Thứ Hai, ngày 01/08/2016 | 07:39
Làm việc gần như liên tục từ sáng đến chiều tối, quần áo lúc nào cũng lấm lem dầu nhớt, nhưng nhiều người vẫn gắn bó với nghề sửa xe mấy mươi năm...
Ở tuổi 88, ông Tám vẫn vá xe rất nhanh và chuyên nghiệp.
Ngay ngã ba đường Trần Hưng Đạo, đối diện chân cầu Đoàn Kết, ở phường I, thành phố Vị Thanh, mọi người thường bắt gặp hình ảnh ông già râu tóc bạc trắng, ngồi miệt mài vá xe cho khách hàng. Ngày nào cũng vậy, cứ tờ mờ sáng, ông Lê Văn Tám lại lọ mọ dọn mớ đồ nghề ra nơi làm việc. Với cái giọng nói hào sảng đúng chất Nam bộ và nụ cười hiền, ông Tám chia sẻ: “Tôi làm nghề này tính ra cũng gần 40 năm rồi, nhờ có nó mà tôi nuôi sống vợ, con”. Ngần ấy thời gian hành nghề là ngần ấy năm ông tiếp xúc với dầu nhớt, theo thời gian, đôi bàn tay của ông đã chai sần, mấy móng tay cũng cứng và đen quánh lại.
Những người dân sống quanh đây đã quá quen thuộc với ông. Dụng cụ hành nghề của ông Tám chỉ có 2 cái bàn ép, bình bơm hơi và một ít đồ nghề vá xe. Tuy dụng cụ hành nghề không quá giá trị, nhưng ông Tám rất trân trọng và thường khoe với nhiều người đó là “cần câu cơm” và bền hơn hẳn mấy loại mua bây giờ. Đã 88 tuổi, nhưng mỗi khi có khách đến vá xe, ông Tám vẫn nhanh nhẹn cầm đồ nghề cạy nhanh vành lấy ruột xe ra kiểm tra và cẩn thận vá từng lỗ thủng, thao tác không thua kém bất cứ thanh niên mạnh khỏe nào. Ông Tám nói: “Nhiều lúc cạy vành xe, mấy thanh sắc nhọn làm ngón tay bị dập, rớm máu, tôi hay bị đau lưng lắm, chắc tại già quá rồi”.
Nhớ lại những ngày đầu mới khởi nghiệp, ông Tám kể: “Thời trẻ tôi làm nhiều nghề lắm, từ chạy tàu, chạy xe lam, rồi mới chuyển qua sửa xe, vá xe. Những năm 1978-1979 nghề này làm ăn được lắm, có ngày tôi kiếm được cả chục giạ lúa lận đó, hồi đó mỗi giạ lúa khoảng 3.000-3.500 đồng thôi. Giờ, nhiều chỗ vá xe mọc lên, khách hàng cũng thu hẹp, thu nhập giảm lại. Quần quật từ sáng sớm đến chiều tối mới về, nhưng kiếm không tới 100.000 đồng. Tôi không có lấy mắc ai đâu. Đôi lúc cũng gặp người tốt bụng, họ thấy mình già cả, cực khổ còn cho tiền thêm nữa”.
Nhiều người hỏi ông sao không nghỉ ngơi cho khỏe, ông bảo rằng ngày nào nghỉ thấy bức bối, khó chịu, mà ra đây ngồi không cũng thấy vui, chắc là tại quen cái chỗ ngồi mấy chục năm. Người con trai út của ông Tám là chú Lê Văn Dũng cũng nối nghiệp ông hành nghề bơm vá xe. Chú Dũng chia sẻ: “10 tuổi tôi đã theo cha đi vá xe, đến nay tôi đã 45 tuổi rồi. Thấy cha lớn tuổi, gia đình cũng khuyên ở nhà nghỉ ngơi, mà cha tôi không chịu”…
Còn ông Huỳnh Văn Ba, ở khu vực 3, phường V, thành phố Vị Thanh, cũng gắn bó với nghề sửa xe ngót 16 năm nay. Trước kia, ông Ba từng làm thợ sửa ô tô ở thành phố Hồ Chí Minh, sau này vợ chồng ông chuyển về đây để lập nghiệp. Lúc đầu, do ít vốn nên đồ nghề của hai ông bà chẳng có bao nhiêu, dần dà khi có tiền lại mua sắm nhiều hơn. Hiện nay, không chỉ ông sửa xe gắn máy mà còn sửa máy cắt cỏ, máy cưa, máy phát điện, máy bơm nước… Chỉ tay vào bộ quần lấm lem dầu nhớt đang mặc trên người, ông Ba chia sẻ: “Làm nghề này là như vậy đó, tiếp xúc với dầu nhớt, ốc vít suốt ngày thì làm sao không dơ cho được. Dù công việc vất vả, nhưng bù lại có đồng ra đồng vô hàng ngày nên vợ chồng tui ráng đeo. Sống hết mình với nghề, chắc nghề không phụ mình đâu”.
Ngoài sửa xe, vợ chồng ông Ba còn làm thêm dịch vụ rửa xe. Bà Võ Thị Ca (vợ ông Ba) bộc bạch: “Lúc trước chỉ có mình ổng làm hà, thấy cực quá tội nghiệp, nên tui cũng phụ hợ rửa xe với vá xe. Để giữ mối, vợ chồng tôi làm rất kỹ không để khách phàn nàn, có những người ở tận Gò Quao, Giồng Riềng bên tỉnh Kiên Giang cũng đem lên đây sửa. Được những mối như vậy, vợ chồng tôi mừng lắm”.
Những ngày khách đến đông, vợ chồng ông Ba làm việc xuyên suốt từ sáng đến 14-15 giờ mà vẫn chưa ăn cơm. Vợ chồng ông bảo, mỗi lần sửa xe, hoặc rửa xe cho khách, ông bà cứ nghĩ là đang làm cho mình, bởi có chăm chút cho xe của khách thì khách hàng mới gắn bó với tiệm. Tuy hơi cực, nhưng nhờ nghề này mà gia đình bà có được cuộc sống ổn định. Được biết, bình quân, mỗi ngày vợ chồng ông Ba kiếm được hơn 100.000 đồng, đủ để trang trải chi phí sinh hoạt trong gia đình.
Sửa xe lề đường, nhưng những người như ông Tám, ông Ba tay nghề không thua kém thợ thầy được đào tạo chuyên nghiệp và cuộc sống vẫn rất ổn định. Hàng trăm chỗ sửa xe từ phố thị đến những xóm nhỏ nông thôn là hàng trăm người thợ có tay nghề và ai cũng có thu nhập tương đối, nói như ông Tám thì: “Có lẽ mình trọng cái nghề, nên được tổ đãi”…
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU
07:54 03/04/2025
(HG) - Ngày 2-4, Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh phối hợp cùng Ban Vận động hiến máu tình nguyện thành phố Ngã Bảy, tổ chức Lễ phát động “Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện” 7-4-2025 và triển khai kế hoạch hiến mô, tạng, bộ phận cơ thể người năm 2025.
07:27 03/04/2025
Nồi nấu chậm là món đồ gia dụng được thị trường quan tâm trong những năm gần đây.
07:53 01/04/2025
Suốt 2 năm qua, mô hình dân vận khéo “Phía sau bạn có tôi” của Chi bộ Trung tâm Công tác xã hội tỉnh đã trở thành điểm tựa quan trọng cho nhiều hoàn cảnh khó khăn cần sự quan tâm từ cộng đồng.
09:08 26/02/2025
Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp, cùng các doanh nghiệp luôn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để người dân,
08:08 20/02/2025
(HG) - Thực hiện phong trào cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, nâng cao đời sống, tham gia các chương trình kinh tế - xã hội ở địa phương, trong tháng qua,
08:07 20/02/2025
Những năm qua, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và các cấp hội là cầu nối cộng đồng chung tay thực hiện nhiều hoạt động góp phần chăm sóc tốt sức khỏe người dân.
08:22 18/02/2025
Chăm sóc, bảo vệ trẻ em được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm thực hiện với nhiều hoạt động, giúp các em phát triển toàn diện.
11:12 17/02/2025
(HGO) – Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã được tổ chức với sự có mặt của 32/35 ủy viên Ban Chấp hành. Ông Vũ Thanh Lưu, Phó Chủ tịch Trung ương Hội CTĐ Việt Nam dự Hội nghị.
07:39 06/02/2025
Năm qua, ngành lao động - thương binh và xã hội đã thực hiện tốt các chỉ tiêu trọng tâm của ngành như giới thiệu việc làm, đào tạo nghề, chăm lo gia đình chính sách, giảm nghèo, góp phần quan trọng trong các hoạt động an sinh xã hội, vì cuộc sống Nhân dân.
07:21 06/02/2025
(HG) - Trong đó, có 1.352 hộ nghèo thiếu hụt về việc làm, 1.730 hộ nghèo thiếu hụt về người phụ thuộc trong hộ gia đình, 1.030 hộ nghèo thiếu hụt về dinh dưỡng,
07:05 21/04/2025
(HG) - Trường Chính trị tỉnh vừa phối hợp với Viettel Hậu Giang triển khai cài đặt các phần mềm hỗ trợ giảng dạy và học tập, hướng đến mục tiêu 100% cán bộ, giảng viên, học viên trở thành công dân số.
06:07 21/04/2025
Để phục vụ tốt nhu cầu sử dụng điện của người dân và các hoạt động chính trị - xã hội trong dịp lễ 30-4 và 1-5, Công ty Điện lực Hậu Giang đã triển khai nhiều phương án đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định trên địa bàn tỉnh.
06:04 21/04/2025
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, tạo nên những biến đổi sâu sắc trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt, cuộc Cách mạng chuyển đổi số với sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data) và các công nghệ số đang làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất, quản lý và tổ chức đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang đứng trước thời cơ, vận hội mới để vươn mình, để “sánh vai với cường quốc năm châu”.
06:03 21/04/2025
Hơn 3 tháng đầu năm nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn thành phố Ngã Bảy được kiểm soát tốt nhờ sự chủ động “phòng bệnh hơn chữa bệnh” với nhiều giải pháp hiệu quả.