Thứ Ba, ngày 06/09/2016 | 07:49
Mấy cái bánh từ tên gọi dung dị, giá tiền... rất mềm và ít ai làm giàu được bằng nghề bán “bánh quê”, nhưng nhiều người vẫn làm, vẫn gắn bó, để giữ lại chút dư vị quê hương đã được tổ tiên mình truyền lại...
Với chị Tuyết Phân, làm bánh ú lá tre là cách giữ cái nghề mẹ chị đã truyền lại.
Nhanh tay sắp xếp lại mớ lá tre xanh mởn, ngồi bên thau nếp thơm nồng mùi nước cốt dừa, chị Trần Tuyết Phân, ở phường IV, thành phố Vị Thanh, bảo rằng: “Tôi coi làm bánh này cũng là cái nghề rồi, mà nghề được truyền lại hẳn hoi nghe. Nói chứ để gắn bó với nghề cũng gian nan lắm, mình bây giờ bán bánh truyền thống, phải cạnh tranh với đủ loại bánh khác mẫu mã đẹp, để được lâu, nhiều khi bán ế thấy chạnh lòng, nhưng cũng mừng là có nhiều người vẫn còn nhớ, còn thương, còn… thèm cái bánh tên gọi nghe quê một cục, bánh ú lá tre”.
Gắn bó với nghề gói bánh ú từ khi còn rất nhỏ, chị Tuyết Phân bảo rằng nhà chị có mấy đời bán bánh này, do bán cũng lâu nên được nhiều người biết đến, nói như doanh nghiệp, doanh nhân là có thương hiệu. Từ khi khoảng 10 tuổi, chị đã được bà ngoại cầm tay dạy gói bánh. “Hồi trước, ở nhà chỉ có mẹ tôi bán thôi, sau này mẹ truyền nghề cho hết mấy chị em tôi. Bán bánh này ngoài để kiếm thêm thu nhập, còn là cách giữ nghề của gia đình. Bánh ú lá tre thấy nhỏ nhắn vậy chứ gói được cũng cực lắm, từ chọn lá, ngâm nếp với nước tro gòn, rồi xào nhưn, hấp bánh. Trước đây, nấu bằng lò củi hơn 2 tiếng là bánh chín, giờ nấu bằng lò than đá khoảng 6 tiếng lận. Lá tre mùa này dễ kiếm chứ mấy mùa nghịch tìm cũng khó”, chị Phân chia sẻ. Vị dai ngon của nếp, hòa quyện vị đậm đà của đậu xanh khiến ai đã từng một lần nếm thử sẽ khó thể quên được loại bánh dân dã này.
Cứ mỗi sáng, mấy mâm bánh có phần dung dị lại ngược xuôi khắp nẻo. Có khi ở mấy cái chợ đông đúc, có lúc cùng người bán rong ruổi ở bến xe, ở khu nhà trọ hay một cái xóm nhỏ nào đó ở nơi quê nghèo. Phía sau những chiếc bánh thơm nức là cả những sự tâm huyết, hết lòng với cái nghề truyền thống, mà người ở quê hay gọi là bánh khéo. Tuy có ngày bán đắt, có ngày cũng ít khách mua, nhưng hễ còn khách là các bà, các chị lại miệt mài bên xấp lá, thau nếp.
Mỗi buổi sáng dạo quanh một vòng khu vực chợ Vị Thanh, không khó bắt gặp hình ảnh những chiếc “bánh quê” như bánh cam, bánh bò, bánh da lợn, bánh lá nước cốt dừa… Nói về cái nghề bán bánh cam đã hơn chục năm gắn bó với mình, bà Trương Kim Phượng, ở khu vực 1, phường V, thành phố Vị Thanh, tâm sự: “Trước đây, khi chưa có chợ nông thôn, tôi bán ở trên khu vực chợ Vị Thanh lớn. Sau này, nhiều người cũng ra bán nên tôi xuống đây bán cho dễ. Người đi chợ buổi sáng đông, nên bán từ 6 giờ sáng tới tầm 9 giờ là hết rồi. Ở đây tôi chỉ bán bánh cam mặn, ngọt. Nhìn thấy đơn giản vậy chứ chiên ra thành cái bánh cũng công phu lắm à. Bốn người nhà tôi phải dậy từ 1 giờ sáng mới làm được khoảng 300 bánh để bán kịp chợ sáng. Khi nguyên liệu còn rẻ, một cái bánh chừng khoảng 2.000 đồng, giờ thì 3.000-5.000 đồng/cái, nhưng bán cũng được. Có nhiều người nói, mấy cái bánh này là đồ ăn của người nhà quê, mà sao ngon quá trời đất”.
Mỗi loại “bánh quê” thành hình đã gói ghém trong đó cả tâm tư người bán. Nhanh tay lấy mấy miếng bánh da lợn bán cho khách, chị Huyền vui vẻ nói: “Mấy cái bánh này thấy vậy chứ bán được lắm. Lúc đầu sợ bán không được, tôi với mẹ chỉ làm mỗi thứ khoảng chục cái để bán thôi. Nhưng sau này, thấy mọi người thích ăn có khi khách ghé mua đã hết bánh nên tôi nói với mẹ chịu khó làm thêm. Ở đây, tôi bán từ 1 giờ chiều đến gần 4 giờ là hết bánh. Mỗi cái bánh ở đây chỉ từ 5.000 đồng nên học sinh, người làm việc, mấy anh chị công nhân cũng hay ghé”.
Ở đâu đó giữa bộn bề cuộc sống, những chiếc “bánh quê” vẫn còn níu chân được nhiều thực khách. Theo cô Thu Liễu, người hơn chục năm gắn bó với nghề làm bánh kẹp tại khu vực 1, phường IV, thành phố Vị Thanh, nhờ cái nghề làm bánh này mà hai đứa con được học hành đến nơi đến chốn. “Nhớ lúc trước, mỗi ngày hai khuôn tôi đổ được 3-4kg bánh. Do cũng lớn tuổi nên tôi chỉ làm được 2kg bánh thôi, chủ yếu để giữ chân thực khách về hương vị bánh quê, khi có khách đặt tôi mới làm nhiều hơn. Ngày xưa bánh kẹp được chuộng dịp tết nhứt lắm, còn giờ cũng ít người ăn rồi…”.
Mỗi loại bánh quê là một câu chuyện về hành trình sáng tạo ẩm thực của ông cha, đã trở thành một phần của đời sống, một nét văn hóa riêng và cứ mỗi lần nhìn hình ảnh các bà, các chị bên những mâm “bánh quê” chắc ai cũng thấy nhớ về tuổi thơ da diết…
Bài, ảnh: MỸ XUYÊN
09:54 22/04/2025
(HG) - Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước (trung tâm) tỉnh vừa phối hợp với Phòng Tư pháp huyện Long Mỹ và UBND xã Vĩnh Viễn A tổ chức truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trên địa bàn huyện.
09:52 22/04/2025
Các cấp, ngành, hội, đoàn thể, địa phương trong tỉnh luôn quan tâm, thực hiện nhiều hoạt động chăm lo giúp người khuyết tật vươn lên, hòa nhập cộng đồng.
07:54 03/04/2025
(HG) - Ngày 2-4, Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh phối hợp cùng Ban Vận động hiến máu tình nguyện thành phố Ngã Bảy, tổ chức Lễ phát động “Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện” 7-4-2025 và triển khai kế hoạch hiến mô, tạng, bộ phận cơ thể người năm 2025.
07:27 03/04/2025
Nồi nấu chậm là món đồ gia dụng được thị trường quan tâm trong những năm gần đây.
07:53 01/04/2025
Suốt 2 năm qua, mô hình dân vận khéo “Phía sau bạn có tôi” của Chi bộ Trung tâm Công tác xã hội tỉnh đã trở thành điểm tựa quan trọng cho nhiều hoàn cảnh khó khăn cần sự quan tâm từ cộng đồng.
09:08 26/02/2025
Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp, cùng các doanh nghiệp luôn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để người dân,
08:08 20/02/2025
(HG) - Thực hiện phong trào cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, nâng cao đời sống, tham gia các chương trình kinh tế - xã hội ở địa phương, trong tháng qua,
08:07 20/02/2025
Những năm qua, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và các cấp hội là cầu nối cộng đồng chung tay thực hiện nhiều hoạt động góp phần chăm sóc tốt sức khỏe người dân.
08:22 18/02/2025
Chăm sóc, bảo vệ trẻ em được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm thực hiện với nhiều hoạt động, giúp các em phát triển toàn diện.
11:12 17/02/2025
(HGO) – Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã được tổ chức với sự có mặt của 32/35 ủy viên Ban Chấp hành. Ông Vũ Thanh Lưu, Phó Chủ tịch Trung ương Hội CTĐ Việt Nam dự Hội nghị.
10:25 05/05/2025
Đúng 9 giờ hôm nay, 5-5, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, thủ đô Hà Nội.
09:52 05/05/2025
Đầu năm đến nay, thị xã Long Mỹ kết nạp được 134 đảng viên, vượt 15 đảng viên so với chỉ tiêu được tỉnh giao. Vậy đâu là nguyên nhân giúp thị xã đạt kết quả đáng phấn khởi này ?
09:49 05/05/2025
Sau 7 năm triển khai Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 6/3/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hậu Giang khóa XIII, Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (Khu NNƯDCNC) đã và đang khẳng định vai trò là động lực phát triển nông nghiệp hiện đại của tỉnh.
09:48 05/05/2025
Câu chuyện được các vị khách mời chia sẻ trong buổi tọa đàm “Hậu Giang - Từ mùa xuân thống nhất đến chung bước vào kỷ nguyên mới”, do Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hậu Giang vừa tổ chức,