Thứ Hai, ngày 27/03/2017 | 09:50
Bằng ý chí và nghị lực, nhiều người khuyết tật đã vượt qua mọi trở ngại, để vươn lên hòa nhập cộng đồng.
Chị Cúc luôn cố gắng lao động, để tránh làm gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Tật nguyền nhưng giàu nghị lực
Bên hiên nhà, chị Trần Thị Thu Cúc, ở ấp 10, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, thoăn thoắt đôi tay đan từng nan tre vào nhau, chẳng mấy chốc đã xong phần bụng (mê) của chiếc rổ. Nhìn những bụng rổ chắc chắn, từng mắc đan đều tay, ai nấy đều trầm trồ khen ngợi. Chị Cúc chia sẻ: “Nhà nghèo, trong khi đó bản thân tôi còn bị khuyết tật, do đó, tôi phải cố gắng. Nếu không làm phụ mẹ thì cuộc sống sẽ túng thiếu lắm”.
Chị Cúc là con thứ hai trong gia đình có bốn anh, chị, em. Theo lời bà Nguyễn Thị Hạnh, mẹ chị Cúc, lúc mới sinh ra chị Cúc cũng bình thường như bao đứa trẻ khác. Sau 1, 2 tháng tuổi, bà Hạnh thấy trên lưng chị Cúc có nổi mục gì là lạ, nhưng vì nghèo khó mãi lo chuyện cơm áo gạo tiền nên gia đình cũng không để ý. Rồi khi chị Cúc được 2, 3 tuổi, thì mục trên lưng cũng lớn dần. Lúc này, gia đình chở chị đi khám, bác sĩ cho biết đây là bướu, cần phải phẫu thuật. Tuy nhiên, chi phí phẫu thuật khá cao, trong khi hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên đành đưa chị về nhà. Dù tật nguyền, nhưng với lòng hiếu thảo, ngay từ nhỏ chị Cúc đã học nghề đan rổ, để có thể phụ giúp mẹ lo cho đàn em thơ. Những ngày đầu đến với nghề đan rổ thật không dễ dàng, nhưng với nghị lực phi thường và lòng quyết tâm chị đã vượt qua khó khăn để học nghề. Nhà neo đơn nên hầu hết các công đoạn từ chặt tre thành từng khúc ngắn, cạo vỏ tre, chẻ tre thành nan để làm vành, vót tre thành nan mỏng để đan bụng rổ,… đều do một tay chị đảm nhiệm. Không được khỏe mạnh, lành lặn nên chị Cúc chỉ có thể đan bụng rổ còn phần lận vành do mẹ chị làm, do sức khỏe chị yếu không làm được. “Mục bướu trên lưng nặng nề, ngồi đan hơi lâu thì lưng cứ bị đau nhức. Dù vậy, tôi cũng ráng mà làm, bởi cuộc sống quá khó khăn. Với lại, tôi cũng không muốn làm gánh nặng cho gia đình”, chị Cúc tâm sự. Năm nay, chị Cúc đã 40 tuổi, mục bướu đã chèn gần hết một bên lưng, sức khỏe chị giảm sút, cộng thêm hai chân bị teo dần, việc đi lại cũng bất tiện.
Mỗi ngày, chị Cúc và mẹ làm được 4 cái rổ, trừ chi phí cũng kiếm được 40.000 đồng. Hiện nay, sản phẩm không chỉ bán lẻ tại nhà, mà còn giao cho các cửa hàng trong và ngoài huyện. Không chỉ làm những chiếc rổ để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng, chị Cúc còn làm sản phẩm tham gia trưng bày triển lãm trong các dịp lễ hội lớn nhỏ do tỉnh và địa phương tổ chức. Theo chị Cúc, những chiếc rổ, chiếc thúng tre nhỏ xíu trưng bày trong các dịp lễ hội rất khó làm, phải thật tỉ mỉ, nhẹ nhàng thì mới có thể làm được. Tuy sản phẩm nhỏ, tốn nguyên liệu ít nhưng mất nhiều thời gian. Với chị, những sản phẩm ấy là niềm đam mê, chị luôn cố gắng hoàn thiện từng chi tiết một, để mang đến nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ đẹp hơn. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ do chị Cúc làm ra đã tham dự trên 15 lễ hội do tỉnh và địa phương tổ chức. Từ những nỗ lực của bản thân, chị Cúc đã được Hội Bảo trợ Người khuyết tật - Trẻ mồ côi - Bệnh nhân nghèo tỉnh tặng giấy khen đã có tinh thần vượt khó vươn lên trong cuộc sống.
Không nản chuyện học hành
Không riêng chị Cúc, anh Trần Chí Nguyện, ở ấp 3, xã Long Trị, thị xã Long Mỹ cũng là một trong những người khuyết tật vượt khó. Theo lời anh Chí Nguyện, lúc còn nhỏ anh bị sốt bại liệt, căn bệnh này đã để lại di chứng khiến chân bên phải của anh teo dần. Vì thế, việc đi lại hết sức khó khăn. Dù mang khiếm khuyết trên cơ thể, khi thấy bạn bè cùng trang lứa hàng ngày cắp sách đến trường, anh nhất quyết xin cha mẹ được đi học. Thế nhưng để anh Chí Nguyện đến trường cũng là việc khó khăn, bởi khoảng cách từ nhà đến trường khá xa (khoảng 7km), trong khi chân của anh lại bị khuyết tật nên không thể đi học một mình. Trước tinh thần ham học của anh, người anh bà con của anh đã tình nguyện cõng anh đi học suốt 3 năm liền. Đến năm học lớp 4, anh mới chống tó tự đi học một mình. “Những ngày đầu đi học tôi gặp rất nhiều khó khăn, bạn bè nhìn tôi với ánh mắt ngán ngại, tôi cũng buồn và mặc cảm lắm. Nhưng với quyết tâm theo đuổi con chữ, tôi luôn cố gắng để vượt qua tất cả”, anh Chí Nguyện tâm sự.
Bị khuyết tật ở chân nên việc đi lại của anh Chí Nguyện rất khó khăn, nhưng không vì thế mà anh nản lòng, anh vẫn cố gắng học hết lớp 12 và tiếp tục đi học lớp sơ cấp kế toán dành cho người khuyết tật ở thành phố Cần Thơ. Sau khi tốt nghiệp, anh được nhận vào làm kế toán cho Hội Người khuyết tật thành phố Cần Thơ. Làm việc ở đây được 2 năm, anh xin về làm kế toán tại cơ sở thêu đan Nhân Ái, huyện Long Mỹ (nay là thị xã Long Mỹ). Sau khi làm việc tại đây được 2 năm, cơ sở giải thể, anh chuyển sang làm ở Hợp tác xã Dịch vụ nông lâm thủy sản Hậu Giang, xưởng cơ khí… Trong thời gian đi làm, anh đã đi học Đại học Luật của Trường Đại học Trà Vinh. Đến nay, anh đã tốt nghiệp được hơn 1 năm.
Do chưa xin được công việc phù hợp, nên hiện nay anh đi bán vé số, anh Chí Nguyện cho biết: “Mình bị khuyết tật nên ráng mà làm để mọi người hiểu rằng người khuyết tật cũng có thể lao động, làm việc để tự lo cho bản thân. Mỗi ngày, tôi cũng bán khoảng 200 tờ vé số, tính ra cũng kiếm được 200.000 đồng. Với người tật nguyền như tôi, được vầy là mừng lắm”. Hơn một năm nay, hình ảnh anh Chí Nguyện ngày ngày len lỏi khắp các con đường, ngõ hẻm để bán từng tờ vé số là hình ảnh quen thuộc mà người dân nơi đây chứng kiến. Trước sự cố gắng trong học tập cũng như trong cuộc sống của anh, khiến ai nấy không khỏi cảm phục và ngưỡng mộ. Cho dù cuộc sống phía trước vẫn còn không ít khó khăn, cực nhọc, nhưng trong đôi mắt của anh luôn chất chứa niềm tin yêu cuộc sống.
Với tinh thần lạc quan và niềm tin yêu vào cuộc sống, chị Cúc và anh Chí Nguyện đã nỗ lực vượt qua mọi hoàn cảnh để tự khẳng định mình. Và họ muốn nhắn nhủ với mọi người rằng, dù có khiếm khuyết cơ thể, nhưng mọi người hãy cố gắng vươn lên, để trở thành người có ích cho xã hội… |
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU
08:40 14/11/2024
Xác định được vai trò quan trọng của nam giới đối với công tác dân số và phát triển, tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nam giới trên địa bàn.
08:39 14/11/2024
Sau hơn 4 năm triển khai, thực hiện mô hình “Tấm lòng nhân ái”, Hội LHPN xã Long Phú, thị xã Long Mỹ đã góp phần cùng cộng đồng kịp thời trợ giúp những hoàn cảnh nghèo khó, tạo động lực phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.
08:50 12/11/2024
Huyện Phụng Hiệp đã thực hiện nhiều mô hình hỗ trợ sinh kế. Từ sự tiếp sức này, các hộ nghèo có thêm điều kiện vươn lên trong cuộc sống.
07:25 04/11/2024
(HG) - “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới” là chủ đề của Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 trên địa bàn tỉnh.
09:43 31/10/2024
(HG) - Góp phần thực hiện công tác an sinh xã hội, từ đầu năm đến nay, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh tích cực kêu gọi doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, mạnh thường quân, nhà hảo tâm đóng góp xây dựng nhà đại đoàn kết và tặng quà cho người dân.
08:09 23/10/2024
Việc ra mắt và nhân rộng mô hình “Câu lạc bộ hỗ trợ nam nữ kết bạn - tiến đến hôn nhân” trên địa bàn tỉnh, kỳ vọng góp phần thực hiện tốt công tác vận động nam, nữ thanh niên kết hôn trước 30 tuổi.
15:27 17/10/2024
(HGO) – Theo nguồn tin riêng cung cấp cho Báo Hậu Giang: Khoảng hơn 13 giờ ngày 16-10, tại Kênh Kho Phân (Kênh Công) thuộc khu vực 3, phường III, thành phố Vị Thanh, có 3 trẻ tắm sông gồm: em H.N.T.P. (11 tuổi), ở khu vực 1, phường III; em N.G.B. (13 tuổi), ở khu vực 3, phường III; em N.P.H. (11 tuổi), ở khu vực 3, phường III.
10:29 15/10/2024
(HGO) – Người nhà cho biết, chiều hôm qua (ngày 14-10), bé T. được đưa vào Bệnh viện Sản Nhi Hậu Giang, đường 19-8, ấp 4, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh,
08:55 15/10/2024
Như Báo Hậu Giang thông tin về trường hợp mẹ ruột đánh đập con ruột, có dấu hiệu bạo hành trẻ em, xảy ra tại ấp 5, xã Vị Tân, sáng ngày 14-10, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội,
22:44 13/10/2024
(HGO) - Lúc 20 giờ ngày 13-10, nhận được tin báo của quần chúng, Công an xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, tổ chức kiểm tra 1 phòng trọ trên đường 19-8, thành phố Vị Thanh,
06:00 24/11/2024
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn (Bình Định) được công nhận bảo vật quốc gia; Puerto Rico đăng quang Mr World 2024; Thanh Hằng... rơi cánh trên sàn catwalk; Google bị chính quyền Mỹ ép bán trình duyệt web Chrome.
20:00 23/11/2024
(HG) – Chiều muộn ngày 23-11, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, tiếp và làm việc với ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng đến hỗ trợ cho công tác an sinh xã hội của tỉnh.
16:10 23/11/2024
(HGO) - Quỹ Nam Phương cùng Liên Hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh, UBND thị trấn Cái Tắc (huyện Châu Thành A) vừa phối hợp tổ chức Lễ khánh thành cầu Khang Đức nối liền 2 ấp Tân Phú A và Tân Long A của thị trấn Cái Tắc.
13:29 23/11/2024
(HG) - Sáng ngày 23-11, tại thành phố Cần Thơ, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Giải pháp nhân rộng các mô hình thí điểm thành công của Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030”.