Thứ Tư, ngày 14/06/2017 | 09:45
Học vấn thấp, hoàn cảnh gia đình khó khăn... họ chọn đổi sức lao động để kiếm thêm thu nhập từ nghề bốc vác và cũng là để đổi lấy cuộc sống ấm no, hạnh phúc, tiếng cười vui cho gia đình.
Mặc cho cái nắng gay gắt, ông Hồ Thanh Phụng vẫn tranh thủ bốc vác vật liệu xây dựng để kịp giao cho khách.
Dưới cái nắng gay gắt như đổ lửa của những ngày hè, khi mà ai cũng vội vàng tìm chỗ tránh nắng, thì ở kho chứa hàng của các cửa hàng vật liệu xây dựng rất dễ bắt gặp không khí làm việc… quên trời đất của những người công nhân bốc vác. Gắn bó với nghề bốc vác 20 năm, ông Hồ Thanh Phụng, ở thị trấn Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp, vẫn nhớ như in những ngày mới gắn bó với nghề. Ông Phụng tâm sự: “Ngày đầu tiên vào nghề, hôm đó đi làm về cả người không nhấc lên nổi, vác chưa quen nên phần vai bị sưng, rớm máu hết. Do mình ít ăn học, với lại cũng lớn tuổi rồi không biết làm nghề gì, nên cố gắng bám trụ với nghề mà sống chứ tối về là uể oải hết trong người”.
Nghề bốc vác là tên gọi chung cho những người chuyên bốc dỡ hàng hóa thuê từ phương tiện vận tải vào kho hoặc ngược lại (miền Bắc thì gọi là cửu vạn). Tiền công của nghề này được tính theo khối lượng sản phẩm. Với những người công nhân bốc vác thường không có khái niệm về thời gian. Bởi công việc của họ phụ thuộc vào yêu cầu của chủ bất kể ngày đêm, những khi có hàng hóa nhiều phải làm cả ban đêm là chuyện bình thường. Hiện nay, đối với công nhân bốc vác ở các cửa hàng vật liệu xây dựng chủ yếu công việc của họ là vác cát, đá, xi măng… phải mang hàng hóa từ kho xuống ghe hoặc lên xe tải để mang đến nơi giao cho khách mua. Khi đến nơi, công nhân bốc vác phải bốc dỡ hàng hóa xuống tận nhà cho khách. Ở một số cửa hàng vật liệu xây dựng hiện nay, cát được vác với giá 35.000 đồng/khối, đá 45.000 đồng/khối, gạch 50.000 đồng/thiên, xi măng 3.000 đồng/bao… Tùy thuộc vào quãng đường gần, xa tiền công khuân vác sẽ dao động khác nhau.
Hầu hết, những người làm nghề bốc vác đều là lao động chính trong gia đình và gần như không có nghề nào khác để chọn. Vất vả nặng nhọc là thế, nhưng vì cuộc sống họ vẫn quyết bám trụ với nghề, anh Võ Văn Vũ, ở thành phố Vị Thanh, nói: “Nghề này được cái mưa nắng gì cũng làm được hết, công việc cũng đều đều. Ngày nào làm nhiều thì cũng kiếm được 200.000 đồng. Mỗi tháng, trừ hết chi phí cũng dư được chút đỉnh. Do làm cho chủ quen, nên ngày nào có khách mua đồ chủ sẽ gọi tôi ra lên, xuống hàng còn hôm nào không có khách thì cũng được nghỉ ở nhà”.
Còn với anh Lê Hải Đường, ở ấp 3, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, bước chân vào đời khi chẳng có vốn liếng gì trong tay, nên anh đã chọn nghề bốc vác là công việc chính. Hơn 16 năm làm nghề bốc vác gạo ở chợ Vị Thanh, khuôn mặt hốc hác những thanh be sườn do vác gạo lâu ngày như sắp nhô ra ngoài, anh Đường, tâm sự: “Công việc này, không quy định giờ giấc, chỉ cần có hàng về là mình làm thôi. Lúc mới vào nghề mấy năm đầu chịu muốn không nổi, nhưng rồi làm riết cũng thấy quen nên đeo nghề đến giờ. Thấy vậy chứ nghề này vất vả lắm, nếu có điều kiện tôi cũng sẽ kiếm nghề gì khác để đổi, chứ mình càng ngày càng lớn tuổi làm đâu nổi nữa”. Gạo được bốc vác từ trên xe xuống sạp được trả với giá là 30.000 đồng/tấn, còn từ ghe dưới bến vác lên sạp là 60.000 đồng/tấn. Những ngày gạo xuống nhiều anh Đường cũng thu nhập được từ 200.000-500.000 đồng.
Chọn nghề bốc vác là cái nghề tay trái, để kiếm thêm thu nhập mỗi ngày, anh Khanh, ở xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, cũng kiếm được trung bình 200.000 đồng/ngày. Anh Khanh cho biết: “Công việc chọn mình chứ mình cũng đâu chọn công việc, gắn bó với nghề này cũng được thời gian rồi, thấy sống cũng được. Nghề này sức mình tới đâu thì mình làm đến đó, tính ra cũng khỏe hơn làm hồ, công việc có để làm quanh năm, mưa gió gì cũng làm được”.
Vất vả, nặng nhọc là thế nên ít ai dám nghĩ về tương lai và sự ổn định của nghề bốc vác này. Rồi với những bao xi măng, bao gạo trên vai, đôi chân của những người bốc vác vẫn rất nhanh nhẹn vượt qua từng quãng đường, họ chỉ mong sớm hoàn thành công việc để trở về sum họp cùng gia đình, để thấy vợ con đón chờ ở cửa, rồi cùng ngồi vào mâm cơm chiều đầm ấm, đó cũng là hạnh phúc của những người cõng trên lưng mình sự nhọc nhằn…
Bài, ảnh: AN NHIÊN
07:45 25/03/2025
(HG) - Ngày 24-3, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức lễ đưa 86 lao động đi làm việc thời vụ ở huyện Cheorwon, tỉnh Gangwon, Hàn Quốc (đợt 1).
09:25 20/03/2025
Thực hiện thỏa thuận hợp tác quốc tế về phái cử và tiếp nhận lao động thời vụ, từ năm 2022 đến nay hàng trăm lao động của tỉnh đã sang làm việc thời vụ trong lĩnh vực nông nghiệp tại huyện Cheorwon, tỉnh Gangwon, Hàn Quốc.
07:11 19/03/2025
Quỹ hỗ trợ nông dân giúp nhiều hội viên, nông dân ở huyện Long Mỹ có điều kiện phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.
06:29 04/03/2025
Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến và đạt kết quả tích cực.
08:26 17/02/2025
(HG) - Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh vừa tổ chức Chương trình giáo dục định hướng cho người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc và người bảo lãnh, thực hiện ký kết hợp đồng bảo lãnh năm 2025, với sự tham dự của trên 600 người lao động, người bảo lãnh.
10:20 10/01/2025
(HG) - Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức họp mặt gia đình có người thân đi làm việc ở nước ngoài và cộng tác viên tiêu biểu, với 320 gia đình ở 8 huyện, thị, thành phố tham dự.
10:03 06/01/2025
(HG) - Theo kết quả rà soát hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm từ 3,29% vào đầu năm xuống còn 1,47% (2.965 hộ nghèo).
08:33 03/01/2025
(HG) - Là kết quả công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài từ đầu năm đến nay, đạt gần 98% chỉ tiêu năm (chỉ tiêu 749 lao động). Trong đó, thành phố Vị Thanh, huyện Vị Thủy, huyện Long Mỹ, thị xã Long Mỹ đã vượt chỉ tiêu được giao. Các huyện, thành phố còn lại đạt từ gần 60-90% chỉ tiêu năm. Lao động chủ yếu làm việc ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.
05:40 25/12/2024
1. Tại tỉnh Hậu Giang, người lao động thực hiện nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc bằng hình thức trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia thông qua địa chỉ https://dichvucong.gov.vn và trực tiếp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Hậu Giang và Văn phòng Bảo hiểm thất nghiệp - Dịch vụ việc làm Cái Tắc và huyện Phụng Hiệp. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày Trung tâm Dịch vụ việc làm tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
06:23 24/12/2024
Nhờ đi làm việc thời vụ ở Hàn Quốc, nhiều lao động của huyện Phụng Hiệp đã có được việc làm, thu nhập ổn định.
06:39 06/04/2025
(HGO) – Ông Nguyễn Văn Hoà, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh vừa có buổi làm việc với các sở, ban, ngành về Kế hoạch tổ chức Tuần lễ Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số năm 2025 (Week of Science, Technology, Innovation and Digital Transformation - STIDT Week 2025).
07:49 05/04/2025
(HGO) – Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương và đơn vị tư vấn, đã họp thông qua phương án thiết kế Dự án Xây dựng Khu công nghệ số tỉnh giai đoạn 2 và Dự án Nâng cấp, sửa chữa nhà ăn Trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang phục vụ hoạt động đổi mới sáng tạo.
21:59 04/04/2025
(HGO) – Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn giao trực tiếp tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, vừa họp xét duyệt thuyết minh đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác nắm bắt dư luận xã hội trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”, do thạc sĩ Lê Công Lý, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy làm chủ nhiệm, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy là tổ chức chủ trì.
17:45 04/04/2025
(HGO) - Chiều ngày 4-4, ông Trần Chí Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đã chủ trì cuộc họp Tổ công tác số 10 về đôn đốc, chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.