Thứ Sáu, ngày 10/06/2022 | 07:53
Xem Video:
Bén duyên với vùng đất thành phố Ngã Bảy cách đây không lâu, nhưng cây nho Ninh Thuận đang phát huy ưu thế khi hợp thổ nhưỡng, không tốn nhiều diện tích mà lại có giá trị kinh tế cao, hứa hẹn mở ra hướng phát triển mới cho nông nghiệp địa phương.
Anh Võ Hùng Việt đang thu hoạch những chùm nho kẹo trái chiếng trên khu vườn của mình.
Tiên phong trồng cây mới
Cách đây nhiều năm, việc trồng nho kẹo Ninh Thuận còn khá xa lạ ở miền Tây nói chung và Hậu Giang nói riêng. Vốn quen với ruộng lúa từ hàng chục năm trước nên việc canh tác loại cây vốn được thiên thiên ưu ái cho vùng duyên hải Nam Trung bộ là chuyện chưa ai nghĩ tới. Thế nhưng, với anh Võ Hùng Việt, ở khu vực Xẻo Vông, phường Hiệp Lợi, thành phố Ngã Bảy, lại là câu chuyện khác.
Anh Việt kể, trong chuyến du lịch tỉnh Bến Tre cách đây không lâu, anh rất bất ngờ khi được tham quan vườn nho khoảng 50 gốc đang phát triển tại xứ dừa, vùng đất có nhiều nét tương đồng với thành phố Ngã Bảy. Trót “phải lòng” những chùm nho căng tròn, ngọt lịm, anh Việt quyết định mua 2 cây nho con về trồng thử nghiệm ở mảnh đất quê nhà.
Người tiên phong bao giờ cũng gặp những cái khó. Với anh Việt cũng vậy, anh phải tự mày mò tìm hiểu để có thể chăm sóc tốt nhất cho những cây nho con “lạ nước, lạ cái” của mình. Đáng mừng, giống nho kẹo tỏ ra hợp thổ nhưỡng, phát triển tốt. Thừa thắng xông lên, đến nay anh Việt đã bỏ ra khoảng 30 triệu đồng tiền mua cây giống, làm giàn, phân bón… để tạo lập vườn nho kẹo của riêng mình. Suốt hơn 1 năm miệt mài chăm sóc, vườn nho ngày nào nay đã bắt đầu cho trái chiếng.
Anh Việt phấn khởi cho biết: “Toàn bộ vườn nho này rộng 400m2. Nho kẹo này hợp với đất thành phố Ngã Bảy, mình cũng chăm bón hơn 1 năm nay rồi, học hỏi kỹ thuật chăm sóc từ sách, báo, trên mạng và những chủ vườn đã trồng thành công. Muốn trồng nho thì phải đúng kỹ thuật, cây này cách cây kia chừng 1m, hàng cách hàng là 2m, cách trồng này mình dễ chăm sóc mà vườn cũng thông thoáng nữa”.
Đưa tay nâng niu chùm nho rồi chọn chùm chín ngon nhất, cắt đãi những vị khách đầu tiên của vườn, anh Việt cho biết lúc mới bắt đầu trồng nho, nhiều người và cả bản thân anh cũng lo lắng bởi nho cần rất nhiều ánh nắng, gặp mưa nhiều là dễ bị bệnh. Để phòng bệnh và giữ những chùm nho đạt yêu cầu, anh Việt đã nghĩ ra cách từng chùm nho bằng các bọc ni-lông. Tuy nhiên, cách bọc này không giống với trái xoài, anh chỉ bọc xung quanh chùm nho, để hở khoảng dưới để tránh trường hợp nước mưa đọng lại trong bọc làm úng trái. Việc bao trái còn giúp tránh chim chao chảo phá hoại. Ngoài ra, bệnh thán thư cũng làm đau đầu những người trồng nho như anh.
“Thán thư chỉ ngừa chứ không trị được, gây hại lá non là nguy hiểm nhất. Thời điểm nho ra đọt mới và ra hoa, kết trái cần thường xuyên xịt thuốc ngừa bệnh. Cây nho theo tôi nghiên cứu là không kén đất, chủ yếu sợ ẩm. Để làm đạt hiệu quả cao hơn phải làm mái che mưa, hạn chế để ướt lá”, anh Việt cho biết.
Tiềm năng phát triển du lịch
Dạo bước dọc theo những lối đi của vườn nho, tận mắt, tận tay nâng niu những chùm nho tươi rói, thưởng thức vị thơm ngọt đặc trưng của giống nho kẹo vườn nhà anh Việt, đó là một trải nghiệm đầy mới mẻ đối với những vị khách vốn quen với sông nước đồng bằng chúng tôi.
Nho sống có màu xanh lá, sau đó khi chín sẽ chuyển sang màu đen. Hiện tại, những chùm nho lứa đầu tiên của vườn nhà anh Việt đã lên màu, sẽ thu hoạch trong những ngày tới. Giống nho này được đánh giá phù hợp trồng theo tiêu chuẩn an toàn VietGAP, chất lượng lại vượt trội so với giống nho đỏ thường thấy ở chợ. Do vậy, giá bán cao hơn từ 3-4 lần, hiện một số sạp trái cây tại thành phố Ngã Bảy bày bán nho này với giá giữ mức khoảng 150.000 đồng/kg. Ngoài bán trái, anh Việt còn cung cấp cây giống và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho những nhà vườn có nhu cầu canh tác loại cây trồng này.
Theo lời anh Việt, giống nho kẹo Ninh Thuận một năm có thể cho 3 vụ trái, tuổi thọ của cây từ 7-10 năm. Không như một số loại cho trái theo mùa, nho kẹo có thể điều khiển theo ý chủ vườn, đây là điểm cộng rất lớn cho việc khai thác phát triển kinh tế ngoài việc bán trái đơn thuần.
“Cây nho này nếu ai phát triển hướng du lịch, cũng rất tốt vì có thể xử lý ra hoa theo ý chủ vườn. Mỗi năm có thể cho 3 vụ trái, còn các giống khác phần lớn chỉ 2 vụ trái. Đối với cây nho thích nắng, không thích mưa, sợ độ ẩm vì dễ bị bệnh thán thư. Vườn nho này, tôi đặc biệt làm giàn cao quá đầu người vừa tiện cho việc chăm sóc, thu hoạch, vừa để sẵn sàng cho khai thác du lịch trong tương lai”, anh Việt cho biết thêm.
Là loại cây mới được trồng tại thành phố Ngã Bảy khoảng 1 năm trở lại đây, số lượng người canh tác còn ít, anh Việt phải tự tìm tòi, học hỏi vượt bao khó khăn mới có được thành quả bước đầu như hôm nay. Trồng nho kẹo Ninh Thuận không tốn quá nhiều diện tích đất, phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp đô thị của thành phố nhưng rất cần có định hướng, sự hỗ trợ của ngành chuyên môn chuyển đổi những vườn tạp, kém hiệu quả để sang cây trồng có giá trị kinh tế cao, góp phần giúp nông dân làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình.
Bài, ảnh: NGUYÊN TOÀN
10:18 28/11/2022
Tận dụng mít sơ đen và lá mít để nuôi dê đang là mô hình được anh Phan Hoàng Ân, ở thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, áp dụng. Cách làm này mang lại hiệu quả tích cực khi dê lớn nhanh, phát triển tốt, giảm chi phí mà còn giải quyết bài toán phụ phẩm nông nghiệp đang làm đau đầu nhiều nông dân hiện nay.
08:12 07/10/2022
Với tư duy đổi mới, dám nghĩ dám làm, chị Lữ Thị Nhật Hằng, ở huyện Phụng Hiệp, đã đầu tư khoảng 20 tỉ đồng làm nông nghiệp tuần hoàn, bắt nhịp xu hướng phát triển mới, làm giàu trên chính quê hương.
13:43 18/09/2022
Quyết tâm chinh phục và làm giàu từ cây sầu riêng trên mảnh đất quê hương, ông Lê Văn Sáu, ở xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, đã gặt hái thành công khi vươn lên trở thành tỉ phú. Đáng tự hào hơn khi ông Sáu vừa đạt danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2022.
09:16 01/07/2022
Về thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A dễ dàng bắt gặp những vườn xoài sai trái, trong đó phần lớn là xoài cát Hòa Lộc.
08:49 15/04/2022
Nhận thấy nguồn ốc bươu đen trong tự nhiên ngày càng khan hiếm, trong khi thị trường lại rất hút hàng, ông Lê Phước Lợi, ở ấp Mỹ Lợi, thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, đã tận dụng mương vườn để nuôi ốc. Qua đó, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình nhờ bán ốc giống và ốc thịt.
14:39 08/04/2022
Nhận thấy nấm bào ngư xám có giá trị dinh dưỡng cao và được ưa chuộng nên chị Diệp Thị Thúy Kiều, ở khu vực 3, phường III, thành phố Vị Thanh, đã quyết tâm khởi nghiệp với loại nông sản này. Trải qua nhiều khó khăn, thành công bước đầu đã mỉm cười với chị.
11:04 18/02/2022
Không khuất phục khó khăn của vùng đất nhiễm phèn, mặn gây trở ngại cho sản xuất nông nghiệp, gia đình bà Lâm Thị Hoa đã mày mò học hỏi, trồng rau thủy canh trong nhà lưới, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
08:34 26/11/2021
Chỉ gần 300m2 mặt nước mương vườn, nhưng với việc thành công từ mô hình nuôi ốc bươu đen cho sinh sản và ốc thịt mà hàng năm gia đình ông Bùi Ngọc Thúc, ở ấp So Đũa Bé, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, có nguồn thu nhập rất hấp dẫn.
19:18 04/11/2021
Bằng việc sử dụng ống chích để thụ phấn cho bông mãng cầu xiêm mà ông Phan Văn Niềm, ở ấp 2, xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ, đã tạo ra trái mãng cầu cân xứng, đẹp mắt,
09:13 10/09/2021
“Dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới”, cộng thêm ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mà ông Đặng Văn Út cùng nhiều nông dân ở ấp 2, thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ,
06:05 13/12/2024
(HG) - Chiều ngày 12-12, ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang. Dự buổi làm việc còn có ông Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương; ông Nghiêm Xuân Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa.
06:03 13/12/2024
(HG) - Hội thi Tuyên truyền lưu động kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, đã được khai mạc.
06:02 13/12/2024
(HG) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1738 về ban hành quy chế và mô hình tiếp công dân trực tuyến của UBND tỉnh.
06:00 13/12/2024
Các mô hình, đề án khuyến công đang trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển công nghiệp nông thôn của tỉnh. Đây sẽ là nền tảng giúp nâng cao năng lực sản xuất, tạo ra việc làm, cải thiện đời sống người dân, hứa hẹn góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Hậu Giang trong năm 2025.