Thứ Sáu, ngày 25/08/2017 | 08:41
Đối với những người lành lặn, việc lo miếng cơm, manh áo hàng ngày còn khó, thì với ông Lê Văn Ngỗng (Năm Ngỗng), ở ấp Phương Thạnh, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, điều đó càng khó vạn lần, vì đôi chân đã không còn...
Ông Năm Ngỗng chuẩn bị đi giăng lưới để lo kế mưu sinh.
Lâu nay, người dân ở ấp Phương Thạnh đã quen với hình ảnh người đàn ông khuyết tật ngày ngày ngồi trên chiếc xuồng giăng từng tay lưới. Công việc giăng lưới vốn đơn giản, nhưng với ông đó là cả vấn đề, bởi ông bị tật cả hai chân, chỉ có thể di chuyển bằng tay, nên rất khó khăn, bất tiện. Trong căn nhà lá cũ kỹ, ông Năm Ngỗng vừa đi giăng lưới về, đầu tóc, mình mẩy còn lấm tấm sông nước. Nhìn thân hình gầy gò, di chuyển một cách khó nhọc của ông, mọi người không khỏi xót thương, bởi ông chỉ có thể đi lại bằng hai tay, nhưng đôi tay cũng yếu, hai cái ghế ngồi đồng hành cùng đôi tay giúp ông di chuyển. Ông Năm Ngỗng bộc bạch: “Đi lại bằng tay được vậy là mừng rồi, lúc trước chỉ sợ nằm một chỗ. Bây giờ không chỉ tự mình nấu cơm mà chú còn đi giăng lưới được nữa đó”.
Nhắc đến giăng lưới, ông Năm Ngỗng hồ hởi nói: “Nhờ có nghề này mà tôi mới kiếm sống được đó. Mỗi ngày đi giăng lưới, ngày nào may mắn cũng kiếm được 1kg cá, ngày ít cũng được vài con đổi gạo nấu cơm. Nếu không có nghề này, tôi cũng không biết phải xoay xở làm sao, bởi tôi tật nguyền, đi lại khó khăn”.
Khi hỏi về cuộc đời, dẫu ông cố gượng cười nhưng khóe mắt lại ngấn lệ. Ông kể, cách đây 34 năm, trong một lần đi công việc cá nhân, ông bị nổ mìn và mất đi đôi chân vĩnh viễn. Sau thời gian điều trị ở bệnh viện, vết thương dần lành lặn, nhưng ông lại mang nặng tâm lý mặc cảm, e ngại trước ánh mắt người khác nhìn mình. Song với bản tính rắn rỏi đã cho ông nghị lực, quyết tâm làm lại cuộc đời, không để ai phải thương xót. Từ ngày không còn đôi chân, ông quyết định tập đi bằng chính đôi tay, ông dùng 2 cái ghế con, ông chống tay lên nó tập đi. Những bước đi đầu tiên khó khăn, đôi tay chưa quen chẳng mấy chốc đã mỏi nhừ. Với lại, đường sá lúc ấy khi lại khó đi, nên việc tập luyện của ông đã khó càng thêm khó. Tuy nhiên, với quyết tâm, cố gắng hết mình, ông đã có thể di chuyển dễ dàng bằng chính đôi tay của mình. Dù tàn tật, nhưng ông Năm Ngỗng không bao giờ oán trách số phận. Trước cuộc sống nghèo khó, ông chọn nghề giăng lưới để kiếm sống, bởi nghề này không đòi hỏi ông phải đi đứng, ngồi trên xuồng cũng có thể làm được. Thế là từ đó, ông bắt đầu những ngày thức khuya dậy sớm, để giăng lưới kiếm cá.
Nhờ tính tình hiền lành, chịu thương, chịu khó, nên cũng có người để ý, kết tóc xe duyên, năm 37 tuổi ông cưới vợ. Hạnh phúc vỡ òa khi năm sau vợ chồng ông chào đón đứa con trai đầu lòng. Những tưởng hạnh phúc sẽ mỉm cười với gia đình nghèo, nào ngờ, khi con trai được 1 tuổi, trong những lần cãi vã, vợ ông đã ẵm con ra đi, vậy là suốt 25 năm qua ông một mình thui thủi trong căn nhà vắng. Mắt nhìn xa xăm, ông Năm Ngỗng tâm sự: “Mình tật nguyền không lo được cho vợ con, chỉ làm gánh nặng mà thôi. Chỉ mong vợ con có cuộc sống tốt hơn...”.
Vợ con bỏ đi, ông càng vùi mình vào công việc để tìm quên. Trong thời gian đó, ông không ngại khó nhọc, suốt ngày lênh đênh trên xuồng giăng lưới. Cũng bởi di chuyển bằng tay, nên mỗi lần lên xuống xuồng ông Năm Ngỗng gặp không ít khó khăn, trở ngại, nhất là những khi xuồng lắc chông chênh. Quả thật, đứng nhìn ông ngồi trên chiếc xuồng thả từng tay lưới, ai cũng hồi hộp cho sự an toàn của ông. Ông Năm Ngỗng nhớ lại: “Có những lần đi giăng lưới, nhất là trời mưa gió, ngồi trên xuồng sóng vỗ mạnh, không giữ được thăng bằng tôi đã bị té xuống sông. Khi ấy, cũng may có người dân nhìn thấy vớt tôi lên giùm, nếu không chắc theo ông theo bà rồi. Tôi lội chập chũm được, nhưng yếu lắm...”.
Dẫu có nhiều “tai nạn nghề nghiệp”, nhưng ngày qua ngày, từ tờ mờ sáng cho đến xế chiều, ông Năm Ngỗng vẫn đi giăng lưới. Ông chỉ có niềm mong ước duy nhất là kiếm được nhiều cá, để lo miếng cơm manh áo hàng ngày, ngoài ra, còn dành dụm chút đỉnh để phòng khi trái gió trở trời, bệnh hoạn, hay những khi trời mưa gió chẳng thể đi giăng lưới.
Sống có một mình, nên những khi đau ốm không thể giăng lưới, thì ông Năm Ngỗng lại buồn tủi cho số phận của mình. Ông Năm Ngỗng tâm sự: “Số phận chú không được may mắn như người khác, chú luôn cố gắng, nỗ lực vươn lên. Ngày nào còn sức khỏe, chú vẫn tiếp tục đi giăng lưới để tự nuôi bản thân”. Cứ thế, dù nắng hay mưa, ngày nào cũng vậy, ông cũng bơi xuồng giăng lưới, làm mọi việc để lo kế mưu sinh cho bản thân...
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU
08:40 14/11/2024
Xác định được vai trò quan trọng của nam giới đối với công tác dân số và phát triển, tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nam giới trên địa bàn.
08:39 14/11/2024
Sau hơn 4 năm triển khai, thực hiện mô hình “Tấm lòng nhân ái”, Hội LHPN xã Long Phú, thị xã Long Mỹ đã góp phần cùng cộng đồng kịp thời trợ giúp những hoàn cảnh nghèo khó, tạo động lực phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.
08:50 12/11/2024
Huyện Phụng Hiệp đã thực hiện nhiều mô hình hỗ trợ sinh kế. Từ sự tiếp sức này, các hộ nghèo có thêm điều kiện vươn lên trong cuộc sống.
07:25 04/11/2024
(HG) - “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới” là chủ đề của Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 trên địa bàn tỉnh.
09:43 31/10/2024
(HG) - Góp phần thực hiện công tác an sinh xã hội, từ đầu năm đến nay, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh tích cực kêu gọi doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, mạnh thường quân, nhà hảo tâm đóng góp xây dựng nhà đại đoàn kết và tặng quà cho người dân.
08:09 23/10/2024
Việc ra mắt và nhân rộng mô hình “Câu lạc bộ hỗ trợ nam nữ kết bạn - tiến đến hôn nhân” trên địa bàn tỉnh, kỳ vọng góp phần thực hiện tốt công tác vận động nam, nữ thanh niên kết hôn trước 30 tuổi.
15:27 17/10/2024
(HGO) – Theo nguồn tin riêng cung cấp cho Báo Hậu Giang: Khoảng hơn 13 giờ ngày 16-10, tại Kênh Kho Phân (Kênh Công) thuộc khu vực 3, phường III, thành phố Vị Thanh, có 3 trẻ tắm sông gồm: em H.N.T.P. (11 tuổi), ở khu vực 1, phường III; em N.G.B. (13 tuổi), ở khu vực 3, phường III; em N.P.H. (11 tuổi), ở khu vực 3, phường III.
10:29 15/10/2024
(HGO) – Người nhà cho biết, chiều hôm qua (ngày 14-10), bé T. được đưa vào Bệnh viện Sản Nhi Hậu Giang, đường 19-8, ấp 4, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh,
08:55 15/10/2024
Như Báo Hậu Giang thông tin về trường hợp mẹ ruột đánh đập con ruột, có dấu hiệu bạo hành trẻ em, xảy ra tại ấp 5, xã Vị Tân, sáng ngày 14-10, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội,
22:44 13/10/2024
(HGO) - Lúc 20 giờ ngày 13-10, nhận được tin báo của quần chúng, Công an xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, tổ chức kiểm tra 1 phòng trọ trên đường 19-8, thành phố Vị Thanh,
05:16 24/11/2024
(HG) – Chiều muộn ngày 23-11, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, tiếp và làm việc với ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng đến hỗ trợ cho công tác an sinh xã hội của tỉnh.
16:10 23/11/2024
(HGO) - Quỹ Nam Phương cùng Liên Hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh, UBND thị trấn Cái Tắc (huyện Châu Thành A) vừa phối hợp tổ chức Lễ khánh thành cầu Khang Đức nối liền 2 ấp Tân Phú A và Tân Long A của thị trấn Cái Tắc.
13:29 23/11/2024
(HG) - Sáng ngày 23-11, tại thành phố Cần Thơ, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Giải pháp nhân rộng các mô hình thí điểm thành công của Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030”.
11:09 23/11/2024
(HGO) - Đoàn khảo sát do bà Mã Thị Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với UBND huyện Long Mỹ về tình hình thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.