CẦN XÓA BỎ GÓC KHUẤT “THI ĐUA – THUA ĐI” Ở MỘT SỐ NƠI TRONG TRƯỜNG HỌC

Thứ Sáu, ngày 27/09/2024 | 22:46

Nói đến công tác thi đua khen thưởng, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm: “thi đua là gieo trồng, khen thưởng là gặt hái”. Nếu thi đua là hành động tự nguyện, tự giác, là cả quá trình phấn đấu, học tập và lao động, cống hiến công sức của mình cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thì khen thưởng chính là giai đoạn chúng ta gặt hái được những thành quả mà cả quá trình nỗ lực phấn đấu mới có được. Đó chính là sự đánh giá công bằng của tổ chức trong việc quản lý con người, đối với những cá nhân có nhiều đóng góp cho xã hội.

Các cơ quan, tổ chức thực hiện chức năng quản lý khi ghi nhận, biểu dương, khuyến khích, tôn vinh công lao đối với tập thể hay cá nhân trong phạm vi quản lý về những thành tích đã đạt được bằng hình thức khen thưởng, dựa trên những kết quả đã đạt được trong quá trình thi đua của cá nhân hay tập thể. Vì vậy, thi đua chính là nền móng, cơ sở cho việc khen thưởng, hay nói cách khác thi đua tốt sẽ có nhiều thành tích để khen thưởng. Bình bầu thi đua đúng, chặt chẽ và công khai minh bạch sẽ giúp cho việc khen thưởng được chính xác. Bình bầu thi đua đại trà, qua loa, nể nang sẽ dẫn đến việc khen thưởng tràn lan. Khen không đúng sẽ khiến cho dư luận bất bình, không những không khuyến khích được người lao động phát huy tính tích cực trong công việc mà còn phản tác dụng, đi ngược lại mục đích tốt đẹp ban đầu.

Tuy vậy, hiện nay công tác thi đua khen thưởng trong trường học ở một số địa phương có nhiều bất cập, thiếu minh bạch dẫn đến tiêu cực, kéo bè kết phái khai man thành tích để đạt được danh hiệu khen thưởng cao. Nhiều cán bộ,  giáo viên có thành tích cống hiến, có thâm niên tham gia phong trào đạt hiệu quả nhưng lại bị trù dập, bỏ sót để đánh tráo thành tích khen thưởng cho những giáo viên không xứng đáng. Điển hình tại một trường THCS trong huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang có trường hợp đánh tráo thành tích của giáo viên A để thay thế giáo viên B đạt danh hiệu HTXSNV năm học 2021-2022 và được phong tặng Bằng khen UBND tỉnh trong khi giáo viên B này không có tham gia phong trào, công tác chủ nhiệm không đạt chỉ tiêu theo quy định của nhà trường. Và điều đáng nói ở đây là giáo viên B cùng 2 giáo viên khác nữa không đạt LĐTT mà lại được xét HTXSNV, trong khi đó bỏ sót giáo viên A có thành tích, đạt giải cấp tỉnh ra khỏi danh sách nộp về cấp trên, do thiếu công khai minh bạch dẫn đến kết quả làm gián đoạn năm thứ 6 HTXSNV đáng lẽ giáo viên A đạt liên tục 7 năm HTXSNV và mất đi cơ hội được phong tặng bằng khen UBND tỉnh. Vụ việc này đã và đang trong quá trình điều tra của thanh tra huyện và một phó hiệu trưởng chuyên môn trường này đang tạm thời bị cắt chức vụ.

Bên cạnh đó, sự suy thoái về đạo đức, lối sống dưới tác động của lợi ích nhóm cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả xét thi đua cuối năm trong trường học, dẫn đến mâu thuẫn nội bộ, ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh. Nếu không kịp thời ngăn chặn sẽ dẫn đến suy thoái của một số lượng cán bộ, giáo viên – đảng viên và tác hại của nó vô cùng nguy hiểm. Vì lợi ích nhóm, chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng của một số nhà trường có thể ban hành các tiêu chuẩn về xét thi đua cuối năm trong trường học trái và dưới tiêu chuẩn, điều kiện cơ bản về quy định chung của Đảng, nhà nước để người thân hoặc những người trong nhóm của họ đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện đó, nhằm mục đích trục lợi cho cá nhân, người thân hoặc nhóm lợi ích. Hậu quả, vì lợi ích nhóm mà họ đưa những giáo viên kém đức, kém tài vào các vị trí HTXSNV, danh hiệu CSTĐCS,...Khi bị  phát hiện thì biện minh rằng : việc quyết định kết quả thi đua khen thưởng là trách nhiệm của tập thể Hội đồng thi đua khen thưởng và được tiến hành một cách “dân chủ”, “đúng quy định”, “đúng quy tắc”...  Thực chất đó chỉ là sự lợi dụng danh nghĩa tập thể, lợi dụng kẽ hở trong quy trình và nguyên tắc bỏ phiếu để áp đặt ý kiến cá nhân.

 Hiện nay lợi ích nhóm đang gây ra hiện tượng bất công, bất bình đẳng, mất dân chủ nghiêm trọng trong trường học. (Ảnh minh họa bài viết)

Dân gian vẫn có câu vè về các phong trào thi đua trên cả nước: “Thi đua ta quyết thi đua/ Thi đua ta quyết tiến lên hàng đầu/ Hàng đầu rồi biết đi đâu?/ Đi đâu không biết hàng đầu cứ đi!”. Với các phong trào thi đua tích cực khác, điều này là giễu nhại thái quá. Nhưng với một số trường học điều này đúng đến đau lòng. Thi với ai và đua với ai trên một “sân chơi” không sòng phẳng luật chơi khi người đứng đầu cơ quan không phân biệt đâu là thành tích ? Đi đến đâu và để làm gì những phong trào thi đua không thật “sạch” khi bị tác động của “hiệu ứng đám đông”. Chẳng hạn xét thi đua cuối năm học, vì lợi ích các thành viên trong nhóm mà các thành viên này tự nêu ra thành tích cá nhân, tự phong giải thưởng cho nhau trong khi không có đạt thành tích theo quy định. Minh chứng từ việc một giáo viên ôn thi học sinh giỏi cấp huyện, tất cả các học sinh do cô này ôn thi đều trượt, nhưng do cần đủ số lượng học sinh tiếp tục tham gia cấp tỉnh nên hai học sinh của cô này được phòng giáo dục thêm  vào danh sách để tham gia dự thi cấp tỉnh. Trong quá trình ôn cho học sinh dự thi thì giáo viên của trường khác ôn cho học sinh nhưng khi xét thi đua cuối năm cô giáo này được báo cáo thành 2 giải cấp huyện và 0,5 giải cấp tỉnh (giáo viên trường khác ôn) trong khi không có một tờ giấy khen đạt giải hoặc giấy công nhận. Quá trình ôn học sinh giỏi thì giáo viên sẽ được thanh toán quy mô dư tiết dạy đúng theo quy định của ngành giáo dục không bị ảnh hưởng quyền lợi khi tham gia ôn thì không thể xem  đó là thành tích và tính giải được. Chính vì thế mà cô này được hiển nhiên nằm trong danh sách xét HTXSNV và ưu tiên bỏ phiếu xét danh hiệu CSTĐCS. Điều bất cập ở đây là những giáo viên đạt giải nhất cấp huyện, cấp tỉnh thì không được xét và nếu như được xét thì bỏ phiếu cũng không đạt tỷ lệ 80% danh hiệu CSTĐCS.

Những điều bất cập như trên đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu ra tại Hội nghị toàn quốc Tổng kết công tác Tổ chức xây dựng Đảng năm 2017: “Tại sao có hiện tượng đề bạt, cất nhắc người nhà, người thân quen mặc dù không đủ tiêu chuẩn? Vì sao cứ nói bổ nhiệm đúng quy trình nhưng kết quả thực tế bố trí cán bộ lại là sai?”. Hay như Đảng ta: “Việc bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử có nơi chưa bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, cá biệt có nơi bố trí người nhà, người thân chưa đủ uy tín” và: “Nhiều nơi còn tình trạng nể nang, chưa chỉ rõ những cán bộ có biểu hiện chạy chức, chạy quyền, cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực”.

Vì vậy, muốn chấp hành nghiêm, không để xảy ra lệch lạc trong thi đua, chúng ta cần thực hiện các giải pháp đồng bộ, kiên quyết. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: “Chúng ta đoàn kết để thi đua. Thi đua phải có tổ chức, có kế hoạch. Thi đua không phải là ganh đua, giấu nghề. Thi đua có nghĩa là mọi người phát triển tài năng, sáng kiến của mình, học hỏi điều hay lẫn nhau, giúp nhau sửa chữa khuyết điểm để cùng nhau tiến bộ”. Từ mục đích của thi đua đặt ra yêu cầu phải an toàn tuyệt đối về mọi mặt. Chúng ta phải thực hiện nghiêm các công việc hằng ngày và tinh thần cần, kiệm, liêm, chính, vì như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Đó chính là nền tảng của thi đua yêu nước.

Bên cạnh đó, việc khen ngợi đúng lúc, đúng chổ giúp củng cố hành vi, khuyến khích cán bộ, các thầy cô giáo hăng hái lặp lại thành tích tốt đẹp trong tương lai. Đặc biệt, hiệu quả đối với những cá nhân thể hiện và mong muốn được cấp trên ghi nhận thành quả. Ngoài ra khen thưởng kịp thời, đúng quy định sẽ giúp các thầy, cô giáo tin tưởng vào khả năng bản thân, từ đó thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ vượt bậc. Khi được khen thưởng đúng họ sẽ thấy được công nhận, trân trọng để tiếp tục nỗ lực. Điều này dẫn tới sự gia tăng hiệu suất và năng suất làm việc một cách chủ động. Từ đó đạt được thành công tốt hơn trong công tác giảng dạy, thầy cô giỏi sẽ có nhiều học sinh giỏi. Lời khen ngợi chân thành giúp giảm bớt căng thẳng và lo âu, tạo ra môi trường làm việc tích cực và thoải mái hơn. Nhờ vậy, các thành viên trong đơn vị nhà trường sẽ cảm thấy gắn kết hơn với công việc và tổ chức, từ đó sẵn sàng cống hiến và đóng góp hết mình cho sự phát triển chung.

Vừa qua cả nước dậy sóng dư luận với việc thi đua của cô giáo Tuất ở Quốc Oai, Hà Nội cũng phần nào gây ảnh hưởng đến uy tín của ngành giáo dục trong thi đua khen thưởng, đúng với câu “con sâu làm sầu nồi canh”, không phải bất cứ đơn vị trường học nào cũng đều có tiêu cực về công tác thi đua. Đối với các điển hình tiên tiến, không được chủ quan, thoả mãn, luôn giữ vững tinh thần, nhiệt huyết, tiếp tục cố gắng, nỗ lực phấn đấu, không ngừng vươn lên, cống hiến nhiều hơn nữa cho cộng đồng và xã hội, cho Tổ quốc và cho nhân dân. Thực sự là những tấm gương sáng cho mọi người học tập, như lời Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới. Trọng trách này đặt lên vai các bạn và mỗi chúng ta, bởi để đạt được thành công, sự tôn vinh đã khó, nhưng giữ được danh hiệu, lòng yêu mến còn khó hơn rất nhiều. Mỗi điển hình tiên tiến là một bông hoa tỏa sáng, tỏa hương về tinh thần, đạo đức, ý thức trách nhiệm và sự tận tâm, tận lực cống hiến. Tôi mong rằng hương sắc đó sẽ tỏa ngát trong cộng đồng, lan tỏa, truyền cảm hứng về những điều tốt đẹp.

Tăng cường tuyên truyền về các phong trào thi đua tích cực, các điển hình tiên tiến, các mô hình mới, sáng tạo, lấy cái đẹp dẹp cái xấu, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực, lấy gương người tốt, việc tốt để giáo dục, nêu gương, tạo sự lan tỏa, truyền cảm hứng trong cộng đồng, xã hội. Thêm mỗi việc làm tốt, mỗi nghĩa cử cao đẹp sẽ góp phần thiết thực để xây dựng nền tảng đạo đức tốt đẹp, làm cho cuộc sống của mỗi chúng ta, xã hội ta ngày càng tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn.  Bằng không, phong trào thi đua lại trở thành “thua đi” trong lòng cán bộ, thầy cô giáo có nhiệt huyết cống hiến thì buồn lắm!

NGUYỄN HỒNG THẮM

 

* Bài viết được đăng phục vụ dự thi Giải Báo chí cấp tỉnh về xây dựng Đảng (Búa liềm vàng) lần thứ III-năm 2024. Tòa soạn không tham gia biên tập, tôn trọng tuyệt đối chính kiến, nội dung, hình ảnh bài viết đã được cơ quan chủ quản thống nhất thông qua.

Viết bình luận mới

Xem thêm

ĐIỀU TUYỆT VỜI CỦA CHÚNG TA

17:43 25/10/2024

Nền tảng tư tưởng có ý nghĩa rất quan trọng, mang tính chất sống còn của Đảng.

VAI TRÒ THAM CHÍNH CỦA PHỤ NỮ, TIẾP CẬN TỪ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH – THỰC TIỄN TỈNH HẬU GIANG

17:38 25/10/2024

Bình đẳng giới là một mục tiêu quan trọng cần hướng đến không chỉ của Việt Nam, mà của cả các nước trên thế giới, là một trong những tiêu chí đánh giá sự phát triển của một xã hội, một quốc gia.

PHÁT HUY TRÁCH NHIỆM NÊU GƯƠNG CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN VÀ NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU

08:34 10/10/2024

Trên cơ sở kế thừa và phát triển các quan điểm về dân chủ của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản của các cơ quan Nhà nước trong chế độ ta, nó đã được thể hiện trong tổ chức Nhà nước của ta” trong (Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, t.12, tr.379). Theo Người, quyền dân chủ được thể hiện trên mọi lĩnh vực của

TRÁCH NHIỆM TIẾP DÂN CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CẤP UỶ

23:26 09/10/2024

Thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị khóa XII về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh,

VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO TRONG NHÀ TRƯỜNG

23:23 09/10/2024

Trường THCS Thuận Hưng tọa lạc tại cửa ngỏ của con đường Tỉnh lộ xuôi về huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang. Chi bộ nhà trường thuộc Đảng ủy xã Thuận Hưng.

Tâm sự của đôi Bạn đời kháng chiến

23:20 09/10/2024

Tôi sinh ra và lớn lên khi chiến tranh đã lùi xa, đất nước đã hoàn toàn thống nhất, Bắc-Nam sum họp một nhà.

HỌC VÀ LÀM THEO PHONG CÁCH “NÓI ĐI ĐÔI VỚI LÀM”CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH THUẬN ĐÔNG 1

23:18 09/10/2024

Hồ Chí Minh vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc ta. Con người, cuộc đời, sự nghiệp của Người luôn là tấm gương sáng cho chúng ta học tập và noi theo.

SỰ NGHIỆP “TRỒNG NGƯỜI” TRƯỜNG THCS CHIÊM THÀNH TẤN, HUYỆN LONG MỸ

23:12 09/10/2024

Giáo dục và đào tạo luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, được coi là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân.

BÀI DỰ THI GIẢI BÚA LIỀM VÀNG

23:05 09/10/2024

Đảng ta là một tổ chức chặt chẽ, được xây dựng và trưởng thành từ đội ngũ đảng viên.

BÀI VIẾT THAM GIA DỰ THI GIẢI BÚA LIỀM VÀNG

23:01 09/10/2024

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc lấy gương người tốt việc tốt để tuyên truyền, giáo dục cho đông đảo quần chúng nhân dân, với nguyện vọng thế hệ sau sẽ tiếp bước thế hệ trước để phát huy tốt nhất ý chí, tinh thần trách nhiệm,

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Ông Lê Tiến Châu tặng cho Hậu Giang 800 triệu đồng thực hiện an sinh xã hội

20:15 23/11/2024

(HG) – Chiều muộn ngày 23-11, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, tiếp và làm việc với ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, đến hỗ trợ cho công tác an sinh xã hội của tỉnh.

Khánh thành cầu nông thôn Khang Đức trị giá trên 1 tỉ đồng

16:10 23/11/2024

(HGO) - Quỹ Nam Phương cùng Liên Hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh, UBND thị trấn Cái Tắc (huyện Châu Thành A) vừa phối hợp tổ chức Lễ khánh thành cầu Khang Đức nối liền 2 ấp Tân Phú A và Tân Long A của thị trấn Cái Tắc.

Mô hình lúa chất lượng cao giúp người dân ĐBSCL giảm chi phí, tăng năng suất và lợi nhuận

13:29 23/11/2024

(HG) - Sáng ngày 23-11, tại thành phố Cần Thơ, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Giải pháp nhân rộng các mô hình thí điểm thành công của Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030”.

Tuyên truyền sâu rộng để người dân chung tay bảo vệ môi trường

11:09 23/11/2024

(HGO) - Đoàn khảo sát do bà Mã Thị Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với UBND huyện Long Mỹ về tình hình thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.