CHÌA KHÓA VÀNG CHO NÔNG NGHIỆP XANH CỦA HUYỆN PHỤNG HIỆP

Thứ Sáu, ngày 27/09/2024 | 14:33

Tóm tắt: Với xu thế hiện nay, nông nghiệp xanh là một trong những lựa chọn hàng đầu cho sự bảo đảm an toàn, an ninh lương thực, bảo vệ môi trường và bảo đảm sức khỏe người tiêu dùng. Nhận thức được tầm quan trọng của nền nông nghiệp xanh, tỉnh Hậu Giang mà điển hình là huyện Phụng Hiệp đã tập trung đầu tư xây dựng nhiều mô hình hướng đến ứng dụng nông nghiệp xanh. Trên cơ sở đánh giá hiệu quả các mô hình, nhìn nhận những hạn chế nhóm tác giả đề xuất những giải pháp hướng đến xây dựng nền nông nghiệp xanh góp phần phát triển bền vững nền nông nghiệp.

Từ khóa: nông nghiệp xanh, chìa khóa vàng, Phụng Hiệp…

Nông nghiệp xanh là một nền nông nghiệp tận dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sản xuất đồng bộ các quy trình để nâng cao chất lượng nông sản; an toàn khi sử dụng và giảm lượng khí thải, loại bỏ các chất độc hại ra môi trường. Nền nông nghiệp này, sử dụng hợp lý, tiết kiệm các yếu tố đầu vào, tái sử dụng phụ phẩm, phế phẩm, chất thải nông nghiệp. Nhờ vậy, giúp tiết kiệm được chi phí đầu tư, tận dụng được nguồn tài nguyên sẵn có của thiên nhiên. Tuy nhiên, thực trạng hệ thống logictics phục vụ cho nông nghiệp vẫn còn một số hạn chế như thiếu hệ thống kho lạnh, phương tiện vận tải lạnh. Công tác quản lý an toàn thực phẩm, chất lượng vật tư nông nghiệp hiệu quả chưa cao; bảo quản chế biến nông sản nhiều bất cập. Khả năng thích ứng biến đổi khí hậu và chống chọi thiên tai trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế.

Nhận thức được những khó khăn, tầm quan trọng của nông nghiệp xanh, Phụng Hiệp là một trong những huyện của tỉnh Hậu Giang tích cực phát triển nông nghiệp xanh trên địa bàn. Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm của lãnh đạo huyện mà ngành nông nghiệp của địa phương có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được triển khai rộng rãi, nhiều diện tích cây trồng kém hiệu quả được chuyển sang canh tác những loại cây có giá trị kinh tế cao; việc phát triển nông nghiệp xanh gắn với du lịch sinh thái bước đầu mang lại nhiều kết quả khả quan; kết cấu hạ tầng đang từng bước hoàn chỉnh, trình độ nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp đang từng bước được nâng lên; hoạt động chuyển giao khoa học công nghệ, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất luôn được ngành nông nghiệp huyện đặc biệt chú trọng.

Hiện nay, huyện Phụng Hiệp đang áp dụng nhiều mô hình nông nghiệp xanh cụ thể như mô hình thâm canh sầu riêng, nuôi cá thát lát theo hướng VietGAP; mô hình sản xuất kinh tế tuần hoàn; mô hình nuôi cá trê vàng ghép sặc rằn trên ruộng lúa; mô hình ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP; mô hình trồng nấm rơm trong nhà và mô hình trồng cây ăn trái an toàn sử dụng phân bón hữu cơ kết hợp hệ thống tưới phun tự động thích ứng biến đổi khí hậu gắn với du lịch sinh thái. Hiệu quả từ các mô hình mang lại có thể kể đến như:

Mô hình thâm canh sầu riêng theo VietGAP thuộc dự án Xây dựng mô hình vườn mẫu cây ăn quả thích ứng với biến đổi khí hậu ở đồng bằng Sông Cửu Long quy mô khoảng 02 ha trên địa bàn xã Tân Bình. Số đợt thu hoạch sầu riêng trong năm là 01 đợt, năng suất trung bình qua 03 năm là 15,5 tấn/ha cao hơn so với ngoài mô hình 2,3 tấn/ha (chiếm 17,4%). Sự nhạy bén trong áp dụng khoa học kỹ thuật góp phần thúc đẩy sản xuất cây ăn trái phát triển theo hướng nông nghiệp xanh tiên tiến, hiệu quả, bền vững, thân thiện với môi trường.

Mô hình nuôi cá thát lát theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với liên kết chuỗi nâng cao giá trị sản phẩm theo nguồn ngân sách Tỉnh với kinh phí thực hiện là 495.950.000 đồng với quy mô 2 ha trên địa bàn xã Hòa Mỹ và xã Hòa An. Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng, sản phẩm được công nhận theo tiêu chuẩn của VietGAP, được sử dụng từ các vật tư từ sinh học và vi sinh giúp giảm chi phí sản xuất từ đó nâng cao thu nhập (cao hơn 10%), làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm an toàn; bảo vệ người tiêu dùng trước nguy cơ thực phẩm mất an toàn, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến, phân phối.

Mô hình sản xuất kinh tế tuần hoàn được đầu tư từ nguồn ngân sách Tỉnh và được thực hiện tại thị trấn Cây Dương. Mô hình tận dụng nguyên liệu thô đưa vào quá trình sản xuất, các nguyên vật liệu thừa và chất thải được thu hồi quay trở lại đầu vào sản xuất dưới dạng chất thải là đầu vào của đối tượng khác; tiết kiệm chi phí đầu vào. Kinh tế tuần hoàn giúp tận dụng được nguồn nguyên vật liệu đã qua sử dụng; giảm thiểu khai thác tài nguyên thiên nhiên; hạn chế tối đa chất thải, khí thải ra môi trường; giúp giảm chi phí và nâng cao sức khỏe người dân...

Hay Mô hình nuôi cá trê vàng ghép sặc rằn trên ruộng lúa quy mô 15 ha, tại thị trấn Cây Dương, xã Hòa Mỹ và xã Hòa An. Hình thức thực hiện của mô hình là tận dụng nguyên liệu sẵn có khi nuôi cá ruộng do hoạt động kiếm thức ăn là phụ phẩm từ lúa, ốc con và các côn trùng khác nên giảm chi phí thuốc và phân bón cho vụ lúa sau. Tận dụng diện tích mặt nước trong ruộng lúa để trồng các cây thủy sinh (ấu) tăng thêm thu nhập hàng ngày, nuôi kết hợp. Việc sử dụng các chế phẩm vi sinh và vôi bột nên làm cho môi trường đất giàu hữu cơ hơn, tạo ra sản phẩm vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

Mô hình ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP liên kết chuỗi nâng cao giá trị sản phẩm từ nguồn ngân sách Tỉnh, tổng kinh phí thực hiện 1.162.250.000 đồng trên quy mô 100 ha thuộc địa bàn Hợp tác xã Trung Hiếu Phát, ấp 2, xã Hòa An. Lợi nhuận mô hình cao hơn so với ngoài mô hình 10%. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn GlobalGAP góp phần nâng cao giá trị của hạt lúa và hiệu quả kinh tế sẽ được nâng cao. Đảm bảo sức khỏe cho người nông dân trực tiếp canh tác và an toàn cho người tiêu dùng.

Còn đối với mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao như Mô hình trồng nấm rơm trong nhà từ nguồn ngân sách huyện, kinh phí là 844.558.000 đồng, quy mô 9 cái (100m2/cái), địa bàn thực hiện là xã Phương Phú, Hòa An, Phương Bình. Đạt 100% khối lượng công việc trong công tác chọn, thẩm định hộ, tập huấn. Năng suất tăng trên 10% và hiệu quả kinh tế tăng 37% so với trồng nấm rơm ngoài trời. Mô hình sẽ tiếp tục nhân rộng trong thời gian tới.

Ngoài ra, Mô hình trồng cây ăn trái an toàn sử dụng phân bón hữu cơ kết hợp hệ thống tưới phun tự động thích ứng biến đổi khí hậu gắn với du lịch sinh thái trích từ nguồn ngân sách Huyện, với tổng kinh phí của mô hình là 790.000.000 đồng, tạo lạc trên địa bàn xã Bình Thành, Hòa An, Tân Bình, Cây Dương, Phương Bình, quy mô là 8 ha. Đạt 100% khối lượng công việc trong công tác chọn, thẩm định hộ, tập huấn. Đã lắp ráp xong hệ thống tưới và cấp 36.096 kg phân hữu cơ. Áp dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất trong mùa khô hạn. Đồng thời đó là Mô hình sản xuất nông nghiệp kinh tế tuần hoàn kết hợp với du lịch sinh thái với kinh phí: 996.000.000 đồng. Mô hình chuỗi sản xuất nông nghiệp tuần hoàn đã giúp nâng cao trình độ của bà con nông dân trong việc ứng dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, tận dụng tối đa phụ phế phẩm để tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận. Mô hình có tiềm năng nhân rộng trong thời gian tới.

Để phát triển được các mô hình đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế trên, huyện chủ trương đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao ở lĩnh vực nông nghiệp. Đồng thời, xác định nông dân là chủ thể, lực lượng quan trọng không thể thiếu trong thực hiện chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp. Từ đó có kế hoạch đào tạo nghề hợp lý cho nông dân, tăng cường tập huấn công nghệ mới, các quy trình tiêu chuẩn kỹ thuật, đặc biệt có kiến thức am hiểu pháp luật khi tham gia liên kết, hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến nông, tập huấn nâng cao kỹ thuật cho đội ngũ các xã, thị trấn trong huyện. Mặc khác, hạ tầng nông thôn được xem là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển.

Để nông nghiệp trở thành “bệ đỡ” kinh tế, “chìa khóa vàng” cho nông nghiệp xanh trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, nhóm tác giả xin đề xuất một số giải pháp sau:

Một là, nâng cao nhận thức, năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở nông thôn, nhất là năng lực quản lý nhà nước về phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Chú trọng xây dựng Đảng và hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh toàn diện, nhất là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ sở đủ phẩm chất, bản lĩnh, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong tình hình mới. Lãnh đạo chính quyền các cấp tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hợp tác xã, doanh nghiệp phát triển và liên kết kinh tế vùng. Có cơ chế, chính sách hấp dẫn thu hút, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến liên kết tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, đảm bảo đầu ra sản phẩm giúp người dân an tâm sản xuất.

Hai là, tiếp tục xác định nông nghiệp xanh là bệ đỡ của nền kinh tế thông qua việc bảo đảm vững chắc an ninh lương thực. Đồng thời cần xác định nông nghiệp xanh được phát triển đúng tầm sẽ tạo được sinh kế, việc làm, thu nhập ổn định cho người dân sinh sống tại vùng nông thôn góp phần quan trọng ổn định chính trị - xã hội và phát triển địa phương. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, sinh hoạt các đoàn thể chính trị - xã hội là rất cần thiết. Song song đó, cần tăng cường phổ biến những cách làm hay, mô hình hiệu quả, nhân rộng thực hiện các mô hình kinh tế nông nghiệp cho người dân tiếp cận và thực hiện. Xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên đủ bản lĩnh chính trị, trình độ, năng lực, có tâm huyết với nghề, có uy tín trong Nhân dân để tuyên truyền, vận động Nhân dân nhận thức tầm quan trọng, lợi ích của sản xuất sạch, an toàn trong phát triển nông nghiệp xanh gắn với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa hiện nay.

Ba là, thực hiện tốt có hiệu quả, khả thi các chính sách thu hút, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Quan tâm việc đưa lao động trẻ có trình độ đại học, cao đẳng về làm việc tại các hợp tác xã; cũng như tạo điều kiện, môi trường làm việc thuận lợi cho cán bộ, người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đổi mới tổ chức, hình thức, nội dung hoạt động của các cơ quan chuyên môn ngành nông nghiệp. Xây dựng đội ngũ cán bộ cộng tác viên ở cơ sở phát triển cộng đồng, phát triển nông thôn; nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ cơ sở. Đổi mới nội dung, phương thức trong việc tập huấn, chuyển giao khoa học – công nghệ tiên tiến; quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, GAP...; quy trình bảo quản, sơ chế hàng hóa nông sản. Bồi dưỡng kiến thức về chính sách, pháp luật, thị trường, hội nhập quốc tế, phòng tránh và giảm thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

Bốn là, ưu tiên đầu tư cho phát triển các ngành hàng nông sản chủ lực, thế mạnh của địa phương cụ thể như đối với ngành hàng lúa gạo cần chú trọng việc sử dụng các giống lúa có khả năng thích ứng tốt với những thay đổi của môi trường như khả năng chịu hạn, phèn, mặn cao, các loại giống đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, canh tác lúa theo phương thức “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM); áp dụng các mô hình tưới tiết kiệm, quản lý nước “ngập khô xen kẽ”; đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất giúp nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí sản xuất; tập trung áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp theo chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Đối với ngành hàng trái cây thì nghiên cứu chọn tạo cây giống đạt chất lượng và có nguồn gốc rõ ràng; nâng cao chất lượng và mẫu mã trái cây. Đẩy mạnh tuyên truyền để người dân thay đổi tập quán sản xuất, phải áp dụng các tiêu chuẩn như VietGAP, GlobalGAP... bảo đảm được các tiêu chuẩn xuất khẩu. Chú trọng việc bảo quản sản phẩm nông sản sau thu hoạch, từ đó Huyện đầu tư xây dựng Trung tâm thu gom, phân loại, sơ chế, đóng gói và phân phối hàng nông sản trong đó có trái cây. Riêng đối với ngành hàng thuỷ sản, nông nghiệp huyện cần đầu tư nhân rộng mô hình sản xuất giống đối với 2 loại thuỷ sản chủ lực (lươn và cá thát lát). Tăng cường quảng bá sản phẩm thông qua các hoạt động hội chợ, xúc tiến thương mại; hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu, logo, tem nhãn, bao bì, mã truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm gạo.

Năm là, tăng cường phát triển kết cấu hạ tầng, giao thông nông thôn tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp và nông thôn. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi phục vụ vùng nuôi thủy sản, đảm bảo định hướng phát triển thuỷ sản theo quy hoạch, vùng mía nguyên liệu, vùng cây ăn trái. Xây dựng chuỗi giá trị tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các vùng chuyên canh sản xuất, hướng đến sản xuất hàng hóa quy mô lớn với chất lượng sản phẩm đồng nhất, tạo nền tảng cho việc xây dựng chuỗi giá trị. Trong đó, tập trung xây dựng các vùng sản xuất toàn dịch bệnh, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ. Đồng thời, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến, xuất khẩu. Tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp liên kết, sản xuất theo chuỗi giá trị, nhân rộng mô hình liên kết 6 nhà trong phát triển sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực của địa phương tạo bước chuyển toàn diện về phát triển nông nghiệp xanh.

Hậu Giang là tỉnh có tiềm năng lớn trong phát triển nông nghiệp. Để nông nghiệp là một trong 4 trụ cột kinh tế của Hậu Giang, thì tập trung phát triển nông nghiệp xanh, hướng tới nông nghiệp thông minh là hướng đi mới nhằm xây dựng một nền nông nghiệp văn minh, bảo vệ sức khỏe con người và thích ứng với biến đổi khí hậu. Và để phát triển nền nông nghiệp xanh, hiệu quả và bền vững, đáp ứng với xu thế phát triển chung của tỉnh, Phụng Hiệp cần tăng cường tuyên truyền nhận thức người dân, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đầu tư kết cấu hạ tầng, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và liên kết sản xuất.

Tài liệu tham khảo

1. Ban Chấp hành Trung ương (2022), Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 tại Hội nghị lần thứ năm của BCH Trung ương Đảng khóa XIII về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Hà Nội.

2. Đảng bộ tỉnh Hậu Giang, Nghị quyết Số 04-NQ/TU của Ban Chấp hành về phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2021 – 2025, Hậu Giang.

3. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Báo cáo kết quả thực hiện sản xuất nông nghiệp năm 2023 và kế hoạch năm 2024, huyện Phụng Hiệp.

 

NGUYỄN NGỌC VẸN - NGUYỄN THIỆN PHÚC

Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang

 

* Bài viết được đăng phục vụ dự thi Giải Báo chí cấp tỉnh về xây dựng Đảng (Búa liềm vàng) lần thứ III-năm 2024. Tòa soạn không tham gia biên tập, tôn trọng tuyệt đối chính kiến, nội dung, hình ảnh bài viết đã được cơ quan chủ quản thống nhất thông qua.

Viết bình luận mới

Xem thêm

ĐIỀU TUYỆT VỜI CỦA CHÚNG TA

17:43 25/10/2024

Nền tảng tư tưởng có ý nghĩa rất quan trọng, mang tính chất sống còn của Đảng.

VAI TRÒ THAM CHÍNH CỦA PHỤ NỮ, TIẾP CẬN TỪ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH – THỰC TIỄN TỈNH HẬU GIANG

17:38 25/10/2024

Bình đẳng giới là một mục tiêu quan trọng cần hướng đến không chỉ của Việt Nam, mà của cả các nước trên thế giới, là một trong những tiêu chí đánh giá sự phát triển của một xã hội, một quốc gia.

PHÁT HUY TRÁCH NHIỆM NÊU GƯƠNG CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN VÀ NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU

08:34 10/10/2024

Trên cơ sở kế thừa và phát triển các quan điểm về dân chủ của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản của các cơ quan Nhà nước trong chế độ ta, nó đã được thể hiện trong tổ chức Nhà nước của ta” trong (Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, t.12, tr.379). Theo Người, quyền dân chủ được thể hiện trên mọi lĩnh vực của

TRÁCH NHIỆM TIẾP DÂN CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CẤP UỶ

23:26 09/10/2024

Thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị khóa XII về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh,

VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO TRONG NHÀ TRƯỜNG

23:23 09/10/2024

Trường THCS Thuận Hưng tọa lạc tại cửa ngỏ của con đường Tỉnh lộ xuôi về huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang. Chi bộ nhà trường thuộc Đảng ủy xã Thuận Hưng.

Tâm sự của đôi Bạn đời kháng chiến

23:20 09/10/2024

Tôi sinh ra và lớn lên khi chiến tranh đã lùi xa, đất nước đã hoàn toàn thống nhất, Bắc-Nam sum họp một nhà.

HỌC VÀ LÀM THEO PHONG CÁCH “NÓI ĐI ĐÔI VỚI LÀM”CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH THUẬN ĐÔNG 1

23:18 09/10/2024

Hồ Chí Minh vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc ta. Con người, cuộc đời, sự nghiệp của Người luôn là tấm gương sáng cho chúng ta học tập và noi theo.

SỰ NGHIỆP “TRỒNG NGƯỜI” TRƯỜNG THCS CHIÊM THÀNH TẤN, HUYỆN LONG MỸ

23:12 09/10/2024

Giáo dục và đào tạo luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, được coi là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân.

BÀI DỰ THI GIẢI BÚA LIỀM VÀNG

23:05 09/10/2024

Đảng ta là một tổ chức chặt chẽ, được xây dựng và trưởng thành từ đội ngũ đảng viên.

BÀI VIẾT THAM GIA DỰ THI GIẢI BÚA LIỀM VÀNG

23:01 09/10/2024

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc lấy gương người tốt việc tốt để tuyên truyền, giáo dục cho đông đảo quần chúng nhân dân, với nguyện vọng thế hệ sau sẽ tiếp bước thế hệ trước để phát huy tốt nhất ý chí, tinh thần trách nhiệm,

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

HĐND tỉnh khảo sát tình hình thực hiện "Đề án Hậu Giang xanh"

19:57 21/11/2024

(HG) - Ngày 21-11, HĐND tỉnh tổ chức đoàn khảo sát tình hình thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” tại huyện Châu Thành A. Bà Mã Thị Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, làm Trưởng đoàn.

Trung ương Hội nông dân Việt Nam thăm mô hình sản xuất của nông dân Hậu Giang

18:36 21/11/2024

(HG) – Chiều ngày 21-11, ông Phan Như Nguyện, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam;

Hợp tác nhiều nhiệm vụ khoa học công nghệ trong nông nghiệp với Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

18:20 21/11/2024

(HG) - Nhằm tăng cường trao đổi, thảo luận và triển khai thực hiện các nội dung ký kết hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp và tham quan một số mô hình nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Hậu Giang,

Cần quyết liệt trong công tác giải phóng mặt bằng dự án Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh

17:08 21/11/2024

(HG) - Sáng ngày 21-11, tại Khu công nghiệp (KCN) Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đã có buổi làm việc để kiểm tra tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) KCN Tân Phú Thạnh.