Thứ Sáu, ngày 26/11/2021 | 08:34
Xem Video:
Chỉ gần 300m2 mặt nước mương vườn, nhưng với việc thành công từ mô hình nuôi ốc bươu đen cho sinh sản và ốc thịt mà hàng năm gia đình ông Bùi Ngọc Thúc, ở ấp So Đũa Bé, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, có nguồn thu nhập rất hấp dẫn.
Ông Thúc kiểm tra trứng ốc bươu đen chuẩn bị nở con.
Ông Thúc kể, gia đình có 1,5 công vườn trồng xoài Đài Loan, do diện tích nhỏ nên nguồn thu nhập từ trái xoài không được là bao nên cuộc sống gặp không ít khó khăn. Nhận thấy 3 mương liếp của vườn xoài (gần 300m2) bị bỏ trống không khai thác được nên 4 năm trước, sau khi được người quen ở tỉnh Đồng Tháp giới thiệu về mô hình nuôi ốc bươu đen cho hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình nên ông Thúc quyết định học tập và làm theo.
Ông Thúc chia sẻ: “Sau nhiều năm gắn bó với mô hình thì tôi thấy nuôi ốc bươu đen trong mương vườn dễ chăm sóc hơn rất nhiều so với nuôi trong bể bạc. Trong đó, có một số lưu ý quan trọng mà bà con cần biết để nuôi ốc đạt hiệu quả là: mương vườn phải có rãnh cho nước ra vào nhằm tạo môi trường nước sạch cho ốc sinh sống và phát triển như ngoài tự nhiên, đồng thời trong mương phải thả lục bình và rêu, bèo… để kết hợp với bóng cây ăn trái phía trên liếp, từ đó tạo ra độ mát cho ốc trú ẩn và nguồn thức ăn bổ sung. Về nguồn thức ăn chính của ốc chủ yếu là những loại cây, cỏ có xung quanh vườn như cây khoai môn, lá khoai mì hay những loại trái cây bị hư, nhất là trái mít bị xơ đen được bà con bán với giá rẻ để mình mua về làm thức ăn cho ốc rất mau lớn. Do hoàn toàn không sử dụng thức ăn công nghiệp nên chi phí đầu tư để nuôi ốc rất thấp”.
Ngoài ra, một điều mà ông Thúc cũng đặc biệt lưu ý là khi bà con mới mua con ốc giống về thả nuôi trong mương vườn thì không nên đổ thẳng xuống mương. Vì làm như thế ốc rất dễ bị chết dẫn đến hao hụt con giống. Do đó, cách làm là bà con để con ốc giống lên những miếng xốp được thả trên bề mặt nước, sau đó ốc con sẽ từ từ bò xuống mương mà sinh sống. Sau 3 tháng kể từ khi thả con ốc giống xuống nuôi thì bình quân từ 30-32 con ốc sẽ đạt trọng lượng 1kg. Lúc này sẽ tiến hành thu hoạch ốc thịt để bán cho thương lái. Thời gian thu hoạch mỗi đợt ốc thường kéo dài khoảng 20 ngày. Về thời gian bắt ốc để bán thường là từ 18 giờ đến 18 giờ 30 phút chiều tối. Vì lúc này, ốc sẽ nổi lên mặt nước để kiếm ăn, khi đó người nuôi chỉ cần lựa những con ốc lớn mà bắt để sẵn vào trong bao, đến sáng hôm sau thì cân cho thương lái.
Do sản phẩm được thị trường khá ưa chuộng nên từ giữa năm 2021 này trở về trước thì đầu ra của con ốc thịt rất thuận lợi, giá bán tại vườn có lúc lên đến 52.000 đồng/kg, còn bình quân không dưới 40.000 đồng/kg. Thế nhưng, từ tháng 6 trở về đây, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên thị trường tiêu thụ có phần giảm, kéo theo giá bán cũng giảm nhưng vẫn ở mức hơn 30.000 đồng/kg. Do chi phí đầu tư ít nên tuy giá bán ốc thịt có giảm nhưng ông Thúc vẫn kiếm được nguồn lợi nhuận tương đối hấp dẫn khi đạt hơn 10 triệu đồng/đợt thu hoạch ốc.
Ngoài cung cấp nguồn ốc thịt cho thương lái đem đi tiêu thụ ở nhiều nơi trong và ngoài tỉnh thì những năm gần đây, ông Thúc còn thành công với mô hình cho ốc bươu đen sinh sản để vừa tạo con giống tại chỗ cho gia đình tái đàn, đồng thời vừa cung cấp số lượng không nhỏ con giống cho người dân trong và ngoài xã có nhu cầu nuôi.
Nói về cách làm của mình, ông Thúc cho biết: “Để thuận tiện cho việc thu gom trứng ốc, tôi tiến hành thả nhiều tấm xốp trong mương nuôi ốc để ốc leo lên đẻ trứng. Về nơi dùng để ấp và nuôi ốc con thì tôi làm khuôn viên bằng bạc với bề ngang 1m, chiều dài 3m và ở đoạn giữa sẽ treo một cái sọt bằng nhựa cách mặt nước trong khuôn viên khoảng 30-40cm. Chiếc sọt nhựa này dùng để đựng trứng ốc được thu gom từ mương nuôi đem vào. Sau 20 ngày ấp thì trứng ốc sẽ nở con và tự rơi xuống khuôn viên bằng bạc rồi lớn dần. Ốc con sau khi nở thì tiếp tục sinh sống trong khu vực này thêm khoảng 15 ngày thì tuyển chọn và đem đi thả nuôi ngoài mương vườn hoặc bán cho bà con có nhu cầu, với giá bán là 35.000 đồng/chén ăn cơm (từ 460-470 con ốc con/chén”.
Từ việc bán ốc thịt và con giống, hàng năm, gia đình ông Thúc có nguồn thu nhập hơn 50 triệu đồng chỉ với diện tích gần 300m2 mặt nước mương vườn. Tới đây, ông Thúc có dự định thuê đất bên ngoài để tiếp tục nhân rộng mô hình. Ngoài ra, với sự thành công trong cách làm của mình nên thời gian qua, đã có không ít nông dân trong và ngoài xã Thạnh Xuân tìm đến gia đình ông học tập kinh nghiệm và mua con giống về nuôi để cùng phát triển kinh tế gia đình. Điều phấn khởi hơn khi bản thân ông Thúc vừa biết thương lái mua ốc của mình và nhiều bà con xung quanh nơi đây đem về làm sản phẩm đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh. Do đó, nếu được công nhận sản phẩm OCOP thì tới đây giá trị của con ốc bươu đen càng được nâng cao.
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC
10:18 28/11/2022
Tận dụng mít sơ đen và lá mít để nuôi dê đang là mô hình được anh Phan Hoàng Ân, ở thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, áp dụng. Cách làm này mang lại hiệu quả tích cực khi dê lớn nhanh, phát triển tốt, giảm chi phí mà còn giải quyết bài toán phụ phẩm nông nghiệp đang làm đau đầu nhiều nông dân hiện nay.
08:12 07/10/2022
Với tư duy đổi mới, dám nghĩ dám làm, chị Lữ Thị Nhật Hằng, ở huyện Phụng Hiệp, đã đầu tư khoảng 20 tỉ đồng làm nông nghiệp tuần hoàn, bắt nhịp xu hướng phát triển mới, làm giàu trên chính quê hương.
13:43 18/09/2022
Quyết tâm chinh phục và làm giàu từ cây sầu riêng trên mảnh đất quê hương, ông Lê Văn Sáu, ở xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, đã gặt hái thành công khi vươn lên trở thành tỉ phú. Đáng tự hào hơn khi ông Sáu vừa đạt danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2022.
09:16 01/07/2022
Về thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A dễ dàng bắt gặp những vườn xoài sai trái, trong đó phần lớn là xoài cát Hòa Lộc.
07:53 10/06/2022
Bén duyên với vùng đất thành phố Ngã Bảy cách đây không lâu, nhưng cây nho Ninh Thuận đang phát huy ưu thế khi hợp thổ nhưỡng, không tốn nhiều diện tích mà lại có giá trị kinh tế cao, hứa hẹn mở ra hướng phát triển mới cho nông nghiệp địa phương.
08:49 15/04/2022
Nhận thấy nguồn ốc bươu đen trong tự nhiên ngày càng khan hiếm, trong khi thị trường lại rất hút hàng, ông Lê Phước Lợi, ở ấp Mỹ Lợi, thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, đã tận dụng mương vườn để nuôi ốc. Qua đó, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình nhờ bán ốc giống và ốc thịt.
14:39 08/04/2022
Nhận thấy nấm bào ngư xám có giá trị dinh dưỡng cao và được ưa chuộng nên chị Diệp Thị Thúy Kiều, ở khu vực 3, phường III, thành phố Vị Thanh, đã quyết tâm khởi nghiệp với loại nông sản này. Trải qua nhiều khó khăn, thành công bước đầu đã mỉm cười với chị.
11:04 18/02/2022
Không khuất phục khó khăn của vùng đất nhiễm phèn, mặn gây trở ngại cho sản xuất nông nghiệp, gia đình bà Lâm Thị Hoa đã mày mò học hỏi, trồng rau thủy canh trong nhà lưới, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
19:18 04/11/2021
Bằng việc sử dụng ống chích để thụ phấn cho bông mãng cầu xiêm mà ông Phan Văn Niềm, ở ấp 2, xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ, đã tạo ra trái mãng cầu cân xứng, đẹp mắt,
09:13 10/09/2021
“Dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới”, cộng thêm ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mà ông Đặng Văn Út cùng nhiều nông dân ở ấp 2, thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ,
17:21 26/12/2024
(HGO) - Chiều ngày 26-12, ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban chỉ đạo tỉnh).
17:11 26/12/2024
(HGO) - Ngày 26-12, Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Hậu Giang phối hợp cùng Ban vận động hiến máu tình nguyện huyện Phụng Hiệp tổ chức Lễ phát động Chiến dịch vận động hiến máu tình nguyện dịp tết, với chủ đề “Hành trình những giọt máu nghĩa tình”.
15:38 26/12/2024
(HGO) - Thường trực Huyện uỷ Vị Thuỷ vừa tổ chức hội nghị công bố các quyết định của Ban Thường vụ Huyện uỷ về công tác cán bộ.
09:41 26/12/2024
Hội LHPN huyện Châu Thành đã khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.