Thứ Tư, ngày 15/06/2016 | 07:18
Là một phụ nữ chân yếu tay mềm, nhưng bà Trần Thị Bé Năm (Năm Bỉ), ở ấp Phú Khởi, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, lại làm được những việc khiến nhiều người nể phục.
Bà Năm Bỉ (phải) luôn hòa đồng với nhân viên của mình.
Không chỉ được biết đến là một phụ nữ đảm đang, cần cù, giỏi tính toán trong công việc, mọi người còn biết đến bà Năm Bỉ bởi tấm lòng thương người nghèo khó. Khi tìm đến nhà gặp, bà Năm Bỉ nhất quyết không kể cho tôi nghe những chuyện mình đã làm cho xã hội thời gian qua. Bà nói rằng, những việc bà làm không chỉ giúp đỡ mọi người trong lúc khó khăn mà còn có ý nghĩa tích đức cho con cháu sau này nên không muốn kể công.
Sau đó, chúng tôi cùng với cán bộ phụ nữ ấp năn nỉ mãi bà Năm Bỉ mới chịu nói về mình. Thế nhưng, bà lại nói một cách khiêm tốn, chỉ khi nào cán bộ phụ nữ ấp kể ra thì bà mới… cười trừ rồi nói rằng: “Thôi đi, có làm được gì đâu mà kể!”.
Thấy vậy, chúng tôi nói rằng, chỉ muốn nghe hành trình vượt khó vươn lên của gia đình, không nghe thêm công tác từ thiện đâu thì câu chuyện mới bắt đầu cởi mở dần.
Trước đây, quê gốc bà Năm Bỉ ở thị trấn Rạch Gòi, huyện Châu Thành A, sau khi lấy chồng được vài năm bà chuyển về xã Thạnh Hòa. Thời điểm đó, đất nước mới hòa bình, cuộc sống của người dân ai cũng gặp khó khăn, gia đình bà Năm Bỉ cũng vậy. Chồng tham gia công tác ở địa phương, lương “ba cọc ba đồng” không đủ trang trải cuộc sống gia đình. Thấy gia cảnh túng quẫn, nếu chỉ trông chờ vào đồng lương của chồng thì không biết đến bao giờ mới thoát nghèo. Nghĩ vậy nên bà tìm mọi cách kiếm tiền.
Từ 3 công đất trồng lúa được cha mẹ chồng cho khi ra riêng, bà giữ lại 1 công trồng lúa, chuyển 2 công sang trồng khoai lang để tăng thêm thu nhập. Lúc đó, đến mùa thu hoạch khoai thì bà bắt heo về nuôi để tận dụng nguồn khoai hư, nhỏ bị thương lái bỏ lại. Vừa trồng khoai vừa nuôi heo, sau một thời gian bà tích cóp được một ít vốn nên mướn thêm đất để trồng khoai lang và xây dựng mô hình trồng nấm mèo phía sau nhà.
Bà Năm Bỉ nói: “Thời điểm đó, ban ngày làm không hết việc phải tranh thủ làm cả ban đêm. Cực lắm nhưng khi có thêm nguồn thu nhập thì quên hết, lại muốn tìm việc khác để kiếm thêm lo cho gia đình, con cái. Lúc đó, cứ công việc đồng áng xong tôi bắt đầu làm bánh tráng, làm mứt trái cây đem ra chợ bỏ mối. Có khi cả đêm không ngủ được 4 tiếng đồng hồ”.
Đến năm 1988, thấy thị trường có nhu cầu mua cây sương sáo nên bà Năm Bỉ bắt đầu tìm kiếm nguồn hàng để mua đi bán lại. Từ hình thức thu mua nhỏ lẻ tại các tỉnh, thành lân cận, lấy uy tín, chất lượng đặt lên hàng đầu nên sau một thời gian bà đã gây dựng được lòng tin với khách hàng. Sau đó, thị trường tiêu thụ sương sáo được mở rộng đến Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và các nước bạn Lào, Campuchia... Cũng từ đó, cơ sở kinh doanh ngày một đi lên, hiện Cơ sở kinh doanh sương sáo Năm Bỉ cung cấp ra thị trường trong và ngoài nước gần 30 tấn hàng/năm.
Không chỉ là tấm gương phụ nữ làm kinh tế giỏi, bà Năm Bỉ còn là một người con vô cùng hiếu thuận, một người hàng xóm hòa đồng, một người chủ đối đãi tốt với nhân viên, một người luôn yêu thương người nghèo khó. Điều đặc biệt là đức tính yêu thương người nghèo được bà thể hiện từ lúc gia đình còn khó khăn.
Bà nhớ lại, thời điểm đó, trong nhà chỉ còn có 3 lon gạo đủ để nấu một bữa cơm chiều cho gia đình bốn người. Vậy mà gặp người hàng xóm không gạo ăn bà bớt phân nửa số gạo để đem cho. Có lẽ đây chính là số gạo quý giá, ý nghĩa nhất của người phụ nữ nhân hậu Năm Bỉ dành cho người nghèo.
Hành động đáng quý của bà đã chứng minh rằng, tình yêu thương, chia sẻ không phải chỉ người giàu mới có thể làm được mà ngay cả người nghèo vẫn có thể san sẻ với người nghèo. Mặc dù không chịu nói nhưng qua lời kể của cán bộ địa phương, chúng tôi nhẩm được số tiền từ thiện mà bà Năm Bỉ hỗ trợ cho người nghèo, hỗ trợ xây chùa, trao học bổng, tập vở cho học sinh nghèo trong nhiều năm qua cộng lại trên 400 triệu đồng.
Bà Nguyễn Thị Thuyền, công nhân làm việc tại cơ sở, chia sẻ: “Cô Năm đối với mọi người rất tốt, ai khó khăn cô đều sẵn sàng giúp đỡ mà không cần người khác biết đến. Mặc dù là chủ tớ nhưng cô đối xử với nhân viên như người một nhà, vì vậy có người đã gắn bó với cơ sở gần 20 năm. Tôi thấy cô thường tham gia việc thiện khắp nơi, hỗ trợ bếp ăn từ thiện tại bệnh viện huyện Phụng Hiệp, sưu tầm cây thuốc nam để chở lên tận An Giang cho các cơ sở bốc thuốc nam miễn phí nữa”.
Có lẽ chính tinh thần bác ái của mình mà bà Năm Bỉ được nhiều người kính mến. Kết thúc câu chuyện cũng là lúc trời vừa sụp tối, chúng tôi chào gia đình ra về mang theo trong đầu câu nói của bà Năm Bỉ: “Sống ở đời có thương người thì trời mới thương ta. Cuộc đời sống nay chết mai, giúp được ai thì mình nên giúp”, mà thấy lòng vui phơi phới.
Bài, ảnh: NHƯ NGUYỆT
08:40 14/11/2024
Xác định được vai trò quan trọng của nam giới đối với công tác dân số và phát triển, tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nam giới trên địa bàn.
08:39 14/11/2024
Sau hơn 4 năm triển khai, thực hiện mô hình “Tấm lòng nhân ái”, Hội LHPN xã Long Phú, thị xã Long Mỹ đã góp phần cùng cộng đồng kịp thời trợ giúp những hoàn cảnh nghèo khó, tạo động lực phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.
08:50 12/11/2024
Huyện Phụng Hiệp đã thực hiện nhiều mô hình hỗ trợ sinh kế. Từ sự tiếp sức này, các hộ nghèo có thêm điều kiện vươn lên trong cuộc sống.
07:25 04/11/2024
(HG) - “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới” là chủ đề của Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 trên địa bàn tỉnh.
09:43 31/10/2024
(HG) - Góp phần thực hiện công tác an sinh xã hội, từ đầu năm đến nay, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh tích cực kêu gọi doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, mạnh thường quân, nhà hảo tâm đóng góp xây dựng nhà đại đoàn kết và tặng quà cho người dân.
08:09 23/10/2024
Việc ra mắt và nhân rộng mô hình “Câu lạc bộ hỗ trợ nam nữ kết bạn - tiến đến hôn nhân” trên địa bàn tỉnh, kỳ vọng góp phần thực hiện tốt công tác vận động nam, nữ thanh niên kết hôn trước 30 tuổi.
15:27 17/10/2024
(HGO) – Theo nguồn tin riêng cung cấp cho Báo Hậu Giang: Khoảng hơn 13 giờ ngày 16-10, tại Kênh Kho Phân (Kênh Công) thuộc khu vực 3, phường III, thành phố Vị Thanh, có 3 trẻ tắm sông gồm: em H.N.T.P. (11 tuổi), ở khu vực 1, phường III; em N.G.B. (13 tuổi), ở khu vực 3, phường III; em N.P.H. (11 tuổi), ở khu vực 3, phường III.
10:29 15/10/2024
(HGO) – Người nhà cho biết, chiều hôm qua (ngày 14-10), bé T. được đưa vào Bệnh viện Sản Nhi Hậu Giang, đường 19-8, ấp 4, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh,
08:55 15/10/2024
Như Báo Hậu Giang thông tin về trường hợp mẹ ruột đánh đập con ruột, có dấu hiệu bạo hành trẻ em, xảy ra tại ấp 5, xã Vị Tân, sáng ngày 14-10, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội,
22:44 13/10/2024
(HGO) - Lúc 20 giờ ngày 13-10, nhận được tin báo của quần chúng, Công an xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, tổ chức kiểm tra 1 phòng trọ trên đường 19-8, thành phố Vị Thanh,
06:00 24/11/2024
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn (Bình Định) được công nhận bảo vật quốc gia; Puerto Rico đăng quang Mr World 2024; Thanh Hằng... rơi cánh trên sàn catwalk; Google bị chính quyền Mỹ ép bán trình duyệt web Chrome.
20:00 23/11/2024
(HG) – Chiều muộn ngày 23-11, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, tiếp và làm việc với ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng đến hỗ trợ cho công tác an sinh xã hội của tỉnh.
16:10 23/11/2024
(HGO) - Quỹ Nam Phương cùng Liên Hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh, UBND thị trấn Cái Tắc (huyện Châu Thành A) vừa phối hợp tổ chức Lễ khánh thành cầu Khang Đức nối liền 2 ấp Tân Phú A và Tân Long A của thị trấn Cái Tắc.
13:29 23/11/2024
(HG) - Sáng ngày 23-11, tại thành phố Cần Thơ, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Giải pháp nhân rộng các mô hình thí điểm thành công của Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030”.