Thứ Ba, ngày 22/10/2019 | 07:29
Trong cuộc đời, ai cũng mong muốn có cuộc sống viên mãn, an hưởng tuổi già bên con cháu. Nhưng vì những lý do khác nhau mà nhiều người phải bươn chải mưu sinh khi tuổi đã xế chiều.
Ông Bảy đang làm nghề đào, chở đất thuê trên ruộng mùa nước nổi.
Trong những ngày rong ruỗi khắp con phố, đường quê, tôi thường bắt gặp hình ảnh các cụ già ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy” vẫn còn phải lo bươn chải mưu sinh. Để có được đồng tiền nuôi sống bản thân, nhìn các cụ như quen rồi công việc nắng mưa, khi người thì bán vé số, người bán hàng rong, người nhặt rác ve chai, người suốt ngày ngâm mình dưới nước làm nghề lặn đất thuê. Rồi ai cũng đến lúc phải già yếu, ốm đau, mỗi người tùy thuộc vào hoàn cảnh xuất phát điểm và trong lát cắt cuộc sống ấy có những cụ già hạnh phúc, được con cháu chăm sóc hưởng an nhàn, nhưng còn rất nhiều phận người cao tuổi kém may mắn, phải vật lộn với gánh nặng mưu sinh. Họ chỉ hy vọng có thêm ít tiền để trang trải sinh hoạt gia đình. Cũng giống như ông Trần Văn Bảy, ở ấp 13, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, năm nay đã 78 tuổi, vậy mà ông đâu được thảnh thơi. Nhìn đôi mắt ông như đã khô cạn, mái tóc đã bạc phơ, làn da đen sạm bởi gió mưa, nhưng vẫn phải đào chở từng cục đất để mưu sinh.
Chia sẻ với tôi về cuộc đời của cha mình, chị Trần Thị Mai, ở ấp 6, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, là con gái thứ 5 của ông Bảy, cho biết: “Ba tôi là người hiền lành và rất thương yêu vợ con. Nhà nghèo không ruộng đất, mẹ mất sớm, một mình ba làm lụng nuôi sống 5 đứa con”. Mùa nắng ai kêu gì ông Bảy làm nấy, mùa mưa nước nổi đầy đồng thì ông đi lặn đất mướn. Thấy ông vất vả suốt ngày ngâm mình dưới nước, con cái khuyên ông nghỉ ngơi, hay tìm việc nhẹ hơn mà làm. Ông nhìn các con rồi lắc đầu ngoai ngoái, phán liền một câu: “Ba quen rồi cái nghề sống cùng “hà bá” dưới sông”, từ lúc 15 tuổi nên không bỏ được”.
Ông Bảy cho rằng nghề này cũng không bạc đãi mình, hôm nào trời nắng ấm ông lặn được nhiều ghe đất thì ngày đó hũ gạo được đong đầy hơn. Vì vậy, đã hơn 60 năm trôi qua, ông Bảy nhất quyết không bỏ nghề lặn đất thuê. Ông nói với tôi số ông là số nghèo, mở mắt chào đời thì cha mẹ ông đã nghèo sẵn trước rồi. Lớn lên ông chỉ biết theo cha làm thuê kiếm sống, ông không được học hành, một chữ bẻ đôi cũng không biết. Nhờ nghề lặn đất nên không cần chữ, không cần vốn, chỉ cần kiên trì nhẫn nại chịu cực, chịu lạnh là được. Để có được ghe đất san lấp lung bàu, hay ao mương, vườn nhà cho người chủ thuê, người làm nghề này phải đối mặt với nhiều thứ thường gặp như bị mẩn ngứa, bị miểng chai, miểng sành cắt đứt tay, chân, bệnh thối tai, thối mũi, đau mắt… do tiếp xúc lâu ngày với môi trường nước bị ô nhiễm.
Nguy cơ bệnh tật là vậy, nhưng ông Bảy và một số người khác nào đâu bỏ được nghề. Ông nói hôm nào không có ai kêu chở đất, lặn đất thì ông cảm thấy buồn vì nhớ việc. Ông cho biết nhờ nghề này mà ông nuôi được 5 người con khôn lớn, giờ thì ông cũng đã dựng vợ, gả chồng xong hết cho các con, ai nấy đều có cuộc sống riêng tư, nhưng cũng giống ông tất cả cũng đều nghèo, cũng sống bằng nghề lặn đất.
Anh Hậu, con ông Bảy, cho biết thời gian dành cho người làm nghề này cũng không nhiều trong năm. Năm nào nước lũ về sớm và nhiều thì còn làm được 1-2 tháng, còn nước ít như năm nay thì cha con anh làm cũng không được bao lâu vì không có ai thuê. Tranh thủ khi có người thuê, gia đình anh 5-7 người, mỗi ngày có thể đào, móc lấy đất mặt ruộng trên gò cao, chở san lấp nơi ruộng trũng thấp, ngày cũng được vài trăm ngàn đồng/người. Cái lo nhất của người làm nghề này là những tháng thất nghiệp mùa khô. Đây là thời điểm máy móc ra đồng vào vụ, làm nhanh hơn người và giá cả cũng có phần rẻ hơn so với người làm thủ công nên ít người thuê mướn.
Chia tay gia đình ông Bảy, tôi trở về phố huyện, cũng là lúc trời đã xế chiều, trên con đường nhựa phẳng phiu, mây đen vần vũ cả một góc trời, nhớ lại dáng ông gầy gò, liêu xiêu ôm từng cục đất lên ghe giữa cánh đồng mênh mông nước, lòng tôi như trĩu nặng. Tôi chợt nghĩ, phía sau mỗi phận đời neo đơn khốn khổ luôn có một câu chuyện được giấu kín. Nhưng điều đáng trân trọng là những người lớn tuổi này vẫn luôn cố gắng, nỗ lực làm việc tự nuôi sống bản thân, không trông chờ ỷ lại.
Bài, ảnh: QUANG HẢI
08:40 14/11/2024
Xác định được vai trò quan trọng của nam giới đối với công tác dân số và phát triển, tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nam giới trên địa bàn.
08:39 14/11/2024
Sau hơn 4 năm triển khai, thực hiện mô hình “Tấm lòng nhân ái”, Hội LHPN xã Long Phú, thị xã Long Mỹ đã góp phần cùng cộng đồng kịp thời trợ giúp những hoàn cảnh nghèo khó, tạo động lực phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.
08:50 12/11/2024
Huyện Phụng Hiệp đã thực hiện nhiều mô hình hỗ trợ sinh kế. Từ sự tiếp sức này, các hộ nghèo có thêm điều kiện vươn lên trong cuộc sống.
07:25 04/11/2024
(HG) - “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới” là chủ đề của Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 trên địa bàn tỉnh.
09:43 31/10/2024
(HG) - Góp phần thực hiện công tác an sinh xã hội, từ đầu năm đến nay, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh tích cực kêu gọi doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, mạnh thường quân, nhà hảo tâm đóng góp xây dựng nhà đại đoàn kết và tặng quà cho người dân.
08:09 23/10/2024
Việc ra mắt và nhân rộng mô hình “Câu lạc bộ hỗ trợ nam nữ kết bạn - tiến đến hôn nhân” trên địa bàn tỉnh, kỳ vọng góp phần thực hiện tốt công tác vận động nam, nữ thanh niên kết hôn trước 30 tuổi.
15:27 17/10/2024
(HGO) – Theo nguồn tin riêng cung cấp cho Báo Hậu Giang: Khoảng hơn 13 giờ ngày 16-10, tại Kênh Kho Phân (Kênh Công) thuộc khu vực 3, phường III, thành phố Vị Thanh, có 3 trẻ tắm sông gồm: em H.N.T.P. (11 tuổi), ở khu vực 1, phường III; em N.G.B. (13 tuổi), ở khu vực 3, phường III; em N.P.H. (11 tuổi), ở khu vực 3, phường III.
10:29 15/10/2024
(HGO) – Người nhà cho biết, chiều hôm qua (ngày 14-10), bé T. được đưa vào Bệnh viện Sản Nhi Hậu Giang, đường 19-8, ấp 4, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh,
08:55 15/10/2024
Như Báo Hậu Giang thông tin về trường hợp mẹ ruột đánh đập con ruột, có dấu hiệu bạo hành trẻ em, xảy ra tại ấp 5, xã Vị Tân, sáng ngày 14-10, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội,
22:44 13/10/2024
(HGO) - Lúc 20 giờ ngày 13-10, nhận được tin báo của quần chúng, Công an xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, tổ chức kiểm tra 1 phòng trọ trên đường 19-8, thành phố Vị Thanh,
06:00 25/11/2024
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Chính thức công nhận 614 giáo sư, phó giáo sư năm 2024; Dự án giúp nghệ nhân bán hàng online ở Hội An được trao giải thưởng quốc tế; Cộng đồng sử dụng máy đọc sách tại Việt Nam ước tính hiện có trên 300.000 người; Các nước hợp pháp hóa chuyển giới sẽ không được nhận con nuôi ở Nga.
14:58 24/11/2024
Vì thiếu thông tin và mong muốn xuất khẩu lao động với thủ tục đơn giản, chi phí thấp, nên một số người dân đã tìm đến các cá nhân, công ty môi giới mà không tìm hiểu kỹ vấn đề liên quan, từ đó rơi vào bẫy của đối tượng lừa đảo.
14:56 24/11/2024
Xác định đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2025-2027 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong Đảng, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên, nên các cấp ủy trên địa bàn thành phố Vị Thanh đã quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị quan trọng này.
14:52 24/11/2024
(HG) - Sáng ngày 24-11, Công ty Cổ phần Hạnh Nguyên Logistics tổ chức khai trương Nhà máy chiếu xạ nông sản công suất 1.000 tấn sản phẩm/ngày đêm.