Đổi thay ở vùng đất phèn, mặn

Thứ Năm, ngày 02/07/2020 | 19:37

Là địa phương có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, nhưng điều kiện canh tác không mấy thuận lợi do đất đai bị nhiễm phèn, mặn; thế nhưng, với nhiều cách làm hay, sáng tạo của Đảng bộ, chính quyền và người dân nên xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ, đã từng bước vượt khó để được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới với nhiều sự đổi thay. 

Nhà tường kiên cố kết hợp với cảnh quan môi trường sạch đẹp trước nhà đang là điểm nhấn tại các đường quê Thuận Hòa hôm nay.

Hiệu quả từ chuyển đổi cây trồng

Hiện nay, khi nhắc đến xã Thuận Hòa, nhiều người biết đến khi nơi đây được mệnh danh là tiểu vương quốc mãng cầu xiêm của tỉnh. Tuy nhiên, để tạo được thương hiệu như trên là cả một quá trình đầy nỗ lực của chính quyền địa phương và người dân nơi đây. Bởi, Thuận Hòa là vùng đất bị nhiễm phèn khá nặng và là một trong những địa phương của huyện Long Mỹ thường chịu ảnh hưởng của tình hình xâm nhập mặn vào mùa khô hàng năm. Do đó, tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã có thời điểm gặp không ít khó khăn, nguồn thu nhập của bà con rất bấp bênh. Thế nhưng, với quyết tâm là từng bước làm thay đổi đời sống người dân theo hướng phát triển, thời gian qua, ngành chức năng xã Thuận Hòa đã đề ra nhiều giải pháp trọng tâm, trong đó đẩy mạnh việc vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng phù hợp với thổ nhưỡng tại địa phương nhằm nâng cao giá trị kinh tế. Đặc biệt, mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật là trồng mãng cầu xiêm tháp gốc bình bát đã thích nghi với vùng đất chua phèn nơi đây nên mang lại hiệu quả kinh tế cao và dần được nhiều người dân trong xã nhân rộng; đồng thời chính quyền địa phương còn tiến hành thành lập hợp tác xã (HTX) trồng mãng cầu để tạo sự liên kết và có những chính sách hỗ trợ cho bà con phát triển sản xuất.

Mô hình trồng mãng cầu xiêm tháp gốc bình bát trên vùng đất nhiễm phèn, mặn xã Thuận Hòa đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Ông Trần Phú Quốc, Giám đốc HTX Mãng cầu xiêm Thuận Hòa, ở ấp 2, xã Thuận Hòa, thông tin: Hiện diện tích trồng mãng cầu của HTX là 67ha, với 56 thành viên, trong đó có 47ha trong giai đoạn cho trái. Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cây trồng phù hợp với vùng đất bị nhiễm phèn, đồng thời bà con chịu khó trong áp dụng khoa học kỹ thuật là trồng mãng cầu tháp gốc bình bát, bao trái, tưới nước tiết kiệm… nên hạn chế dịch hại tấn công, giảm chi phí đầu tư, tạo ra sản phẩm sạch đáp ứng nhu cầu thị trường và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể, với năng suất bình quân 46 tấn/ha, giá bán được công ty bao tiêu trong nhiều năm qua là 9.000 đồng/kg (loại I), sau khi trừ chi phí đầu tư thì nhà vườn kiếm được nguồn lợi nhuận khoảng 300 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 10 lần so với làm lúa hiện tại. Hàng năm, HTX cung ứng cho thị trường khoảng 2.000 tấn trái mãng cầu.

Nhờ hiệu quả kinh tế mang lại cao nên mãng cầu xiêm đang là cây trồng chủ lực của Thuận Hòa, với tổng diện tích khoảng 120ha, trong đó có khoảng 70ha đang cho trái. Ngoài cung cấp sản lượng về trái thì nhiều hộ dân trồng mãng cầu nơi đây còn tạo ra được không ít sản phẩm từ trái mãng cầu như: trà, mứt và kẹo mãng cầu… Qua đây góp phần làm đa dạng sản phẩm cho thị trường và tạo đầu ra ổn định.

Bên cạnh cây trồng chủ lực trên thì người dân xã Thuận Hòa còn gắn bó với nhiều mô hình sản xuất khác cũng cho nguồn thu nhập hấp dẫn như: mô hình trồng bưởi da xanh, vú sữa, nuôi lươn, trồng nấm rơm... Điển hình như hộ ông Lê Văn Đăng, ở ấp 5, xã Thuận Hòa, với 1,5ha đất sản xuất nông nghiệp của gia đình, trước đây ông Đăng chủ yếu sống bằng nghề làm ruộng nhưng nguồn thu nhập rất bấp bênh do năng suất thấp, giá bán không ổn định. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu và học tập kinh nghiệm từ bạn bè, ông quyết định lên liếp trồng cây vú sữa và xen thêm cây hạnh. “Từ hai loại cây trồng này mà nhiều năm qua đã mang lại nguồn thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm. Hiện tại, cuộc sống gia đình tương đối đầy đủ khi có của ăn, của để và con cháu được học hành đến nơi đến chốn. Ngoài lo cho gia đình thì tôi cũng thường xuyên đóng góp và tham gia cùng chính quyền địa phương trong xây dựng NTM để góp phần đưa quê hương Thuận Hòa ngày thêm phát triển”, ông Đăng chia sẻ.

Ngoài đa dạng cây trồng cho phù hợp với từng vùng đất thì hàng năm ngành chức năng xã Thuận Hòa còn quan tâm nạo vét thủy lợi nội đồng, tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ trên và xã hội hóa để đầu tư hệ thống cầu, cống và đê bao thủy lợi khép kín kiên cố. Việc làm này một mặt giúp người dân chủ động được nguồn nước trong sản xuất, đồng thời góp phần ngăn và kiểm soát được tình hình xâm nhập mặn hiệu quả để bảo vệ thành quả sản xuất cho bà con. Ông Nguyễn Văn Vững, ở ấp 4, xã Thuận Hòa, thông tin: “Những năm gần đây, nhờ có đê bao khép kín, cộng với thủy lợi nội đồng thông suốt nên việc canh tác lúa và làm vườn của bà con được thuận lợi. Ngoài ra, người dân còn được cán bộ khuyến nông của xã thường xuyên hướng dẫn nhiều giải pháp trong quản lý, phòng trừ dịch hại trên lúa, nhờ vậy ruộng lúa của bà con nơi đây đều trúng mùa, trong đó vụ lúa Đông xuân hàng năm đều đạt hơn 1 tấn lúa/công (1.300m2), cho nguồn lợi nhuận trên 2-3 triệu đồng/công. 

Ông Huỳnh Thanh Dũng, Bí thư Đảng ủy xã Thuận Hòa, cho biết: Với việc quan tâm triển khai quyết liệt nhiều giải pháp trong phát triển sản xuất nhằm thích ứng với vùng đất tại địa phương và thích ứng biến đổi khí hậu trong thời gian qua đã góp phần làm tăng mức thu nhập cho bà con trong xã qua từng năm. Cụ thể, đến cuối năm 2019, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã đạt hơn 46 triệu đồng/người/năm, tăng 18 triệu đồng so với năm 2015. Song song với giải pháp nâng thu nhập thì công tác giảm nghèo cũng được địa phương thực hiện quyết liệt. Theo đó, xã đã phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh, huyện triển khai nhiều mô hình thoát nghèo như: cho vay vốn phát triển sản xuất, hỗ trợ cây, con giống và chuyển giao kỹ thuật một số mô hình nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao để người dân sản xuất vươn lên thoát nghèo. Nhờ vậy, tỷ lệ hộ nghèo của xã từ 24% (năm 2015) nay giảm xuống còn 2,91%.    

Nông thôn thay đổi

Những ngày này, về các vùng nông thôn trên địa bàn xã Thuận Hòa sẽ cảm nhận được nhiều sự đổi thay của vùng đất vốn gặp không ít khó khăn do bị nhiễm phèn, mặn nhưng nay có sự vươn lên vượt bậc nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất phù hợp. Điển hình là nhiều ngôi nhà tường kiên cố với đầy đủ tiện nghi được xây dựng san sát nhờ những mô hình sản xuất hiệu quả. Qua rà soát của chính quyền địa phương, hiện tỷ lệ hộ dân có nhà ở đạt 3 cứng theo quy định của Bộ Xây dựng chiếm gần 80% (2.056/2.585 hộ). Không chỉ có thế, với sự chung sức và đồng lòng của người dân, cộng thêm sự đóng góp của mạnh thường quân nên nhiều con đường được nhựa và bê tông hóa rộng rãi, khang trang, đáp ứng tốt nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa cho người dân.

Phấn khởi với con lộ bê tông cặp kênh Hậu Giang 3 trước nhà vừa được đầu tư và đưa vào sử dụng cách nay không lâu, ông Lê Văn Đăng, ở ấp 5, xã Thuận Hòa, cho hay: “Từ ngày có lộ mới rộng rãi thì việc đi lại của người dân rất thuận tiện. Nhất là xe tải nhỏ vào đến tận nơi để vận chuyển trái cây cho bà con, từ đó giúp giảm chi phí và nhẹ công vận chuyển. Đúng là khi lên xã NTM thì bộ mặt nông thôn và đời sống người dân có nhiều thay đổi so với trước đây”.

Sau nhiều năm đầu tư, hiện trên địa bàn xã Thuận Hòa có 100% tuyến đường xã và đường từ trung tâm xã đến huyện (5,4km) đều được nhựa và bê tông hóa đúng theo quy định; có 100% tuyến đường ngõ, xóm (13,9km) không còn lầy lội vào mùa mưa và gần 87% đường trục ấp, liên ấp (đã thực hiện 27,6/31,8km) được nhựa và bê tông hóa đạt theo quy định. Bên cạnh đó, Thuận Hòa cũng có 3/4 trường học đạt chuẩn quốc gia, đồng thời có Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, 5/5 nhà văn hóa ấp được xây mới đạt chuẩn theo quy định và Trạm y tế xã được công nhận đạt tiêu chí quốc gia về y tế.

Cùng với cơ sở hạ tầng thì hệ thống cảnh quan môi trường nông thôn trên địa bàn xã Thuận Hòa hôm nay cũng có nhiều thay đổi vượt bậc. Sau khi địa phương phát động, từng hộ gia đình của xã đã tích cực trồng cây xanh làm hàng rào trước nhà và phía dưới là nhiều loài hoa luôn khoe sắc để góp phần tạo ra nét đẹp và điểm nhấn cho từng tuyến đường quê Thuận Hòa. Ông Bùi Văn Tàng, ở ấp 5, xã Thuận Hòa, chia sẻ: “Khi thấy nhiều hộ dân trồng hoa, cây kiểng tạo cảnh quan trước, trong và xung quanh nhà rất đẹp nên tôi đã học hỏi và làm theo được hơn 10 năm nay. Điều phấn khởi là khi thấy mình làm đẹp thì nhiều hộ trong ấp cũng bắt đầu làm theo và dần dần tạo ra một tuyến đường có cảnh quan đẹp cho địa phương như hôm nay”.

Ông Huỳnh Thanh Dũng, Bí thư Đảng ủy xã Thuận Hòa, cho biết thêm: Sau nhiều năm đầy nỗ lực của địa phương, người dân và sự giúp đỡ của các ngành, các cấp từ tỉnh đến huyện đã góp phần làm thay đổi đáng kể về bộ mặt nông thôn. Đặc biệt, kết quả xây dựng NTM hôm nay đã được người dân địa phương đánh giá cao khi có 99% hộ dân hài lòng và vui hơn là Thuận Hòa được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn NTM, đồng thời được UBND huyện Long Mỹ long trọng tổ chức lễ công bố vào ngày 5-7 này. Thành tích này sẽ là món quà ý nghĩa và thiết thực nhằm chào mừng Đại hội Đảng bộ huyện Long Mỹ, nhiệm kỳ 2020-2025 sắp tới. Dù Thuận Hòa đã được công nhận xã đạt chuẩn NTM nhưng xã xác định đây chỉ là bước khởi đầu quan trọng để tạo động lực cho địa phương tiếp tục phát huy những kết đạt được, cũng như không ngừng phấn đấu nâng chất các tiêu chí để đạt ở mức cao hơn nhằm hướng đến những mục tiêu xã NTM nâng cao trong thời gian tới...

Bài, ảnh: TUẤN PHÁT

Viết bình luận mới

Xem thêm

Tăng cường công tác phòng chống, khắc phục thiệt hại do thiên tai

11:18 27/06/2025

(HGO) - Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hậu Giang vừa đề nghị các sở, ban, ngành tỉnh và UBND huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế của địa phương tuyệt đối không để xảy ra gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trong quá trình sáp nhập cấp tỉnh, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn trên địa bàn; xử lý nghiêm trách nhiệm tập thể, cá nhân, đặc biệt là người đứng đầu, nếu để xảy ra sai phạm trong công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai.

Hiệu quả công tác chuyển giao kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

05:42 27/06/2025

Trong những năm qua, hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Long Mỹ đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cho nông dân.

Phát triển vùng chuyên canh gắn với chuỗi giá trị nông sản chủ lực

05:39 27/06/2025

Với lợi thế về đất đai và khí hậu, huyện Châu Thành đang tập trung phát triển vùng chuyên canh cây ăn trái gắn với chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ. Đây là hướng đi bền vững, góp phần nâng cao giá trị nông sản và thu nhập cho người dân địa phương.

Chạm vào bản sắc Hậu Giang qua mỗi sản phẩm OCOP

08:29 26/06/2025

Với định hướng phát triển sản phẩm OCOP không chỉ về số lượng mà còn về chiều sâu giá trị, Hậu Giang đang từng bước khai thác bản sắc vùng miền như một lợi thế cạnh tranh.

Nông dân cần thực hiện tốt các quy trình canh tác trong vụ lúa Thu đông

09:48 25/06/2025

(HG) - Để vụ lúa Thu đông 2025 sản xuất đạt hiệu quả ngay từ đầu vụ, ngành nông nghiệp và môi trường tỉnh khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các quy trình canh tác.

Tiền gia công một cuộn rơm ở mức 11.000-12.000 đồng

05:55 25/06/2025

(HG) - Nhiều người hành nghề dùng máy đi thu gom rơm rạ trên đồng rồi đóng thành cuộn để cung ứng cho khách hàng có nhu cầu cho biết, giá thuê gia công mỗi cuộn rơm trong vụ lúa Hè thu này đang dao động từ 11.000-12.000 đồng/cuộn, tăng từ 2.000-3.000 đồng/cuộn so với vụ lúa Đông xuân vừa qua.

Mưa dầm ảnh hưởng sản xuất lúa

06:26 24/06/2025

Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện mưa dầm kèm theo gió mạnh đã làm ảnh hưởng đến tình hình thu hoạch lúa Hè thu và nhiều diện tích lúa Thu đông của nông dân vừa gieo sạ.

Còn một số khó khăn trong thực hiện Đề án vùng lúa chất lượng cao

06:24 24/06/2025

(HG) - Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, sau gần 2 năm thực hiện Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu

Phát triển ấn tượng nhưng chưa vơi nỗi lo sạt lở

05:43 23/06/2025

Trong những tháng đầu năm, huyện Châu Thành đạt nhiều kết quả nổi trội về kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần tạo nên thành tích chung của tỉnh. Tuy nhiên, thực trạng sạt lở trên địa bàn diễn biến khá phức tạp, đòi hỏi địa phương cần những giải pháp cụ thể hơn cho vấn đề này.

Canh tác “thuận thiên” thích ứng với biến đổi khí hậu

07:11 22/06/2025

Nhờ sự linh hoạt trong sản xuất, phù hợp với điều kiện tự nhiên, mô hình canh tác “thuận thiên” tôm - lúa ở xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, không chỉ giúp người dân tránh được rủi ro mùa vụ mà còn nâng cao thu nhập.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

11:02 30/06/2025

(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Kính gửi Quý độc giả thân yêu !

08:11 30/06/2025

Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.

“Hạnh phúc tuổi trẻ”

08:10 30/06/2025

Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.

Mãi nhớ Hậu Giang qua từng câu hát, lời ca !

08:09 30/06/2025

Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...