Thứ Ba, ngày 01/10/2024 | 20:39
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC, NHẤT LÀ NHÂN LỰC LÃNH ĐẠO CHỦ CHỐT CÁC CẤP, TẠO BƯỚC CHUYỂN BIẾN MẠNH MẼ, TOÀN DIỆN, CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ GẮN VỚI CƠ CHẾ TUYỂN DỤNG, SỬ DỤNG, ĐÃI NGỘ NHÂN TÀI VÀ TUYỂN CHỌN, BỔ NHIỆM CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CHỦ CHỐT CÁC CẤP TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TỈNH
Thực hiện Chương trình số 50-CTr/TU ngày 09/8/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong khu vực công có đủ phẩm chất, năng lực thi hành công vụ cũng như xây dựng nguồn nhân lực có tay nghề cao, chuyên môn sâu trong khu vực tư thích ứng với nhu cầu lao động của thị trường và xã hội, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV ban hành Nghị quyết phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 .
Từ khi chia tách Tỉnh đến nay, với sự quyết tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, toàn xã hội, nguồn nhân lực của Tỉnh ngày càng phát triển về số lượng, quy mô và chất lượng. Hiện nay, toàn Tỉnh có 391.394 người trong độ tuổi lao động đang làm việc, chiếm 53,85% dân số. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản (khu vực I), tăng tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng (khu vực II) và dịch vụ (khu vực III). Cơ cấu lao động các khu vực I - II - III trong nền kinh tế qua các năm 2004, 2015 và 2020 lần lượt là 79,1% - 5,9% - 15%; 60,45% - 12,38% - 27,17% và 44,3% - 22% - 33,7%. Đến năm 2020, lao động qua đào tạo là 239.494 người, chiếm 61,19% tổng số lao động.
Trình độ nguồn nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập từng bước được nâng lên. Toàn Tỉnh có 11 tiến sĩ và 60 chuyên khoa II; 582 thạc sĩ và 305 chuyên khoa I; 13.205 người có trình độ đại học; 3.560 người có trình độ cao đẳng, trung cấp.
Bên cạnh những kết quả đạt được, nguồn nhân lực của Tỉnh còn một số hạn chế như: trình độ, năng lực của một số cán bộ, công chức, viên chức chưa đáp ứng được yêu cầu trong thực thi công vụ; tỷ lệ trình độ sau đại học tương đối thấp, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao ở một số ngành, lĩnh vực; cơ chế chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài chưa phát huy hiệu quả; nguồn lao động trong khu vực tư nhân chưa thích ứng được môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; cơ sở đào tạo chưa đủ điều kiện đào tạo lao động có chuyên môn kỹ thuật cao đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp; khả năng tiếp cận thị trường và cạnh tranh lao động còn yếu.
Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên là do một số cấp ủy, chính quyền, địa phương, đơn vị chưa quan tâm đúng mức đến công tác phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từ đó dẫn đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chương trình đào tạo, đào tạo lại cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hiệu quả chưa cao; các đơn vị sử dụng lao động chưa chủ động liên kết, cung cấp thông tin đặt hàng cho các cơ sở đào tạo đối với lao động có tay nghề cao; hoạt động tư vấn cho người lao động tham gia đào tạo hoặc tự đào tạo để nâng cao tay nghề còn hạn chế. Công tác đào tạo nghề và quản lý giáo dục nghề nghiệp chưa đổi mới kịp thời theo yêu cầu thực tiễn. Sự phối hợp giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, chính quyền, đoàn thể các cấp và các cơ quan quản lý giáo dục nghề nghiệp chưa chặt chẽ. Cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao của Tỉnh còn thiếu đồng bộ.
Về quan điểm chỉ đạo:
Thứ nhất, con người là nền tảng, yếu tố quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Quan tâm phát triển con người góp phần tạo bước chuyển biến căn bản, mạnh mẽ, với mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, nguồn nhân lực có chất lượng cao là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Đây là một trong ba đột phá chiến lược thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Thứ hai, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực lãnh đạo chủ chốt các cấp, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về công tác đào tạo, tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp trong hệ thống chính trị của Tỉnh và thu hút nguồn lực ngoài xã hội.
Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực phải gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, hợp lý về quy mô, cơ cấu, cân đối về nhân lực theo ngành, lĩnh vực, đáp ứng được cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài; cải thiện năng suất lao động xã hội góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển nhân lực toàn diện, gồm những yếu tố thể lực, tri thức, kỹ năng, hành vi, ý thức chính trị, xã hội theo yêu cầu phát triển con người và hội nhập quốc tế.
Về mục tiêu: Phát triển nguồn nhân lực gắn liền với vai trò, trách nhiệm của nhà nước trong việc xây dựng, định hướng cơ chế chính sách đủ mạnh, có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên phát triển nguồn nhân lực ở một số ngành, lĩnh vực có hàm lượng khoa học công nghệ cao, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có đủ năng lực thực thi nhiệm vụ.
Về chỉ tiêu đến năm 2025:
Một là, Có 100% cán bộ, công chức, viên chức cấp Tỉnh, cấp huyện đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chức danh, trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm, được bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý theo quy định; 100% cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn theo quy định.
Hai là, Trình độ sau đại học đạt tỷ lệ: 8% cán bộ, công chức, viên chức các cấp; 25% cán bộ chủ chốt các cấp. Phấn đấu đến năm 2030, trình độ sau đại học tăng thêm 5%.
Ba là, Đối với các trường cao đẳng: 100% viên chức giữ chức vụ lãnh đạo và viên chức quy hoạch chức danh lãnh đạo có trình độ sau đại học; 80% giảng viên, giáo viên có trình độ sau đại học; 40% giảng viên, giáo viên có trình độ trung cấp lý luận chính trị. Phấn đấu đến năm 2030, có 85% giảng viên, giáo viên có trình độ sau đại học; 45% giảng viên, giáo viên có trình độ trung cấp lý luận chính trị.
Bốn là, Có 80% cán bộ, công chức, viên chức được cập nhật kiến thức thường xuyên về kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. Phấn đấu đến năm 2030 đạt 100%.
Năm là, Có 225 sinh viên/vạn dân; tỷ lệ phân luồng học sinh: 30% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp; 40% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng. Phấn đấu đến năm 2030, có 250 sinh viên/vạn dân; tỷ lệ phân luồng học sinh tăng thêm 5%.
Sáu là, Có 95% giáo viên đạt chuẩn; 98% cán bộ quản lý, giáo viên được tham gia bồi dưỡng theo quy định; 95% cán bộ quản lý, giáo viên quy hoạch cán bộ quản lý có trình độ trung cấp lý luận chính trị. Phấn đấu đến năm 2030, có 100% giáo viên đạt chuẩn; 100% giáo viên, cán bộ quản lý được tham gia bồi dưỡng theo quy định; 100% cán bộ quản lý, giáo viên quy hoạch cán bộ quản lý có trình độ trung cấp lý luận chính trị.
Bảy là, Có 10 bác sĩ/vạn dân; 22 điều dưỡng/vạn dân; 98% người dân trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm y tế. Phấn đấu đến năm 2030, có 12 bác sĩ/vạn dân; 30 điều dưỡng/vạn dân; 99% người dân trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm y tế.
Tám là, Có 70% lao động qua đào tạo. Phấn đấu đến năm 2030 đạt 80%. Tạo việc làm bình quân mỗi năm 15.000 lao động.
Chín là, Cơ cấu lao động trong các khu vực I - II - III đạt tỷ lệ 37% - 30% - 33%. Phấn đấu đến năm 2030, cơ cấu lao động trong các khu vực I - II - III đạt tỷ lệ 30% - 37% - 33%.
Về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:
Một là, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp và toàn xã hội đối với nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực
Các cấp ủy đảng, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tiếp tục nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng có tính chất quyết định của việc phát triển nguồn nhân lực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về những chủ trương, chính sách phát triển nguồn nhân lực của Tỉnh.
Nâng cao khả năng dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực đến năm 2030, làm cơ sở để các doanh nghiệp, đơn vị xây dựng kế hoạch sát, đúng với nhu cầu, định hướng phát triển của Tỉnh. Trong đó, tập trung triển khai thực hiện các quan điểm, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ XIV.
Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, chú trọng công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, rà soát, đánh giá nguồn nhân lực, bảo đảm chính sách tài chính, đa dạng hóa nguồn kinh phí để thực hiện đạt mục tiêu Nghị quyết. Phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong việc giám sát thực hiện cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực.
Hai là, xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách
Tiếp tục rà soát, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, đổi mới cơ chế, các công cụ phát triển nhân lực: hoàn thiện cơ chế, chính sách tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ đối với cán bộ, công chức, viên chức; chính sách đầu tư và chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế; chính sách huy động các nguồn lực xã hội; chính sách lao động, việc làm và an sinh xã hội.
Rà soát, bổ sung các chính sách thu hút nguồn nhân lực sát với điều kiện, định hướng phát triển nguồn nhân lực, trong đó tập trung ưu tiên đối với 04 trụ cột kinh tế của Tỉnh: công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch. Đổi mới công tác tuyển dụng nguồn nhân lực, môi trường và điều kiện làm việc; thực hiện tốt chính sách tiền lương và các chế độ ưu đãi, khen thưởng.
Hoàn thiện cơ chế đánh giá nguồn nhân lực một cách khách quan, khoa học, thực chất và hiệu quả, tạo cơ sở cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế của Tỉnh giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, tập trung hoàn thiện cơ chế đánh giá về quy mô, số lượng, chất lượng và năng suất lao động của người lao động làm cơ sở cho việc quy hoạch, tạo nguồn lao động dự trữ đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2050.
Xây dựng cơ chế phối hợp về quản lý, phát triển nguồn nhân lực một cách tổng thể, hài hòa cân đối, thống nhất giữa Trung ương và địa phương, giữa các cấp, ngành lĩnh vực trong Tỉnh như: cơ chế phối hợp trong việc rà soát, cung cấp số liệu, đánh giá nguồn nhân lực; tạo sự thống nhất trong quy hoạch phát triển nguồn nhân lực; thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo hướng tập trung, trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả.
Ba là, tăng cường công tác quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực
Đổi mới công tác quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực theo hướng toàn diện, đồng bộ, chất lượng và hiệu quả giữa các khu vực, ngành lĩnh vực gắn với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh.
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn nhân lực. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tham gia đào tạo và sử dụng nhân lực trên địa bàn thường xuyên báo cáo, cung cấp thông tin, đánh giá tình hình cung - cầu nhân lực, từ đó có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực một cách đồng bộ.
Thường xuyên đánh giá về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực trong cơ quan, đơn vị, khu vực tư nhân, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với định hướng phát triển nguồn nhân lực của Tỉnh.
Bốn là, Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp Đổi mới mạnh mẽ về quy trình, cách thức đối với công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức gắn với vị trí việc làm. Chú trọng công tác đánh giá chất lượng cán bộ, công chức, viên chức theo đúng chức trách nhiệm vụ được phân công để làm cơ sở quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm, luân chuyển những người đủ đức, đủ tài, có năng lực, tâm huyết với sự phát triển của Tỉnh, đảm bảo khách quan, khoa học, chất lượng và hiệu quả.
Năm là, Quan tâm phát triển nguồn nhân lực trong các đơn vị sự nghiệp:
Nâng cao chất lượng cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ nhà giáo: Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất, đạo đức, năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực của Tỉnh. Tiếp tục đào tạo đội ngũ giáo viên, giảng viên có trình độ chuyên môn cao, đảm bảo về số lượng và chất lượng. Có chính sách thu hút bố trí, sử dụng, đãi ngộ người lao động phù hợp với yêu cầu phát triển từng giai đoạn của Tỉnh.
Nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo nghề: Đánh giá quy mô, năng lực đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở đào tạo, chú trọng đào tạo những ngành nghề phù hợp với sự phát triển của địa phương, đơn vị và thị trường lao động; đẩy mạnh hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại về chuyên môn và kiến thức, kỹ năng quản lý cho cán bộ, người lao động hiện đang làm việc trong lĩnh vực ngành chủ lực của Tỉnh. Xã hội hóa, khuyến khích đầu tư giáo dục nghề nghiệp gắn với nhu cầu thị trường.
Đào tạo và phát triển lực lượng lao động trong các ngành kinh tế có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tác phong làm việc công nghiệp, ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật lao động; tính năng động, sáng tạo trong công việc, nhất là các ngành nghề mũi nhọn của Tỉnh.
Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nguồn nhân lực: Tập trung củng cố hệ thống y tế từ Tỉnh đến cơ sở đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nguồn nhân lực; nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp và người lao động trong việc tham gia bảo hiểm y tế, bảo đảm người lao động có thể tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe; nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh.
Thực hiện tốt công tác đào tạo viên chức ngành y tế có trình độ chuyên môn, quản lý giỏi nhất là tuyến cơ sở, có y đức và tâm huyết với nghề, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nguồn nhân lực. Thực hiện tốt công tác đào tạo theo địa chỉ sử dụng của ngành y tế; tăng cường xã hội hóa thu hút nguồn lực khu vực tư nhân đầu tư vào lĩnh vực y tế.
Doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch phát triển, kinh doanh chiến lược, xác định mục tiêu, quy mô, ngành nghề phát triển, dự báo nguồn lao động để có phương án tuyển dụng, đào tạo nguồn lao động một cách hợp lý, hiệu quả. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan nhà nước trong việc dự báo biến đổi của thị trường lao động trong xu thế hội nhập, từ đó có phương án điều chỉnh, phát triển hợp lý nguồn lao động cho doanh nghiệp.
Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao cho một số ngành, lĩnh vực tỉnh đang ưu tiên phát triển như công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch. Cơ cấu lại nguồn nhân lực hợp lý theo hướng chuyển dịch mạnh nguồn nhân lực ở khu vực I sang khu vực II và khu vực III.
PHẠM HOÀNG ANH
TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Bài viết được đăng phục vụ dự thi Giải Báo chí cấp tỉnh về xây dựng Đảng (Búa liềm vàng) lần thứ III-năm 2024. Tòa soạn không tham gia biên tập, tôn trọng tuyệt đối chính kiến, nội dung, hình ảnh bài viết đã được cơ quan chủ quản thống nhất thông qua.
17:43 25/10/2024
Nền tảng tư tưởng có ý nghĩa rất quan trọng, mang tính chất sống còn của Đảng.
17:38 25/10/2024
Bình đẳng giới là một mục tiêu quan trọng cần hướng đến không chỉ của Việt Nam, mà của cả các nước trên thế giới, là một trong những tiêu chí đánh giá sự phát triển của một xã hội, một quốc gia.
08:34 10/10/2024
Trên cơ sở kế thừa và phát triển các quan điểm về dân chủ của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản của các cơ quan Nhà nước trong chế độ ta, nó đã được thể hiện trong tổ chức Nhà nước của ta” trong (Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, t.12, tr.379). Theo Người, quyền dân chủ được thể hiện trên mọi lĩnh vực của
23:26 09/10/2024
Thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị khóa XII về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh,
23:23 09/10/2024
Trường THCS Thuận Hưng tọa lạc tại cửa ngỏ của con đường Tỉnh lộ xuôi về huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang. Chi bộ nhà trường thuộc Đảng ủy xã Thuận Hưng.
23:20 09/10/2024
Tôi sinh ra và lớn lên khi chiến tranh đã lùi xa, đất nước đã hoàn toàn thống nhất, Bắc-Nam sum họp một nhà.
23:18 09/10/2024
Hồ Chí Minh vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc ta. Con người, cuộc đời, sự nghiệp của Người luôn là tấm gương sáng cho chúng ta học tập và noi theo.
23:12 09/10/2024
Giáo dục và đào tạo luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, được coi là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân.
23:05 09/10/2024
Đảng ta là một tổ chức chặt chẽ, được xây dựng và trưởng thành từ đội ngũ đảng viên.
23:01 09/10/2024
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc lấy gương người tốt việc tốt để tuyên truyền, giáo dục cho đông đảo quần chúng nhân dân, với nguyện vọng thế hệ sau sẽ tiếp bước thế hệ trước để phát huy tốt nhất ý chí, tinh thần trách nhiệm,
13:29 23/11/2024
(HG) - Sáng ngày 23-11, tại thành phố Cần Thơ, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Giải pháp nhân rộng các mô hình thí điểm thành công của Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030”.
11:09 23/11/2024
(HGO) - Đoàn khảo sát do bà Mã Thị Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với UBND huyện Long Mỹ về tình hình thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
07:34 23/11/2024
(HGO) – Là chủ đề hội nghị vừa được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Cần Thơ tổ chức, với sự tham dự của khoảng 100 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương; các viện, trường, doanh nghiệp và hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.
05:53 23/11/2024
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Khan hiếm vé máy bay, giá tăng cao; Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long xúc tiến, quảng bá du lịch tại Quảng Ninh; Độc lạ Đồng Nai: Treo nguyên chiếc ô tô cũ trước cổng nhà làm... kỷ niệm; Gen Z Australia xuất ngoại tìm bạn trai.