Thứ Năm, ngày 16/03/2017 | 07:59
Tới đây, nhiều loại thực phẩm sẽ được chế biến từ trái khóm Cầu Đúc Hậu Giang. Đó là mục tiêu mà dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật chế biến đa dạng hóa các sản phẩm từ khóm” do kỹ sư Trịnh Hồng Nhung, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh làm chủ nhiệm, mong muốn đạt được trong thời gian sớm nhất.
Phụ phẩm khóm sẽ được tận dụng làm nguyên liệu thực phẩm, y học.
Thực ra, dự án đã kế thừa kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu chế biến đa dạng các sản phẩm từ khóm Cầu Đúc Hậu Giang và tận dụng phế liệu cho quá trình lý trích enzyme bromelin” do PGS.TS Nguyễn Minh Thủy, Trường Đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm. Theo đó, đề tài đã xây dựng được quy trình công nghệ chế biến các sản phẩm dinh dưỡng từ khóm Cầu Đúc, bao gồm: khóm tươi, khóm sấy (sấy chân không và sấy bằng không khí nóng), khóm đóng hộp, mứt khóm, nước khóm - chanh dây, nước khóm cô đặc, phân lập nấm men và chế biến rượu vang khóm, bánh khóm nướng. Ngoài việc tiếp nhận quy trình công nghệ của đề tài kể trên, dự án còn đào tạo 6 kỹ thuật viên hướng dẫn kỹ thuật và quản lý mô hình tại Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh.
Bà Trịnh Hồng Nhung, chủ nhiệm dự án, cho biết: “Theo định hướng phát triển vùng khóm của thành phố Vị Thanh và huyện Long Mỹ đã hứa hẹn cung cấp cho chúng tôi nguồn nguyên liệu khóm dồi dào. Đây không chỉ là cơ sở để dự án đạt kết quả, tồn tại lâu dài mà còn là cơ hội tạo công ăn việc làm thường xuyên cho lao động nhàn rỗi ở địa phương. Song song đó, dự án còn tận dụng phế phẩm trong quá trình sản xuất khóm cho hoạt động lý trích enzyme bromelin từ chồi ngọn và thân khóm dùng trong thực phẩm, y học, giải quyết được lượng lớn phế phẩm khi thu hoạch khóm, giảm ô nhiễm môi trường”.
Từng tham gia đề tài của PGS.TS Nguyễn Minh Thủy nên ông Vu Suổi, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, cảm thấy rất tâm đắc với các loại thực phẩm ra đời từ trái khóm. Bởi theo ông, đề tài này đã đem lại nguồn lợi mới cho người trồng khóm nơi đây. Nhất là bản thân ông luôn mong muốn đưa danh tiếng sản phẩm khóm quê mình vang xa hơn. Ông Suổi cho hay: “Sau khi đề tài kết thúc, tôi cũng tập tành làm nhiều sản phẩm từ khóm như mứt khóm, siro khóm. Còn các dạng thực phẩm khác tuy tôi rất muốn tạo ra nhưng đòi hỏi phải có máy móc, công nghệ nên bản thân vẫn chưa thể làm được”. Do đó, khi nghe tin Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh sẽ tiếp nhận quy trình sản xuất các sản phẩm đa dạng từ Trường Đại học Cần Thơ thì ông Suổi càng phấn khởi nhiều hơn.
Ông Suổi mừng vì người dân địa phương, đặc biệt là các thành viên Hợp tác xã Nông nghiệp Thạnh Thắng sẽ có thêm thu nhập từ phế phẩm khóm. Đồng thời, thương hiệu khóm Cầu Đúc Hậu Giang sẽ có cơ hội vang xa với các dạng thực phẩm chế biến khác nhau từ trái khóm như mứt khóm, khóm sấy, kể cả rượu vang vừa bổ dưỡng, vừa an toàn cho người sử dụng. Ông Lê Xuân Tý, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, cho biết: “Thực hiện theo định hướng của tỉnh là duy trì, phát triển cho nhãn hiệu khóm Cầu Đúc Hậu Giang, đơn vị đã chỉ đạo Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh tiếp nhận và nhân rộng kết quả nghiên cứu. Hy vọng, sau khi dự án kể trên kết thúc sẽ góp phần tạo thêm sự đa dạng cho đặc sản của tỉnh và là cơ sở để người trồng khóm có cuộc sống tốt hơn”.
Tuy nhiên, quá trình sản xuất các loại thực phẩm từ khóm cũng không phải dễ, bởi kinh phí để đầu tư các quy trình lên đến hàng trăm triệu đồng. Vì vậy, bà Trịnh Hồng Nhung, chủ nhiệm dự án sẽ tận dụng thêm các nguồn đầu tư trang thiết bị cho trung tâm, cũng như đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét bố trí kinh phí để sớm chuyển giao và tiến hành thực hiện quy trình trong thời gian tới. “Chúng tôi sẽ cố gắng tạo ra cho tỉnh những sản phẩm chất lượng từ khóm để góp phần giúp cho thương hiệu khóm Cầu Đúc Hậu Giang tiếp tục vươn xa, đồng thời nhanh chóng thu lại vốn đầu tư cho quy trình công nghệ. Bởi theo dự tính, nếu triển khai tốt thì chỉ với 1 sản phẩm rượu vang khóm sẽ thu hồi lại được hơn 420 triệu đồng sau 5 năm sản xuất”, bà Nhung khẳng định.
Bài, ảnh: TRÚC LINH
06:01 23/05/2025
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM), các nghề truyền thống không chỉ góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa, giúp nông thôn phát triển hài hòa giữa hiện đại và truyền thống, tạo nội lực cho địa phương xây dựng NTM.
05:45 23/05/2025
(HG) - Qua tổng hợp của Văn phòng điều phối các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh, hiện toàn tỉnh có 46/51 xã đạt tiêu chí số 17 về Môi trường và An toàn thực phẩm trong xây dựng nông thôn mới.
05:44 23/05/2025
(HG) - Để chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trong năm nay trên địa bàn tỉnh tiếp tục đi vào chiều sâu, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn và giải quyết các vấn đề bức xúc trong xây dựng NTM;
05:30 23/05/2025
(HG) - Thông tin từ Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), ngày 21-5 vừa qua,
05:01 22/05/2025
(HG) - Qua ghi nhận của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh, đến thời điểm này, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống gần 74.300ha lúa Hè thu, vượt gần 1.300ha so với kế hoạch. Trong đó gần 10 ngày qua, ghi nhận hơn 2.000ha lúa Hè thu được nông
06:07 20/05/2025
(HG) - Từng là loại trái cây mang lại nguồn thu nhập cao cho nông dân sau mỗi vụ thu hoạch, nhưng hiện nay, xoài cát hồng đang rớt giá mạnh khiến bà con nông dân đứng ngồi không yên.
05:59 20/05/2025
(HG) - Hiệp hội Gia cầm Việt Nam cho biết, thời gian gần đây, trên một số trang mạng xã hội đã xuất hiện, lan truyền thông tin thất thiệt về sản xuất trứng gà giả ở nước ta, từ đó gây hoang mang, lo lắng cho người tiêu dùng. Chính vì vậy, Hiệp hội Gia cầm
09:13 19/05/2025
(HG) - Theo đánh giá của ngành nông nghiệp và môi trường tỉnh, do đang vào thời điểm chuyển mùa nên thời tiết thường xuyên có nắng, mưa xen kẽ.
07:21 19/05/2025
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã và đang trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn, góp phần nâng chất tiêu chí nông thôn mới (NTM) và nâng cao đời sống người dân.
07:17 19/05/2025
(HG) - Đến nay, toàn tỉnh có 3 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành/đạt chuẩn nông thôn mới; 41/51 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 80,39%;
06:03 23/05/2025
Nhìn lại chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Hậu Giang được triển khai giai đoạn qua cho thấy, điều này đã góp phần thu hút nhà đầu tư để xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch tại tỉnh nhà.
06:01 23/05/2025
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM), các nghề truyền thống không chỉ góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa, giúp nông thôn phát triển hài hòa giữa hiện đại và truyền thống, tạo nội lực cho địa phương xây dựng NTM.
06:00 23/05/2025
Kết nối đơn vị đào tạo, mời gọi sinh viên ngành công nghệ thông tin về địa phương, tổ chức các chương trình huấn luyện…
05:56 23/05/2025
Những đánh giá, chia sẻ từ doanh nghiệp không chỉ phản ánh sự đồng hành hiệu quả của chính quyền địa phương mà những góp ý chân tình đó còn mở ra nhiều cơ hội phát triển bền vững cho tỉnh và cộng đồng doanh nghiệp trong tương lai.