CHUNG SỨC PHÁT TRIỂN “TAM NÔNG”

Thứ Sáu, ngày 29/09/2023 | 23:32

BÀI 2: ĐỘT PHÁ TRONG CANH TÁC NÔNG NGHIỆP

Để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực quốc gia trước biến đổi khí hậu, đồng thời góp phần nâng cao nguồn thu nhập cho người dân vùng nông thôn nên những năm qua, ngành chức năng từ Trung ương đến địa phương và người dân tại Hậu Giang đã có những hướng đi mới mang lại hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.

Thời gian qua, lĩnh vực nông nghiệp của Hậu Giang luôn được Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh quan tâm bằng việc ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người dân sản xuất đạt hiệu quả.

Ông Nghiêm Xuân Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang cho rằng, Hậu Giang xác định nông nghiệp bền vững là mấu chốt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Do đó, hiện tỉnh rất quan tâm thực hiện quy hoạch phát triển sản xuất theo lợi thế cây trồng, vật nuôi của từng vùng, đồng thời tăng tính đầu tư từ chiều rộng đến chiều sâu. Bằng nhiều giải pháp, Hậu Giang cố gắng xóa bỏ tình trạng nông dân được mùa mất giá và ngược lại. Bên cạnh đó, tỉnh cũng quan tâm hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao, mô hình sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu, cũng như đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp.

Cuộc cách mạng về giống, kỹ thuật và mô hình sản xuất

Một trong những điểm nhấn quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hậu Giang trong gần 20 năm qua là việc nông dân thay đổi tư duy mạnh mẽ về việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo nhu cầu thị trường, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm và thích ứng biến đổi khí hậu. Điển hình trên cây lúa, nông dân Hậu Giang không ngừng thay đổi từ giống lúa năng suất thấp (chỉ đạt 2-3 tấn/ha) sang các giống lúa cao sản chất lượng cao (đạt 6-8 tấn/ha).

Ông Dương Văn Nhỏ, ở ấp Trường Bình A, xã Trường Long A, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, chia sẻ: “Hơn 10 năm qua, người trồng lúa như tôi phải thường xuyên thay đổi cơ cấu giống theo hướng nâng cao chất lượng hạt gạo nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Việc chuyển từ giống lúa có phẩm chất gạo thấp sang lúa thơm và lúa có phẩm chất gạo cao đã giúp nông dân bán lúa được dễ dàng hơn, đồng thời nâng cao giá trị sản phẩm. Ngoài ra, với việc sử dụng giống lúa cấp xác nhận thì dịch hại trên cây lúa ít nên kéo chi phí đầu tư giảm và tăng nguồn lợi nhuận”.

Qua ghi nhận của ngành nông nghiệp Hậu Giang, hiện nông dân trong tỉnh sử dụng giống lúa thơm (ST, Jasmine 85, Đài Thơm 8) chiếm khoảng 20-30% trong cơ cấu gieo trồng; giống lúa chủ lực xuất khẩu như OM 5451, RVT, OM 6976, OM 18, OM 4900,… chiếm từ 50-60%; còn lại là giống có chất lượng trung bình như IR 50404. Năng suất lúa bình quân của tỉnh trong gần 10 năm qua tăng từ 5,8 tấn/ha (năm 2014) lên 6,67 tấn/ha (năm 2022) và hiện tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm của tỉnh đạt gần 190.000 ha/năm.

Ông Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL, cho hay: Nhờ nông dân dịch chuyển cơ cấu giống lúa nên nhìn chung hơn 20 năm qua (từ năm 2000-2022), năng suất lúa bình quân năm của toàn vùng ĐBSCL (trong đó có tỉnh Hậu Giang) đã tăng thêm hơn 1,7 tấn/ha, làm tăng thêm hơn 7 triệu tấn lúa, chiếm gần 70% tổng sản lượng lúa tăng thêm của cả nước. Đặc biệt, trong 10 năm gần đây, ĐBSCL đã chọn tạo được giống lúa ST, nhất là giống ST 25 được vinh danh là ngon nhất thế giới vào năm 2019 và được nhiều nông dân Hậu Giang chọn canh tác trong vụ lúa Đông xuân; qua đây tạo cơ sở cho thúc đẩy mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu và gia tăng sản xuất cũng như xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Bên cạnh việc thay đổi giống lúa thì nông dân Hậu Giang còn thực hiện tốt công tác tái cơ cấu ngành nông nghiệp nên nhiều lĩnh vực cây trồng, vật nuôi của các tỉnh đang tạo đột phá mạnh mẽ về diện tích, sản lượng, đặc biệt là áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật mới trong canh tác. Hiện tại, diện tích cây ăn trái của tỉnh đạt gần 45.000ha; trong đó, nhiều diện tích từ cây chanh không hạt, bưởi da xanh, mãng cầu xiêm, mít,… được nông dân trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP để đủ điều kiện xuất ngoại. Ngoài ra, nhiều diện tích rau màu của tỉnh được nông dân trồng trong nhà màn khép kín gắn với hệ thống tưới nước nhỏ giọt (áp dụng công nghệ 4.0) và trồng rau màu theo mô hình thủy canh sinh thái. Bên cạnh đó, lĩnh vực chăn nuôi của tỉnh cũng phát triển ổn định theo nhu cầu thị trường; còn thủy sản, nông dân Hậu Giang đang tập trung vào một số loài đặc trưng như: cá thát lát, cá tra, lươn đồng, ba ba…

Bà Nguyễn Thị Giang, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, cho hay: Ngoài đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực cây ăn trái, rau màu và chăn nuôi thì giống như các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL, Hậu Giang cũng đã xây dựng các mô hình canh tác lúa thích ứng biến đổi khí hậu theo các quy trình kỹ thuật tiên tiến, thân thiện với môi trường để góp phần nâng cao chất lượng và giá trị hạt lúa; từ đây tạo điều kiện tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị lúa gạo, hình thành tổ chức kinh tế hợp tác đại diện cho nhiều nông dân thực hiện hợp đồng kinh tế có tính pháp lý và bền vững. Bên cạnh đó, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh còn quan tâm ban hành nhiều chủ trương, chương trình, đề án gắn với những chính sách hỗ trợ cho người dân nông thôn phát triển kinh tế gia đình; trong đó có thể kể đến là dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT); đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi (Đề án 1.000); đề án nâng cao chất lượng hoạt động hợp tác xã; đề án phát triển trạm bơm điện; đề án phát triển giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản… Ngoài ra, ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương còn tổ chức nhân rộng nhiều mô hình sản xuất hiệu quả để người dân học tập và áp dụng tại mảnh đất của gia đình mình.

Từ những đề án, dự án, chính sách cho lĩnh vực nông nghiệp nên trong canh tác nông nghiệp của tỉnh, hiện nông dân rất đa dạng với nhiều loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản gắn với việc hình thành nhiều mô hình canh tác quy mô lớn kết hợp liên kết chuỗi sản xuất. Trong đó, tỉnh đã chọn 5 sản phẩm chủ lực, gồm: lúa, mít, chanh không hạt, cá thát lát, lươn đồng và các nhóm sản phẩm đặc trưng, tiềm năng của địa phương như: khóm, mãng cầu xiêm, mít ruột đỏ, cá dày,… để tập trung đầu tư và phát triển.

Ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, cho biết: “Tôi rất ấn tượng với những mô hình sản xuất hiệu quả gắn với ứng phó biến đổi khí hậu mà tỉnh Hậu Giang đã và đang thực hiện. Theo đó, ngành nông nghiệp và người dân Hậu Giang đã định hướng chuyển đổi diện tích trồng lúa bị nhiễm mặn sang mô hình tôm - lúa nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, giúp mang lại hiệu quả kinh tế gấp 3-4 lần so độc canh cây lúa. Ngoài ra, nhiều mô hình sản xuất kiểu mới, thuận theo tự nhiên, mùa nào thức đó đã ra đời để ứng phó với biến đổi khí hậu. Cụ thể, vào mùa nước nổi, những cánh đồng mênh mông nước, thay vì cố trồng lúa vụ 3, nông dân ở những vùng trũng thấp của Hậu Giang đã quây lưới quanh ruộng để thả cá nhằm tạo nguồn thu nhập và mang lượng phù sa bồi đắp cho đất lúa. Từ vài ví dụ điển hình trên cho thấy, nông dân Hậu Giang đang chuyển đổi mạnh mẽ từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp theo chỉ đạo chung của Bộ NN&PTNT”.

Trước biến đổi khí hậu, nông dân Hậu Giang đang đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng thuận thiên.

Đưa cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất

Ngoài những chuyển dịch mạnh mẽ như trên thì trong sản xuất nông nghiệp, ngành chức năng cùng nông dân Hậu Giang đã và đang tăng cường ứng dụng cơ giới hóa vào canh tác để mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Cụ thể là theo chia sẻ của nhiều nông dân trong tỉnh Hậu Giang, vào thời điểm mới thành lập tỉnh (năm 2004), việc sản xuất nông nghiệp của bà con chủ yếu dựa vào sức người và vật nuôi (trâu) dùng để kéo cày. Tuy nhiên, khoảng 10 năm trở lại đây, tình hình cơ giới hóa trên đồng ruộng của tỉnh đã có nhiều bước tiến vượt bậc khi hình ảnh máy cấy, máy cày, máy xới, máy cắt và gieo sạ lúa,… được xuất hiện ngày càng khá phổ biến trên các cánh đồng trong tỉnh.

Qua thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, hiện tỷ lệ nông dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang sử dụng cơ giới hóa trong làm đất và thu hoạch lúa đạt 100% và có khoảng 20% áp dụng gieo sạ bằng máy cấy, đồng thời có nhiều diện tích lúa của bà con áp dụng phun thuốc bảo vệ thực vật bằng thiết bị bay không người lái.

Nông dân Hậu Giang đã và đang ứng dụng mạnh mẽ cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp để gia tăng hiệu quả sản xuất và bảo vệ sức khỏe.

Ông Nguyễn Thành Lâm, ở ấp 2, xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, chia sẻ rằng: “Áp dụng mô hình máy cấy trong canh tác ở 6 vụ lúa qua thì tôi thấy rằng, mô hình giúp cho nông dân giải phóng được sức lao động ở nhiều khâu nên bảo vệ được sức khỏe. Bên cạnh đó, lúa cấy máy hạn chế được đổ ngã làm thất thoát khi gặp thời tiết bất lợi nên năng suất thường cao hơn ruộng không áp dụng mô hình khoảng 200 kg/ha và lợi nhuận cũng cao hơn 15%”.

Ông Võ Xuân Tân, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh, cho hay: Điểm nổi bật của Hậu Giang trong việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp là tỉnh đang đẩy mạnh sử dụng thiết bị bay không người lái vào phun thuốc bảo vệ thực vật và bón phân cho cây lúa và cây ăn trái. Điều phấn khởi là cách làm này đang được đông đảo nông dân trong tỉnh ủng hộ. Hiện toàn tỉnh có khoảng 40 thiết bị bay không người lái phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân. 

“Việc chuyển đổi hình tượng truyền thống “con trâu đi trước, cái cày theo sau” bằng các thiết bị cơ giới để phục vụ sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Hậu Giang trong những năm gần đây đã góp phần giúp nông dân giải phóng được sức lao động, tiết kiệm chi phí, thời gian, cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích canh tác. Mặt khác, để việc chuyển đổi trong sản xuất nông nghiệp ngày càng mang tính bền vững, hiệu quả, đặc biệt là đáp ứng như cầu về quy mô sản xuất mang tính tập trung, tạo ra số lượng hàng hóa thì nông dân Hậu Giang còn đang thực hiện tốt tính liên kết trong canh tác, trong đó nòng cốt là mô hình kinh tế tập thể”, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Với việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong phát triển sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua đã góp phần nâng cao thu nhập đáng kể cho người dân nông thôn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Nếu vào giai đoạn đầu (2011-2015) của chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), các xã khi được công nhận đạt chuẩn NTM thường có mức thu nhập từ 20-25 triệu đồng/người/năm thì nay đã ở mức hơn 59 triệu đồng/người/năm và hiện toàn tỉnh có 42/51 xã đạt tiêu chí về thu nhập trong xây dựng NTM.

 

Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC

----------------------

Bài 3: Kinh tế tập thể tạo bệ phóng cho nông dân

Viết bình luận mới

Xem thêm

ĐIỀU TUYỆT VỜI CỦA CHÚNG TA

17:43 25/10/2024

Nền tảng tư tưởng có ý nghĩa rất quan trọng, mang tính chất sống còn của Đảng.

VAI TRÒ THAM CHÍNH CỦA PHỤ NỮ, TIẾP CẬN TỪ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH – THỰC TIỄN TỈNH HẬU GIANG

17:38 25/10/2024

Bình đẳng giới là một mục tiêu quan trọng cần hướng đến không chỉ của Việt Nam, mà của cả các nước trên thế giới, là một trong những tiêu chí đánh giá sự phát triển của một xã hội, một quốc gia.

PHÁT HUY TRÁCH NHIỆM NÊU GƯƠNG CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN VÀ NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU

08:34 10/10/2024

Trên cơ sở kế thừa và phát triển các quan điểm về dân chủ của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản của các cơ quan Nhà nước trong chế độ ta, nó đã được thể hiện trong tổ chức Nhà nước của ta” trong (Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, t.12, tr.379). Theo Người, quyền dân chủ được thể hiện trên mọi lĩnh vực của

TRÁCH NHIỆM TIẾP DÂN CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CẤP UỶ

23:26 09/10/2024

Thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị khóa XII về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh,

VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO TRONG NHÀ TRƯỜNG

23:23 09/10/2024

Trường THCS Thuận Hưng tọa lạc tại cửa ngỏ của con đường Tỉnh lộ xuôi về huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang. Chi bộ nhà trường thuộc Đảng ủy xã Thuận Hưng.

Tâm sự của đôi Bạn đời kháng chiến

23:20 09/10/2024

Tôi sinh ra và lớn lên khi chiến tranh đã lùi xa, đất nước đã hoàn toàn thống nhất, Bắc-Nam sum họp một nhà.

HỌC VÀ LÀM THEO PHONG CÁCH “NÓI ĐI ĐÔI VỚI LÀM”CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH THUẬN ĐÔNG 1

23:18 09/10/2024

Hồ Chí Minh vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc ta. Con người, cuộc đời, sự nghiệp của Người luôn là tấm gương sáng cho chúng ta học tập và noi theo.

SỰ NGHIỆP “TRỒNG NGƯỜI” TRƯỜNG THCS CHIÊM THÀNH TẤN, HUYỆN LONG MỸ

23:12 09/10/2024

Giáo dục và đào tạo luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, được coi là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân.

BÀI DỰ THI GIẢI BÚA LIỀM VÀNG

23:05 09/10/2024

Đảng ta là một tổ chức chặt chẽ, được xây dựng và trưởng thành từ đội ngũ đảng viên.

BÀI VIẾT THAM GIA DỰ THI GIẢI BÚA LIỀM VÀNG

23:01 09/10/2024

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc lấy gương người tốt việc tốt để tuyên truyền, giáo dục cho đông đảo quần chúng nhân dân, với nguyện vọng thế hệ sau sẽ tiếp bước thế hệ trước để phát huy tốt nhất ý chí, tinh thần trách nhiệm,

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nâng cao chất lượng tham mưu của cấp ủy với lĩnh vực văn hóa, văn nghệ

09:15 22/11/2024

(HG) - Chiều ngày 21-11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức buổi Tọa đàm “Giải pháp nâng cao chất lượng tham mưu cấp ủy tổ chức thực hiện công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”.

Bộ Y tế giám sát công tác y tế dự phòng tại tỉnh

09:14 22/11/2024

(HG) - Ngày 21-11, Đoàn công tác của Bộ Y tế đã giám sát việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.

Tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP

09:06 22/11/2024

(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP

Hậu Giang có 203ha nông sản được cấp xác nhận an toàn thực phẩm

09:01 22/11/2024

(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.