Thứ Sáu, ngày 15/12/2017 | 07:49
Năm nay được xem là năm thành công nhất từ trước đến nay của xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy, về công tác giảm nghèo, khi địa phương giảm khoảng 6% hộ nghèo (nghị quyết đề ra từ 2-3%/năm). Đó là kết quả không chỉ ở cách làm mà còn là cách nghĩ của người dân.
Nhờ đầu tư mua máy chang đất, chí thú làm ăn nên gia đình ông Quy thoát nghèo.
Thay đổi cách nghĩ
Từ khi chuẩn bị cho vụ lúa Đông xuân đến nay, ngày nào anh Đặng Văn Quy, ở ấp 4, cũng đi chang đất mướn cho bà con xung quanh, với khoảng 12 giờ/ngày. Công việc này gắn với anh đã 3 năm qua, góp phần không nhỏ giúp gia đình thoát nghèo. “Cực khổ, vất vả tui không sợ, chỉ mong sao được thoát nghèo. Thấy nhiều người có hoàn cảnh như mình nhưng không chỉ thoát nghèo mà còn có cơ ngơi vững chắc. Tôi thấy… hổ thẹn”.
Với suy nghĩ ấy, vợ chồng anh đã nỗ lực không biết mệt mỏi mong sao thoát nghèo. Trước đây, gia đình anh có 3 công ruộng, nhưng làm hoài… vẫn nghèo nên được hưởng một số chính sách của Nhà nước. Đối với nhiều người thì vui mừng nhưng với anh thì… rất buồn, bởi cũng lành lặn, có ruộng đất như người ta mà sao nghèo?
Không muốn Nhà nước hỗ trợ tiếp, cách đây khoảng 3 năm, anh quyết định mượn tiền người thân mua máy chang đất về đi làm mướn, còn vợ thì bán bánh bò, bánh tiêu. Theo đó, cứ đến vụ Đông xuân thì anh làm dịch vụ chang đất mướn, sau đó thì đi làm thợ hồ, trồng hoa màu để tăng thêm thu nhập. Gia đình khá tiết kiệm trong việc chi tiêu.
Nhờ tích cóp nhiều năm, đầu năm 2017, anh mua thêm 2 công đất ruộng và đang xây nhà kho để kinh doanh lúa. “Gia đình thoát nghèo, tui mừng lắm, vì bao năm cố gắng làm ăn nay cũng gặt hái được thành quả. Thoát nghèo rồi tui sẽ cố gắng nhiều hơn để có của dư của để cho bằng anh bằng chị”, anh Quy quyết tâm.
Khác với gia đình anh Quy, gia đình anh Nguyễn Thanh Phong không có đất sản xuất, nhưng với ý chí quyết tâm thoát nghèo nên năm nay ước mơ ấy thành hiện thực.
Vợ chồng anh có hai người con, những năm qua, để lo cuộc sống gia đình, cả hai đều đi làm mướn; tận dụng những khoảnh đất trống xung quanh nhà để nuôi gà, vịt với từ 50-60 con/3 tháng. “Thấy nuôi gà, vịt vậy nhưng giúp gia đình tôi đỡ tốn chi phí sinh hoạt hàng ngày. Sau 3 tháng nuôi, trừ chi phí gia đình cũng lời khoảng 5 triệu đồng. Thà có đồng ra đồng vô còn đỡ hơn để đất trống”, anh Phong cho biết.
Do trước đây gia đình nghèo, hai người con của anh không thể học tới nơi tới chốn nên đã nghỉ học. Để phụ giúp gia đình, năm 2016, hai người con lên thành phố Hồ Chí Minh làm công nhân và hàng tháng gửi về khoảng 3 triệu đồng. Tuy có tiền từ đi làm mướn, chăn nuôi và con gửi về, nhưng anh Phong khá tiết kiệm trong chi tiêu, ăn uống… “Nếu có tiền mà không biết giữ và tiêu xài hoang phí thì trước sau cũng nghèo. Mình không mua không phải là keo kiệt mà chưa đến lúc”, ông Phong giải thích.
Theo đánh giá của ông Lê Hoàng Nhân, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Trung, những năm qua, ý thức người dân thoát nghèo đã được nâng lên, nhiều hộ có mô hình sản xuất, kinh doanh; chi tiêu hợp lý trong sinh hoạt, đời sống.
Nhiều cách làm hay
Cùng với đó, ngay từ đầu năm xã yêu cầu mỗi đoàn thể phải có mô hình thoát nghèo và được các đơn vị nhanh chóng thành lập như mô hình “Đâu khó có phụ nữ”, “Đâu khó có nông dân”, “Lá lành đùm lá rách”…
Bên cạnh đó, địa phương còn xem xét, yêu cầu những hộ có khả năng thoát nghèo trong năm phải đăng ký, đồng thời giao cho từng ngành, đoàn thể theo sát việc thực hiện để có biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nếu gặp phải.
Một cách làm khá mới nữa của xã trong năm nay là hiện nay hộ nghèo được xét theo tiêu chí đa chiều như: điện, nước, phương tiện nghe nhìn, đi lại… nên xã tập trung đầu tư, khắc phục cơ sở hạ tầng để người dân có điều kiện đi lại dễ dàng, phát triển kinh tế, mua sắm phương tiện.
Theo đó, trong năm xã làm mới, sửa chữa, nâng cấp 8 tuyến đường giao thông nông thôn; bắc mới và sửa 3 cây cầu bê tông, tạo điều kiện cho hàng chục gia đình sử dụng nước sạch… Đồng thời, phối hợp với ngành chức năng đào tạo nghề, giải quyết việc làm, từ đó nhiều hộ nâng cao thu nhập, mức sống và đã thoát nghèo.
Theo UBND xã Vĩnh Trung, nếu đầu năm 2017 toàn xã có 24,7% hộ nghèo thì cuối năm còn 18,7% (tương đương 178 hộ thoát nghèo), đây là con số nhiều nhất của xã từ trước đến nay.
Ông Nhân cho biết thêm: “Để phát huy thành tích giảm nghèo đạt được, chúng tôi sẽ nhân rộng các mô hình thoát nghèo, tiếp tục phối hợp với ngành chức năng của huyện mở lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo điều kiện vay vốn. Hơn hết vận động người dân nỗ lực bằng nhiều hình thức để thoát nghèo”.
Bài, ảnh: NHẬT TÂN
08:40 14/11/2024
Xác định được vai trò quan trọng của nam giới đối với công tác dân số và phát triển, tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nam giới trên địa bàn.
08:39 14/11/2024
Sau hơn 4 năm triển khai, thực hiện mô hình “Tấm lòng nhân ái”, Hội LHPN xã Long Phú, thị xã Long Mỹ đã góp phần cùng cộng đồng kịp thời trợ giúp những hoàn cảnh nghèo khó, tạo động lực phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.
08:50 12/11/2024
Huyện Phụng Hiệp đã thực hiện nhiều mô hình hỗ trợ sinh kế. Từ sự tiếp sức này, các hộ nghèo có thêm điều kiện vươn lên trong cuộc sống.
07:25 04/11/2024
(HG) - “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới” là chủ đề của Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 trên địa bàn tỉnh.
09:43 31/10/2024
(HG) - Góp phần thực hiện công tác an sinh xã hội, từ đầu năm đến nay, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh tích cực kêu gọi doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, mạnh thường quân, nhà hảo tâm đóng góp xây dựng nhà đại đoàn kết và tặng quà cho người dân.
08:09 23/10/2024
Việc ra mắt và nhân rộng mô hình “Câu lạc bộ hỗ trợ nam nữ kết bạn - tiến đến hôn nhân” trên địa bàn tỉnh, kỳ vọng góp phần thực hiện tốt công tác vận động nam, nữ thanh niên kết hôn trước 30 tuổi.
15:27 17/10/2024
(HGO) – Theo nguồn tin riêng cung cấp cho Báo Hậu Giang: Khoảng hơn 13 giờ ngày 16-10, tại Kênh Kho Phân (Kênh Công) thuộc khu vực 3, phường III, thành phố Vị Thanh, có 3 trẻ tắm sông gồm: em H.N.T.P. (11 tuổi), ở khu vực 1, phường III; em N.G.B. (13 tuổi), ở khu vực 3, phường III; em N.P.H. (11 tuổi), ở khu vực 3, phường III.
10:29 15/10/2024
(HGO) – Người nhà cho biết, chiều hôm qua (ngày 14-10), bé T. được đưa vào Bệnh viện Sản Nhi Hậu Giang, đường 19-8, ấp 4, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh,
08:55 15/10/2024
Như Báo Hậu Giang thông tin về trường hợp mẹ ruột đánh đập con ruột, có dấu hiệu bạo hành trẻ em, xảy ra tại ấp 5, xã Vị Tân, sáng ngày 14-10, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội,
22:44 13/10/2024
(HGO) - Lúc 20 giờ ngày 13-10, nhận được tin báo của quần chúng, Công an xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, tổ chức kiểm tra 1 phòng trọ trên đường 19-8, thành phố Vị Thanh,
20:15 23/11/2024
(HG) – Chiều muộn ngày 23-11, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, tiếp và làm việc với ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, đến hỗ trợ cho công tác an sinh xã hội của tỉnh.
16:10 23/11/2024
(HGO) - Quỹ Nam Phương cùng Liên Hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh, UBND thị trấn Cái Tắc (huyện Châu Thành A) vừa phối hợp tổ chức Lễ khánh thành cầu Khang Đức nối liền 2 ấp Tân Phú A và Tân Long A của thị trấn Cái Tắc.
13:29 23/11/2024
(HG) - Sáng ngày 23-11, tại thành phố Cần Thơ, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Giải pháp nhân rộng các mô hình thí điểm thành công của Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030”.
11:09 23/11/2024
(HGO) - Đoàn khảo sát do bà Mã Thị Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với UBND huyện Long Mỹ về tình hình thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.