Tận dụng phụ phẩm mít để nuôi dê

Thứ Hai, ngày 28/11/2022 | 10:18

Xem video:

/uploads/Video/News/2022/11/28/145724Làm giàu từ tận dụng phụ phẩm mít để nuôi dê.mp4

 

Tận dụng mít sơ đen và lá mít để nuôi dê đang là mô hình được anh Phan Hoàng Ân, ở thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, áp dụng. Cách làm này mang lại hiệu quả tích cực khi dê lớn nhanh, phát triển tốt, giảm chi phí mà còn giải quyết bài toán phụ phẩm nông nghiệp đang làm đau đầu nhiều nông dân hiện nay.

Mô hình nuôi dê từ phụ phẩm mít của anh Phan Hoàng Ân mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tiết kiệm chi phí

Mặc dù nuôi hơn 200 con dê nhưng thay vì dự trữ nhiều cỏ như những hộ khác thì gia đình anh Phan Hoàng Ân, ở thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, lại dành không gian quanh chuồng dự trữ rất nhiều mít. Hỏi ra mới biết, đây chính là nguồn thức ăn anh để dành cho đàn dê của mình.

Bắt đầu bén duyên loài vật nuôi này với 10 con dê giống, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 50%. Đất lành, vật nuôi hạp, đàn dê cứ thế sinh sôi và phát triển như ngày hôm nay. Việc cho dê ăn lá mít, mít sơ đen cùng với cỏ đến với anh cũng thật tự nhiên, bắt đầu từ thế mạnh của địa phương. 

“Vùng Châu Thành trồng nhiều mít, mỗi lần thu hoạch bán, tôi thấy mít dạt, mít sơ đen bỏ đi thì rất uổng, nếu xử lý không đúng thì ô nhiễm môi trường. Thay vì bán rẻ 1.000 đồng/kg thì tôi để lại cho dê ăn. Thấy dê ưa mít nên tôi bắt đầu nuôi đến giờ cũng được hơn 2 năm rồi”, anh Phan Hoàng Ân chia sẻ.

Hiện tại, chuồng của anh Ân nuôi 2 loại là dê Boer và Boer lai, giá bán dê thịt cho thương lái đang ở mức cao. Boer lai từ 160.000-170.000 đồng/kg. Còn giống dê Boer khoảng 200.000-220.000 đồng/kg. Ngoài bán dê thịt, anh Ân còn cung cấp dê giống cho những hộ nuôi có nhu cầu. Tới đây, anh Ân và gia đình dự tính sẽ mở rộng chuồng trại và quy mô để phát triển kinh tế.

Anh Ân bộc bạch: “Bình quân bình nuôi từ nhỏ tới lớn thì khoảng 6-6,5 tháng là bán được. Tiền lời khoảng 1,5 triệu đồng/con, sau khi trừ chi phí. Nuôi thức ăn là không có lời, do chi phí quá cao. Cho dê ăn mít nên nhẹ công, chỉ hai vợ chồng nuôi cũng được, chủ yếu lấy công làm lời”.

Mô hình chăn nuôi dê cho ăn lá mít và phụ phẩm trái mít của anh Ân bước đầu đã mang lại hiệu quả. Điều đáng nói, gia đình anh đã mạnh dạn đầu tư và nuôi thành công giống dê với quy mô lớn. Theo anh Ân, chi phí đầu tư nuôi dê theo mô hình này tương đương các hộ khác, tuy nhiên lợi nhuận thì cao hơn. Đây là mô hình phù hợp với điều kiện của địa phương, đàn dê sử dụng thức ăn tự nhiên tạo ra sản phẩm sạch, an toàn.

Hướng phát triển mới

Theo các nhà khoa học, dê là vật nuôi có khả năng kháng bệnh tật tốt, có thể ăn các loại cây, cỏ, lá, hay các phụ phẩm nông nghiệp. Thịt dê và sữa dê đang là xu hướng của người tiêu dùng hiện nay. Tại ĐBSCL, dê được nuôi nhiều ở các địa phương, trong đó có Hậu Giang. Đây là một lợi thế rất lớn cho nông dân của tỉnh khi chọn vật nuôi này.

Mặt khác, cây mít đã có mặt ở hầu hết các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh, tập trung nhiều nhất là ở các huyện Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp và thành phố Ngã Bảy. Tổng diện tích trồng mít của cả tỉnh hiện nay khoảng 9.000ha nên anh Ân hay các hộ chăn nuôi trong vùng không lo thiếu mít cho dê ăn. Nguồn thức ăn sạch, dê lớn nhanh, phát triển tốt, chất lượng thịt cũng được đảm bảo.

Ông Võ Xuân Tân, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh, cho biết mô hình nuôi dê từ phụ phẩm cây mít được nông dân áp dụng từ năm 2011. Mô hình này có nhiều ưu điểm vì trong bối cảnh hiện nay, phải làm sao phát triển theo hướng tích hợp, đa giá trị, mô hình nuôi phải kết hợp kinh tế tuần hoàn. Trồng mít bán loại 1 giá cao, còn lại bán rẻ hoặc dùng để nuôi dê sẽ tiết kiệm chi phí thức ăn.

“Chúng tôi hỗ trợ chi phí mua dê giống 50%, còn lại người dân đối ứng, ưu tiên đối tượng cho hợp tác xã và tổ hợp tác sản xuất. Sẽ hỗ trợ một phần thức ăn bổ sung, còn lại bà con tận dụng thức ăn từ mít. Một số hộ đăng ký làm kinh tế tuần hoàn, cũng đăng ký vật nuôi là con dê. Năm nay, chúng tôi đã mở rộng ra thị trấn Ngã Sáu, các xã còn lại trong huyện Châu Thành và cả các huyện khác. Sắp tới sẽ tiếp tục duy trì để người dân trong tỉnh phát triển kinh tế”, ông Võ Xuân Tân cho hay. 

Trong quá trình thích ứng với biến đổi khí hậu, việc nuôi con gì, trồng cây gì đang được nông dân ở ĐBSCL quan tâm, trong đó dê là một trong những sự lựa chọn hàng đầu. Áp dụng nuôi dê theo hướng tuần hoàn, tận dụng phụ phẩm từ mít cho dê ăn, nuôi lớn bán con giống và dê thịt, còn phân dê ủ lại để bón cho cây mít phát triển vừa có trái bán vừa có phụ phẩm cho dê ăn.

Mô hình nuôi dê cho ăn phụ phẩm từ mít cũng cho thấy người nông dân trên địa bàn đã tìm cho mình một hướng phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện đất đai tại địa phương, góp phần vào sự phát triển chung cho tỉnh nhà.

Bài, ảnh: MỘNG TOÀN

Viết bình luận mới

Xem thêm

Nông nghiệp tuần hoàn: Hướng đi mới và bền vững

08:12 07/10/2022

Với tư duy đổi mới, dám nghĩ dám làm, chị Lữ Thị Nhật Hằng, ở huyện Phụng Hiệp, đã đầu tư khoảng 20 tỉ đồng làm nông nghiệp tuần hoàn, bắt nhịp xu hướng phát triển mới, làm giàu trên chính quê hương.

Bí quyết trồng sầu riêng của tỉ phú Sáu Bờ

13:43 18/09/2022

Quyết tâm chinh phục và làm giàu từ cây sầu riêng trên mảnh đất quê hương, ông Lê Văn Sáu, ở xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, đã gặt hái thành công khi vươn lên trở thành tỉ phú. Đáng tự hào hơn khi ông Sáu vừa đạt danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2022.

Bí quyết để xoài đạt năng suất

09:16 01/07/2022

Về thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A dễ dàng bắt gặp những vườn xoài sai trái, trong đó phần lớn là xoài cát Hòa Lộc.

Ngọt ngào nho kẹo Ninh Thuận trên đất Hậu Giang

07:53 10/06/2022

Bén duyên với vùng đất thành phố Ngã Bảy cách đây không lâu, nhưng cây nho Ninh Thuận đang phát huy ưu thế khi hợp thổ nhưỡng, không tốn nhiều diện tích mà lại có giá trị kinh tế cao, hứa hẹn mở ra hướng phát triển mới cho nông nghiệp địa phương.

Thu nhập ổn định nhờ nuôi ốc bươu đen

08:49 15/04/2022

Nhận thấy nguồn ốc bươu đen trong tự nhiên ngày càng khan hiếm, trong khi thị trường lại rất hút hàng, ông Lê Phước Lợi, ở ấp Mỹ Lợi, thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, đã tận dụng mương vườn để nuôi ốc. Qua đó, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình nhờ bán ốc giống và ốc thịt.

Phát triển kinh tế từ trồng nấm bào ngư

14:39 08/04/2022

Nhận thấy nấm bào ngư xám có giá trị dinh dưỡng cao và được ưa chuộng nên chị Diệp Thị Thúy Kiều, ở khu vực 3, phường III, thành phố Vị Thanh, đã quyết tâm khởi nghiệp với loại nông sản này. Trải qua nhiều khó khăn, thành công bước đầu đã mỉm cười với chị.

Trồng rau Đà Lạt trên đất Hậu Giang

11:04 18/02/2022

​​​​​​​Không khuất phục khó khăn của vùng đất nhiễm phèn, mặn gây trở ngại cho sản xuất nông nghiệp, gia đình bà Lâm Thị Hoa đã mày mò học hỏi, trồng rau thủy canh trong nhà lưới, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bí quyết nuôi ốc bươu đen thành công

08:34 26/11/2021

Chỉ gần 300m2 mặt nước mương vườn, nhưng với việc thành công từ mô hình nuôi ốc bươu đen cho sinh sản và ốc thịt mà hàng năm gia đình ông Bùi Ngọc Thúc, ở ấp So Đũa Bé, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, có nguồn thu nhập rất hấp dẫn.

Cách làm mới trong thụ phấn mãng cầu xiêm

19:18 04/11/2021

Bằng việc sử dụng ống chích để thụ phấn cho bông mãng cầu xiêm mà ông Phan Văn Niềm, ở ấp 2, xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ, đã tạo ra trái mãng cầu cân xứng, đẹp mắt,

Trồng bưởi hiệu quả trên vùng đất phèn

09:13 10/09/2021

“Dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới”, cộng thêm ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mà ông Đặng Văn Út cùng nhiều nông dân ở ấp 2, thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ,

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Làm tốt công tác định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận trong sắp xếp tổ chức bộ máy

17:21 26/12/2024

(HGO) - Chiều ngày 26-12, ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban chỉ đạo tỉnh).

Phát động Chiến dịch vận động hiến máu tình nguyện dịp tết 2025

17:11 26/12/2024

(HGO) - Ngày 26-12, Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Hậu Giang phối hợp cùng Ban vận động hiến máu tình nguyện huyện Phụng Hiệp tổ chức Lễ phát động Chiến dịch vận động hiến máu tình nguyện dịp tết, với chủ đề “Hành trình những giọt máu nghĩa tình”.

Công bố quyết định về công tác cán bộ

15:38 26/12/2024

(HGO) - Thường trực Huyện uỷ Vị Thuỷ vừa tổ chức hội nghị công bố các quyết định của Ban Thường vụ Huyện uỷ về công tác cán bộ.

Điểm tựa giúp phụ nữ thoát nghèo bền vững

09:41 26/12/2024

Hội LHPN huyện Châu Thành đã khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.