Định thành 6 tỉnh, gọi là Nam kỳ lục tỉnh. Lúc này, vùng đất Vị Thanh - Hỏa Lựu thuộc trấn Hà Tiên, huyện Kiên Giang.

Một góc Hồ Sen, thành phố Vị Thanh những ngày mới cải tạo (năm 2001).

Từ năm 1836, nhà Nguyễn cho tổ chức các đoàn kinh lược sứ, thực hiện nhiệm vụ đạc điền, lập địa bạ. Đây là biện pháp vừa nắm chính xác toàn bộ đất Nam kỳ, vừa khắc phục tình trạng chiếm hữu tự do, khai thuế đại khái, không có sổ sách ghi chép cẩn thận. Ngoài ra, tránh những kẻ cường hào, ác bá xâm chiếm đất đai và có căn cứ để giải quyết tranh chấp, kiện tụng.

Kết quả đo đạc, lập địa bạ cho thấy việc phân phối điền thổ theo đơn vị hành chính, toàn trấn Hà Tiên có 145 làng, gồm 43 xã và 102 thôn. Tổng diện tích đã đo đạc 3.132 mẫu, 1 sào, 8 thước tấc. Trong đó, diện tích điền canh các loại 2.750 mẫu, 6 sào, 8 thước. Dân cư thổ (đất ở gồm cả vườn cây) 34 mẫu, 1 sào, 4 thước.

Huyện Kiên Giang thời điểm này có tổng diện tích đã đo đạc: 526 mẫu, 9 sào, 7 thước, 3 tấc. Trong đó, điền thực canh: 26 mẫu, 9 sào, 7 thước, 3 tấc. Dân cư thổ 34 mẫu, 1 sào, 4 thước. Tổng Giang Ninh lúc này gồm 11 xã, thôn; có tổng diện tích đo đạc được 77 mẫu, 9 sào, 13 thước. Làng Hỏa Lựu đo được 7 mẫu, dân cư thổ 6 sào, 6 thước. Ngoài ra, đất hoang có 2 khoảnh. Tên xã trưởng là Lựu Chạm, chỉ lăn tay, chưa có dấu.

Theo phân tích địa bạ, huyện Kiên Giang gồm 56 làng, thôn, diện tích thực canh: 492 mẫu, 8 sào, 3 thước, 3 tấc, nhưng chỉ có 1 địa chủ sở hữu 16 mẫu, 3 sào, 6 thước, chiếm tỷ lệ 3,3%, còn lại 96% là công điền. Như vậy, sẽ có một bộ phận dân được cấp đất hoặc thuê đất canh tác.

Riêng phần đất đo được của làng Hỏa Lựu, chỉ mới có 7 mẫu đã cho thấy việc khẩn hoang còn chậm, số dân cư chưa nhiều. Bởi toàn trấn Hà Tiên mới có 1.481 suất đinh, chia ra cho 43 xã và 102 thôn. Bình quân chỉ có khoảng 10 dân đinh/làng, thôn, do đó, thu hoạch từ lúa gạo còn ít nên cư dân tìm nguồn lợi khác như săn mật ong, săn thú, bắt chim, đánh bắt cá,…

Vua Tự Đức lên ngôi (năm 1850), kế vị Thiệu Trị đã đặc phái Nguyễn Tri Phương từ Huế vào Nam kỳ lục tỉnh, làm Kinh lược Đại sứ để thanh tra và giải quyết mọi việc quân dân. Đặc biệt, đẩy mạnh phương thức “mở đồn điền, lập ấp” đại quy mô cho xứ Nam kỳ, theo chủ trương của triều Nguyễn.

Việc lập đồn điền thì tiến hành ở những địa phương xung yếu, nhằm bảo vệ cương thổ, cụ thể ở 2 tỉnh An Giang và Hà Tiên. Do người ở đây còn thưa thớt, nên đề nghị mộ dân từ Bình Thuận trở ra Bắc, để vào Nam làm lính đồn điền trong các cơ, đội. Sau này, khi ổn định, các đồn điền dần chuyển sang thành ấp.

Về chính sách lập ấp, ai mộ được 10 người trở lên thì cho khai khẩn, lập bộ, mộ được trên 30 người sẽ tha xâu thuế trọn đời. Người Hoa, cũng được mộ dân như người Việt.

Sau 16 tháng thực hiện tại Nam kỳ, Nguyễn Tri Phương trình báo lên vua Tự Đức công cuộc khẩn hoang, lập đồn điền, lập ấp mang lại nhiều kết quả thiết thực. Đã khôi phục, lập thành 21 cơ, đội trong đồn điền và có ước chừng 100 làng.

Tra cứu tư liệu xưa, không thấy ghi chép tình hình lập đồn điền, lập ấp ở Kiên Giang và các tổng, thôn, xã trực thuộc. Riêng huyện Long Xuyên (vùng Bạc Liêu, Cà Mau), lập được đội đồn điền, trước khi thực dân Pháp tới chiếm đóng (1867).

Nhìn chung, vào những thập niên giữa cuối thế kỷ XIX, trong thời gian không dài, nhưng thành quả quan trọng nhất của triều Nguyễn ở Nam kỳ là lập được địa bạ 6 tỉnh. Vùng đất Hỏa Lựu - Vị Thanh xưa thuộc huyện Kiên Giang, trấn Hà Tiên đã có được căn cứ pháp lý về sở hữu ruộng đất, đặt nền móng cho các giai đoạn về sau. Mặt khác, công cuộc lập đồn điền, lập ấp do Nguyễn Tri Phương chỉ huy đã tác động, tạo ảnh hưởng rộng lớn đến toàn Nam kỳ, trong đó có huyện Kiên Giang.

VỊ THANH

Viết bình luận mới

Xem thêm

Kết nạp đảng viên đạt 54,31%

11:09 27/06/2025

(HGO) - Năm 2025, tỉnh đề ra chỉ tiêu kết nạp 1.322 đảng viên. Qua thực hiện trong 6 tháng đầu năm, đã kết nạp được 781 đảng viên, đạt 54,31% chỉ tiêu.

Bố trí hài hòa, hợp lý chỗ làm việc cho từng cán bộ, công chức

05:52 23/06/2025

Sau khi sắp xếp, tỉnh Hậu Giang còn 28 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 21 xã, 7 phường), giảm 47 đơn vị hành chính cấp xã, đạt tỷ lệ 62,66%, bảo đảm giảm đúng tỷ lệ từ 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã theo quy định của Trung ương.

Gần dân, lo cho dân

09:21 18/06/2025

Chi bộ gần dân và chăm lo thiết thực đời sống người dân sẽ được Nhân dân tin tưởng, ủng hộ, đánh giá cao.

Chậm nhất ngày 12-6-2025, chuẩn bị vận hành thử nghiệm hoạt động của các cơ quan ở cấp xã

05:50 11/06/2025

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh được tổ chức mới đây, ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, đã có nhiều chỉ đạo, định hướng trong thực hiện nhiệm vụ sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh.

Thành quả thiết thực từ phong trào thi đua yêu nước

05:46 11/06/2025

Từ lời dạy của Bác: “Thi đua là một cách yêu nước thiết thực và tích cực. Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, tại Hậu Giang, các phong trào thi đua yêu nước đã đi vào chiều sâu, thiết thực và lan tỏa, góp phần tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội của địa phương.

Phải chăng tinh thần công vụ chùng xuống ?

05:40 11/06/2025

Việc sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất các đơn vị hành chính, sở ban ngành là một chủ trương lớn, mang tính chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước, đang được các địa phương triển khai mạnh mẽ theo lộ trình và chỉ đạo chung. Việc hợp nhất, sáp nhập hướng đến tinh gọn tổ chức bộ máy, giảm tầng nấc trung gian và từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.

Đảng bộ Sở Công thương thực hiện đạt và vượt 7/7 chỉ tiêu

06:07 10/06/2025

(HG) - Chiều ngày 9-6, Đảng bộ Sở Công thương tổ chức Đại hội Đảng viên lần thứ V, nhiệm kỳ 2025-2030. Đến dự có ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Tiết kiệm - Từ yêu cầu chính trị, pháp lý đến văn hóa

14:25 08/06/2025

Tiết kiệm là một trong những giá trị truyền thống tốt đẹp đã được ông cha ta gìn giữ qua bao đời. Trong hệ thống chính trị, hành chính hiện đại, thực hành tiết kiệm không chỉ là một nguyên tắc quản trị, mà còn là biểu hiện của đạo đức công vụ, là tiêu chuẩn văn hóa cần có của mỗi cán bộ, công chức, viên chức.

Chất lượng sinh hoạt chi bộ ngày càng nâng lên

06:08 05/06/2025

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Do đó, các cấp ủy đảng trong tỉnh có nhiều nỗ lực để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.

Đề xuất bỏ hình thức giáng chức và hạ bậc lương với công chức

16:23 04/06/2025

Bộ Nội vụ đề xuất bỏ hai hình thức kỷ luật là giáng chức với công chức lãnh đạo và hạ bậc lương với công chức không giữ chức vụ.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

11:02 30/06/2025

(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Kính gửi Quý độc giả thân yêu !

08:11 30/06/2025

Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.

“Hạnh phúc tuổi trẻ”

08:10 30/06/2025

Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.

Mãi nhớ Hậu Giang qua từng câu hát, lời ca !

08:09 30/06/2025

Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...