Phát triển nông nghiệp bền vững gắn với du lịch

Thứ Sáu, ngày 30/10/2020 | 08:32

Sau Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025, Phụng Hiệp triển khai sớm nhiệm vụ đột phá: “Tập trung triển khai, thực hiện hiệu quả Đề án phát triển nông nghiệp bền vững gắn với du lịch, nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp...”.

Du lịch và thu hoạch khóm MD2 ở xã Phương Bình. Ảnh: T.TRÚC

Huyện Phụng Hiệp có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất tỉnh với gần 40.000ha, trong đó trên 9.800ha cây ăn trái, hơn 4.300ha thủy sản và gần 900 mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả kinh tế cao. Những năm gần đây, người dân quen dần ứng dụng công nghệ vào sản xuất, xây dựng nhiều sản phẩm nông nghiệp chất lượng có sự liên kết tiêu thụ thông qua kinh tế hợp tác.

Ngoài Hợp tác xã (HTX) dưa lưới Bình Thành, HTX mãng cầu xiêm thì tương lai, huyện sẽ thành lập làng nghề nuôi cá thát lát 15ha mặt nước, dự kiến cung ứng mỗi năm 2.000 tấn cá thương phẩm mỗi năm. Hiện huyện có 12 sản phẩm OCOP, trong đó có 8 mặt hàng sản phẩm chế biến từ cá thát lát và 3 sản phẩm từ rượu truyền thống. Các sản phẩm này đã và sẽ phục vụ tốt phát triển du lịch nông nghiệp.

Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, chia sẻ: “Ngành rất quan tâm hỗ trợ về kiến thức và kỹ thuật để người dân xây dựng, cho ra những sản phẩm có thương hiệu cho du lịch. Huyện đang hình thành các điểm làng nghề cơ sở sản xuất chế biến nông sản của địa phương để làm sản phẩm đặc trưng gắn với các khu di tích lịch sử, sinh thái”.

Khởi động nhiệm vụ đột phá, huyện tập trung chỉ đạo cho các địa phương đẩy mạnh vận động người dân chuyển đổi cây trồng theo từng khu vực đã được quy hoạch. Ông Phạm Măng Non, Chủ tịch UBND xã Phương Bình, cho biết: “Nhằm thúc đẩy kinh tế gắn với du lịch, xã tập trung cho việc nhân rộng mô hình hiệu quả. Đặc biệt đối với khóm MD2 thì thời gian qua chúng tôi đang xây dựng nhãn hiệu; đang cùng với huyện, tỉnh thực hiện mục tiêu phát triển du lịch ở Lung Ngọc Hoàng”.

Ông Nguyễn Văn Sỹ, ở xã Phương Bình, thông tin: “Được ngành nông nghiệp tổ chức cho đi tập huấn, tham quan mô hình ở tỉnh bạn, tôi nhận thấy du lịch miệt vườn thật sự đang mang lại cho người dân nông thôn thu nhập ổn định. Nếu địa phương có hướng phát triển như vậy thì bà con ở đây sẵn sàng hưởng ứng”.

Về các sản phẩm OCOP, bà Nguyễn Kim Thùy, chủ cơ sở sản xuất cá thát lát Kỳ Như, cho biết các sản phẩm của đơn vị đã đạt chuẩn OCOP nên mong muốn sớm gắn kết với du lịch sinh thái hoặc du lịch miệt vườn. “Về du lịch cộng đồng, hiện tại tôi có định hướng sẽ làm vùng nuôi cá và khu chế biến để khách du lịch tham quan cách nuôi, cách làm của mình như thế nào”, bà Thùy nói thêm.

Một sản phẩm OCOP khác cũng sẽ góp phần vào phát triển du lịch nông thôn ở huyện Phụng Hiệp đó là sản phẩm rượu lão tửu Út Tây. Chị Võ Thị Phương Trang, chủ cơ sở sản xuất rượu thủ công truyền thống Út Tây, nói: “Cơ sở đã ký hợp đồng với HTX Tân Long sản xuất gạo sạch để mua tấm của gạo sạch đưa vào sản xuất rượu và kết hợp với HTX lục bình Thanh Tú để dùng sợi lục bình đan đát tạo thành bao bì các sản phẩm rượu của đơn vị”.

Theo ghi nhận, đến nay, huyện Phụng Hiệp đang hình thành các tuyến du lịch nông nghiệp như tham quan cây lộc vừng; vùng nguyên liệu nuôi cá thát lát; trang trại trồng dưa lưới công nghệ và lúa hữu cơ; Lung Ngọc Hoàng… Ông Nguyễn Văn Bảy, Bí thư Huyện ủy, cho hay, giai đoạn đầu, huyện sẽ tập trung trang bị kiến thức cho người dân và hình thành điểm đến từ khai thác thế mạnh sẵn có của từng xã.

“Chúng tôi đã và đang chỉ đạo phát triển một số vùng nguyên liệu tiếp tục xây dựng mỗi xã một sản phẩm đạt chuẩn OCOP, củng cố lại một số HTX sản xuất, chế biến nông, thủy sản để làm nền tảng liên doanh, liên kết với các tour du lịch nông nghiệp bền vững; sau khi tạo dựng thương hiệu sẽ tiến tới khai thác mạnh du lịch trong nông thôn”, ông Nguyễn Văn Bảy thông tin thêm.

“Mỗi xã, phường một sản phẩm” (tiếng Anh là One commune, one product - viết tắt là OCOP) là mô hình được học tập từ phong trào “Mỗi làng một sản phẩm của Nhật Bản” (tiếng Anh là One village, one product - viết tắt là OVOP), phong trào này được triển khai đầu tiên ở Nhật Bản từ thập niên 70 của thế kỷ trước và đã mang lại nhiều lợi ích người dân. Đến nay đã có hơn 40 nước học theo và đã triển khai rất thành công góp phần mang lại đời sống ấm no cho người dân vùng nông thôn.

“Mỗi xã, phường một sản phẩm” thực chất là giải pháp để phát triển kinh tế từ các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, truyền thống văn hóa, danh thắng các địa phương vốn dĩ là những tiềm năng lợi thế của các vùng miền chưa được phát huy, khai thác để phát triển kinh tế nâng cao thu nhập cho người dân vùng nông thôn.

Chương trình OCOP nước ta là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện…

 

T.THỨC - T.TRÚC

Viết bình luận mới

Xem thêm

Tăng cường công tác phòng chống, khắc phục thiệt hại do thiên tai

11:18 27/06/2025

(HGO) - Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hậu Giang vừa đề nghị các sở, ban, ngành tỉnh và UBND huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế của địa phương tuyệt đối không để xảy ra gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trong quá trình sáp nhập cấp tỉnh, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn trên địa bàn; xử lý nghiêm trách nhiệm tập thể, cá nhân, đặc biệt là người đứng đầu, nếu để xảy ra sai phạm trong công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai.

Hiệu quả công tác chuyển giao kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

05:42 27/06/2025

Trong những năm qua, hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Long Mỹ đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cho nông dân.

Phát triển vùng chuyên canh gắn với chuỗi giá trị nông sản chủ lực

05:39 27/06/2025

Với lợi thế về đất đai và khí hậu, huyện Châu Thành đang tập trung phát triển vùng chuyên canh cây ăn trái gắn với chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ. Đây là hướng đi bền vững, góp phần nâng cao giá trị nông sản và thu nhập cho người dân địa phương.

Chạm vào bản sắc Hậu Giang qua mỗi sản phẩm OCOP

08:29 26/06/2025

Với định hướng phát triển sản phẩm OCOP không chỉ về số lượng mà còn về chiều sâu giá trị, Hậu Giang đang từng bước khai thác bản sắc vùng miền như một lợi thế cạnh tranh.

Nông dân cần thực hiện tốt các quy trình canh tác trong vụ lúa Thu đông

09:48 25/06/2025

(HG) - Để vụ lúa Thu đông 2025 sản xuất đạt hiệu quả ngay từ đầu vụ, ngành nông nghiệp và môi trường tỉnh khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các quy trình canh tác.

Tiền gia công một cuộn rơm ở mức 11.000-12.000 đồng

05:55 25/06/2025

(HG) - Nhiều người hành nghề dùng máy đi thu gom rơm rạ trên đồng rồi đóng thành cuộn để cung ứng cho khách hàng có nhu cầu cho biết, giá thuê gia công mỗi cuộn rơm trong vụ lúa Hè thu này đang dao động từ 11.000-12.000 đồng/cuộn, tăng từ 2.000-3.000 đồng/cuộn so với vụ lúa Đông xuân vừa qua.

Mưa dầm ảnh hưởng sản xuất lúa

06:26 24/06/2025

Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện mưa dầm kèm theo gió mạnh đã làm ảnh hưởng đến tình hình thu hoạch lúa Hè thu và nhiều diện tích lúa Thu đông của nông dân vừa gieo sạ.

Còn một số khó khăn trong thực hiện Đề án vùng lúa chất lượng cao

06:24 24/06/2025

(HG) - Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, sau gần 2 năm thực hiện Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu

Phát triển ấn tượng nhưng chưa vơi nỗi lo sạt lở

05:43 23/06/2025

Trong những tháng đầu năm, huyện Châu Thành đạt nhiều kết quả nổi trội về kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần tạo nên thành tích chung của tỉnh. Tuy nhiên, thực trạng sạt lở trên địa bàn diễn biến khá phức tạp, đòi hỏi địa phương cần những giải pháp cụ thể hơn cho vấn đề này.

Canh tác “thuận thiên” thích ứng với biến đổi khí hậu

07:11 22/06/2025

Nhờ sự linh hoạt trong sản xuất, phù hợp với điều kiện tự nhiên, mô hình canh tác “thuận thiên” tôm - lúa ở xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, không chỉ giúp người dân tránh được rủi ro mùa vụ mà còn nâng cao thu nhập.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

11:02 30/06/2025

(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Kính gửi Quý độc giả thân yêu !

08:11 30/06/2025

Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.

“Hạnh phúc tuổi trẻ”

08:10 30/06/2025

Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.

Mãi nhớ Hậu Giang qua từng câu hát, lời ca !

08:09 30/06/2025

Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...