Làm nông thời công nghệ: Bớt vất vả, nhẹ gánh lo

Thứ Tư, ngày 15/05/2024 | 08:23

Bắt nhịp các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nông dân trong tỉnh đã thay đổi tư duy chuyển từ lao động chân tay sang dùng máy móc, giảm bớt gánh nặng trong sản xuất nhưng chi phí và hiệu quả tăng lên rất nhiều.

Anh Nguyễn Thanh Tùng, ở huyện Vị Thủy, phấn khởi vì rải phân, xịt thuốc giờ đều bằng máy bay không người lái.

Làm nông sướng lắm

“Làm nông bây giờ sướng lắm!” là chia sẻ của anh Nguyễn Thanh Tùng, ở huyện Vị Thủy, khi dẫn chúng tôi ra miếng ruộng dọc Quốc lộ 61C. Chỉ tay về phía cánh đồng 14 công lúa xanh tốt vừa xuống giống cách đây khoảng 1 tháng, anh Tùng cho hay, lát nữa sẽ có máy bay không người lái đến để rải phân cho ruộng. Từ ngày biết đến dịch vụ này, công việc làm ruộng của gia đình anh nhẹ nhàng hơn hẳn, anh không cần tiếp xúc với hóa chất, cũng không phải mang vác trên lưng những chiếc bình thuốc nặng trĩu. Nhất là thời tiết nắng nóng như hiện nay, thăm ruộng đã mệt nhoài, nói chi đến việc “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” theo cách truyền thống ngày xưa.

“Rải phân, xịt thuốc bằng máy bay tôi thấy hiệu quả cao. Thứ nhất là phân thuốc đều khắp ruộng. Thứ hai, đỡ tốn tiền mướn nhân công, lợi nhiều thứ cho nông dân mình. Mình muốn xịt thuốc, rải phân thì chỉ cần hỏi giá, đồng ý thì người ta đến định vị rồi làm. Phân, thuốc mình chuẩn bị. Bay một công chỉ 16.000 đồng, trong khi làm bằng thủ công tới 27.000 đồng/công”, anh Tùng cho hay.

Theo lời anh Tùng, sử dụng dịch vụ máy bay không người lái, mỗi lần thực hiện, máy bay chỉ cần 2 người phụ trách. Nhà nào có điều kiện thì mua máy làm của, nhà nào ít nhu cầu hơn thì có thể liên hệ dịch vụ là được phục vụ ngay. Anh Tùng cho hay: “Nói chung giờ làm máy không hà. Nếu tới ngày thu hoạch thì chỉ cần cuốn sổ, cây viết với bao đựng lúa là đủ rồi. Một mình vẫn làm được. Ngày xưa cực lắm, còn bây giờ thoải mái, nông dân đứng trên bờ thôi. Mình rải một công bằng bao nhiêu ký phân thì máy định vị là rải cho mình, đều rang”.

Tại nhiều cánh đồng, vườn cây ăn trái trên địa bàn tỉnh, máy móc đã dần hiện diện, thay sức người trong những công việc vất vả, nặng nhọc, giải quyết “gọn lẹ” bài toán thiếu nhân công. Từ chuyện máy bơm điện, máy cày, máy xới đất, máy gặt đập liên hợp, máy xúc… Đó là chưa kể các hệ thống cảm biến thông minh. Sử dụng một chiếc điện thoại thông minh nông dân có thể nắm rõ tình hình, chất lượng nguồn nước, tình hình sâu bệnh, những thay đổi của thời tiết và chủ động đưa ra phương án xử lý. Chính vì vậy, người ta còn gọi thời điểm hiện nay là làm nông trên những cánh đồng không dấu chân.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ

Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất cũng là cách mà các HTX trên địa bàn tỉnh đang thực hiện. Là một trong những đơn vị tham gia thực hiện chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ cao, giờ đây, Hợp tác xã Dưa lưới Thuận Phát, ở huyện Phụng Hiệp, đã khẳng định lựa chọn của HTX cách đây vài năm là hoàn toàn chính xác. Gần 20 hộ sản xuất khoảng 4ha, nhẹ lo đầu ra cho 250-280 tấn trái/năm. Ông Võ Văn Trưng, Giám đốc Hợp tác xã cho biết, việc canh tác của bà con trong HTX nhẹ hơn trước rất nhiều. Dưa lưới được truy xuất nguồn gốc với mã số vùng trồng để các khách hàng biết và đồng thời cũng an tâm khi sử dụng sản phẩm của HTX.

Thời gian qua, cùng với nhiều địa phương khác, ngành nông nghiệp Hậu Giang đã triển khai giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ vào quá trình sản xuất của nông dân. Ông Ngô Minh Long, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết thực hiện ứng dụng số hóa cho nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ tập trung xây dựng xong bản đồ số hóa cơ sở dữ liệu thông tin của ngành, xây dựng hệ thống quản lý nông nghiệp trực tuyến.

“Muốn chuyển đổi số thì phải có con người số, am hiểu sử dụng các thiết bị mới chuyển đổi được. Hiện nay, sẽ chia ra làm 3 phân tầng. Phân tầng thứ nhất, những cái trang trại. Trang trại quy mô thì gần như áp dụng khoa học công nghệ hết rồi. Nhóm thứ 2 là nông dân ở mức độ trung bình, người ta cũng bắt đầu thay đổi tập quán, thói quen. Thay vì trước giờ dựa vào kinh nghiệm thì đã bắt đầu áp dụng khoa học kỹ thuật. Còn nhóm mà thu nhập chính không phải dựa vào sản xuất nông nghiệp thì nhóm đó chậm. Nhìn tổng thể, chuyển đổi số đang tác động đến nông nghiệp rất mạnh mẽ, tích cực”, ông Long nhấn mạnh.

Thực tế đã chứng minh, khi ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp không chỉ giúp mang lại hiệu quả kinh tế tăng gấp đôi, gấp ba so với cách làm truyền thống, mà người nông dân sẽ chủ động hơn trong quá trình chăm sóc, quản lý. Tuy nhiên, để quá trình chuyển đổi thực sự có hiệu quả, bền vững, rất cần có sự chung tay, hỗ trợ của các cấp, các ngành, các địa phương để nông dân Việt Nam thực sự là những “nông dân 4.0”, phù hợp với xu thế chung của thế giới.

Bài, ảnh: MỘNG TOÀN

Viết bình luận mới

Xem thêm

Mía giống và nhân công lao động tăng

09:22 14/01/2025

(HG) - Song song với việc thu hoạch mía, nông dân ở huyện Phụng Hiệp cũng tập trung xuống giống vụ mía mới. Năm nay, do giá mía nguyên liệu ở mức cao, nên chi phí vụ mía mới cũng tăng.

Sức sống mới ở vùng trồng hoa kiểng

07:29 14/01/2025

Ở xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, hiện nay có nhiều hộ dân chọn trồng hoa để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Trao 37 giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao cấp tỉnh năm 2024

08:43 13/01/2025

(HG) - Văn phòng điều phối các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Hậu Giang vừa tổ chức lễ công bố quyết định và trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh năm 2024 cho các chủ thể.

Chủ động phòng, chống xâm nhập mặn trước, trong và sau tết

08:43 13/01/2025

(HG) - Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mùa khô năm 2025 tại Nam bộ sẽ kéo dài, khắc nghiệt với nhiệt độ cao và lượng mưa thiếu hụt, đặc biệt là tình trạng khô hạn, xâm nhập mặn, thiếu nước trong sinh hoạt và gây khó khăn trong sản xuất nông nghiệp sẽ diễn ra gay gắt. Do đó, để chủ động trong công tác phòng, chống hạn, xâm nhập mặn vào thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả; Chủ tịch UBND tỉnh vừa có văn bản yêu cầu các ngành có liên quan của tỉnh và chính quyền địa phương trong tỉnh cần chủ động triển khai các giải pháp phòng, chống xâm nhập mặn.

Sầu riêng nghịch vụ bán giá cao kỷ lục

08:30 10/01/2025

(HG) - Những ngày qua, các thương lái vào tận vườn mua sầu riêng Thái loại đẹp có giá lên đến hơn 210.000 đồng/kg.

Chủ động phòng, chống xâm nhập mặn trước, trong và sau tết

09:06 09/01/2025

(HG) - Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mùa khô năm 2025 tại Nam bộ sẽ kéo dài, khắc nghiệt với nhiệt độ cao và lượng mưa thiếu hụt, đặc biệt là tình trạng khô hạn, xâm nhập mặn, thiếu nước trong sinh hoạt và gây khó khăn trong sản xuất nông nghiệp sẽ diễn ra gay gắt. Do đó, để chủ động trong công tác phòng,

15 hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã có dự án đầu tư với kinh phí hơn 122,5 tỉ đồng

09:04 09/01/2025

(HG) - Thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (Đề án), ngành nông nghiệp tỉnh đề ra mục tiêu xây dựng 15 mô hình hợp tác xã (HTX) và 3 liên hiệp HTX

Thực hiện 10 cuộc thanh tra chuyên ngành nông nghiệp

09:04 09/01/2025

(HG) - Theo Sở NN&PTNT tỉnh, trong năm 2024, Thanh tra chuyên ngành của đơn vị đã tiến hành 10 cuộc thanh tra các doanh nghiệp trên địa bàn. Qua đó, đã tiến hành thanh tra tại 159 cơ sở, bốc được 85 mẫu gửi phân tích chất lượng, cụ thể phân bón 27 mẫu; thuốc bảo vệ thực vật 26 mẫu; thuốc thú y 1 mẫu và 31 mẫu thức ăn chăn nuôi.

Định hướng lớn cho ngành nông nghiệp bứt phá

09:01 09/01/2025

Năm 2025, không chỉ được xác định có ý nghĩa quan trọng là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 của tỉnh, mà ngành nông nghiệp tỉnh còn xem đây là năm tăng tốc, bứt phá nên đã đề ra nhiều định hướng trọng tâm cần thực hiện nhằm tạo nền tảng, tiền đề cho giai đoạn kế tiếp.

Trồng khổ qua thu nhập 35 triệu đồng/công

08:58 09/01/2025

(HG) - Ông Mai Thanh Lâm, ở xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, đang thu hoạch khổ qua bán cho thương lái, cho biết, dịp Tết Ất Tỵ, gia đình ông trồng được 1.000m2 khổ qua Thái. Nhờ thời tiết thuận lợi, ít sâu bệnh nên khổ qua phát triển tốt cho năng suất cao. Hiện tại, khổ qua của ông Lâm đã thu hoạch được 7 đợt trái, trung bình 3 ngày thu hoạch một lần được từ 130-150kg, thương lái vào tận nơi thu mua với giá 14.000 đồng/kg.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Lãnh đạo tỉnh tặng quà tết Mẹ Việt Nam anh hùng, chúc thọ các cụ tròn 100 tuổi, dự họp mặt người có công huyện Châu Thành

14:35 15/01/2025

(HGO) – Ngày 15 - 1, tại huyện Châu Thành, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh, tổ chức họp mặt 250 người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Coi phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn là nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình

09:38 15/01/2025

(HG) - Đó là nhấn mạnh của Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, tại Hội nghị tổng kết 10 thực hiện Nghị quyết 689 ngày 10-10-2014 của Quân ủy Trung ương về phòng, chống,

Bụi đường bủa vây người dân trên Quốc lộ 61

08:50 15/01/2025

(HG) - Những ngày gần đây, người dân lưu thông trên Quốc lộ 61 đoạn giao cắt với tuyến Đường tỉnh 929, huyện Phụng Hiệp liên tục phản ánh tình trạng bụi mịt mù gây cản trở tầm nhìn và ô nhiễm môi trường

Ngành điện nỗ lực phục vụ người dân dịp tết

08:48 15/01/2025

Nhu cầu sử dụng điện được dự báo sẽ tăng cao để phục vụ sinh hoạt và các hoạt động vui chơi, giải trí dịp Tết Nguyên đán. Trước tình hình này, ngành điện lực Hậu Giang đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, cam kết đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân.