Thứ Năm, ngày 26/09/2024 | 15:36
Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh tuy ngắn gọn nhưng đã khái quát được bản chất vốn có, cần có của mỗi cán bộ, đảng viên. Đã đứng trong hàng ngũ của Đảng, phải luôn trau dồi, rèn luyện để thực sự là những hạt nhân gương mẫu, đi đầu làm trước cho quần chúng nhân dân noi theo. Điều này bao hàm cả việc gương mẫu, đi đầu trong bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian “ảo”.
Ảnh minh họa (Nguồn: Báo Quân đội nhân dân)
Bức tranh “thực” về không gian “ảo”
Hiện nay, có nhiều quan niệm, cách tiếp cận khác nhau về không gian mạng hay còn gọi là không gian ảo. Đây là môi trường nhân tạo, con người không trực tiếp gặp nhau, nhưng lại có thể trao đổi thông tin, liên lạc với nhau qua một hệ thống mạng, được kết nối toàn cầu - mạng toàn cầu, trên cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước, các vùng, khu vực và toàn cầu. Khoản 3, Điều 1, Luật An ninh mạng năm 2018 của nước ta xác định: “Không gian mạng là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu; là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian”.
Ở Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung, không gian mạng rất rộng lớn, hệ thống các mạng đang được sử dụng bao gồm: trình duyệt web (Google, Chrome, Mozilla Firefox, Opera, Safari...); trang web tin tức (VnExpress, Tin tức, Zing news, VTC News...); mạng xã hội (Facebook, Twitter, YuMe, Instagram, Zing me, Youtube, Skype, WeChat, Google Plus, Go.vn...); tìm kiếm, tra cứu (Google map, Bing, Google Docs...); tiện ích (chuyển tiền, việc làm, email, thiệp điện tử...); trang mạng mua bán, kinh doanh, học tập, âm nhạc, giải trí.
Ngày nay, việc kết nối Internet đã trở nên phổ cập, chi phối đời sống kinh tế và xã hội của nhân loại. Thống kê của Liên minh viễn thông quốc tế (ITU), số người sử dụng Internet toàn cầu trong năm 2023 đã tăng 100 triệu, chạm mốc 5,4 tỷ người, tương đương 67% dân số thế giới. Theo thống kê của Wearesocial, tính đến tháng 01/2023, Việt Nam có 77,93 triệu người dùng Internet, tương đương 79,1% dân số. Còn theo thống kê từ Statista, Việt Nam hiện là quốc gia đứng thứ 12 thế giới về tỷ lệ tăng trưởng người sử dụng mạng xã hội nhiều nhất. Mỗi ngày, người dùng Việt Nam dành tới gần 7 giờ đồng hồ để tham gia các hoạt động liên quan tới Internet.
Không gian mạng với đặc tính siêu kết nối đã và đang mang lại nhiều giá trị tích cực cho sự phát triển của xã hội, tổ chức và cá nhân. Cùng với sự phát triển không ngừng của các dịch vụ internet, các công nghệ mạng 4G, 5G, các trang mạng xã hội, các thiết bị IoT, dịch vụ điện toán đám mây... không gian mạng đang làm cho con người tương tác đa chiều hơn, phản ánh sinh động, tức thời hơn với mọi mặt đời sống và các mối quan hệ xã hội. Không gian mạng còn được biết đến là nền tảng số trong chương trình chuyển đổi số quốc gia, các chiến lược phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Không gian mạng là nơi diễn ra các hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân trên môi trường số; là không gian diễn ra các hoạt động giao tiếp giữa chính quyền và người dân, doanh nghiệp; nơi để buôn bán giao thương; nơi bày tỏ cảm xúc, quan điểm cá nhân; nơi để kết bạn giao lưu chia sẻ vui buồn và cũng là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ do tội phạm công nghệ cao gây ra…
Cùng với những lợi ích to lớn, không gian mạng cũng đang tạo ra các nguy cơ và thách thức đối với an ninh quốc gia, an ninh con người và trật tự an toàn xã hội. Trong thời gian qua, mạng xã hội đặc biệt là mạng xã hội do doanh nghiệp nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam, hoạt động không có giấy phép (vì không lập văn phòng đại diện ở Việt Nam) với những đặc điểm nổi trội vẫn tiếp tục là công cụ phổ biến nhất được người dân sử dụng để bày tỏ ý kiến, quan điểm; các đối tượng cơ hội, thù địch lợi dụng, sử dụng như một công cụ đắc lực trong việc chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Bên cạnh đó, không gian mạng còn bị lợi dụng gây nên những thiệt hại về tài sản, tinh thần, sức khỏe, thậm chí cả tính mạng con người. Không ít vụ lừa đảo qua mạng, những người đăng tải lời nhận xét, bình luận, chia sẻ, thậm chí tự dựng lên những câu chuyện, clip sai sự thật gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, danh dự, uy tín của tổ chức, cá nhân.
Lợi dụng sự phát triển của internet và các tính năng của mạng xã hội, các thế lực phản động đã đẩy mạnh hoạt động trên không gian mạng với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi. Đăng tải, chia sẻ, bình luận trên mạng xã hội những thông tin phiến diện, thiếu chính xác, chưa được kiểm chứng dẫn đến tâm lý hoang mang, phản ứng trái chiều trong dư luận xã hội, tạo cơ hội để tuyên truyền xuyên tạc, chống phá gây mất ổn định chính trị. Một số cá nhân còn lập những tài khoản, website giả mạo các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo bộ, ngành, địa phương, những người có uy tín để xúi giục, lôi kéo, kích động người dân tin theo những luận điệu xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước.
Thủ đoạn của các đối tượng lợi dụng sự kiện nóng như dịch bệnh; khởi tố bắt giam một số lãnh đạo của một số tập đoàn, tạo “trend” (trào lưu, xu hướng), thêm thắt thông tin, đưa thông tin không chính xác, bóp méo sự thật để chèo lái, thu hút dư luận vì mục đích cá nhân… mà tỉnh Hậu Giang không phải là ngoại lệ.
Và câu chuyện ở Hậu Giang...
Ở Hậu Giang, theo số liệu từ cơ quan chức năng, số người sử dụng internet ước khoảng 630.000 thuê bao, tương đương khoảng hơn 85% dân số. Từ năm 2017 đến nay, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông đã tiếp nhận, phối hợp xử lý hơn 60 trường hợp vi phạm thông tin trên mạng xã hội. Cùng với đó, một số các sự việc liên quan đến phòng chống dịch bệnh Covid-19, công tác nhân sự, xử lý cán bộ vi phạm, thông tin về quy hoạch, dự án giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh cũng bị các đối tượng lợi dụng, thêm thắt thông tin để tạo “trend” thu hút dư luận tập trung vào các thông tin tiêu cực, làm ảnh hưởng tiêu cực đến tình cảm, tâm lý và niềm tin trong nhân dân.
Đơn cử như trường hợp vụ việc của bà Đ.T. T.Th (ngụ khu vực 1, phường Lái Hiếu, thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang). Theo kết quả điều tra, từ năm 2018 đến năm 2020, bà Đ.T. T.Th mở nhiều tài khoản Facebook cá nhân để biên tập, đăng tải, chia sẻ hàng trăm tài liệu tuyên truyền, xuyên tạc... bôi nhọ danh dự lãnh đạo Đảng, Nhà nước; kích động tư tưởng chống đối; tung tin thất thiệt, bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân nhằm chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngoài ra, trong lúc cả nước đang chung tay phòng chống dịch bệnh Covid-19, bà Th. tiếp tục sử dụng mạng xã hội đăng tải nhiều bài viết xuyên tạc công tác phòng chống dịch của Chính phủ. Mặc dù được công an và chính quyền địa phương thường xuyên vận động, giáo dục, cảm hóa, bà vẫn không nhận ra sai trái mà ngày càng tỏ thái độ chống đối và xem thường pháp luật. Năm 2020, Cơ quan an ninh điều tra (Công an tỉnh Hậu Giang) đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam Đ.T. T.Th để điều tra hành vi “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Ở một trường hợp khác, năm 2021, Công an tỉnh Hậu Giang đã tống đạt quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 5.000.000 đồng đối với ông N. M. T, 32 tuổi, trú tại xã Phương Phú, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang về hành vi sử dụng mạng xã hội “cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân” quy định tại điểm a khoản 1, Điều 101 của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP, ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Theo đó, cơ quan chức năng đã phát hiện ông N.M.T sử dụng tài khoản facebook “Triet Ct” đăng tải, chia sẻ trên nhóm “Tài xế Cần Thơ” và nhóm “Hội Xe Tải Chở Thuê Hậu Giang” với nội dung: “còn Cây Dương đi vô xã Hiệp Hưng (Phụng Hiệp Hậu Giang) hướng về Bún tàu, ko cho xe ra nhé, trong khi đó xe khác qua được, nó nói mình cam kết không ra nữa, mà kêu nó đưa ra cam kết không chịu đua, rồi nó điện giao thông lại kêu quay đầu về đổi tài xế mới cho qua về đổi tài xế xong nó lại nói hết dịch mới cho qua, làm khó hay trả thù cá nhân, giấy tờ luồng xanh, giấy test đầy đủ, kêu giải thích thì mấy a làm biếng nói, mà lo xuống xe sao giải thích, điện giao thông lại chơi zay đó. Chạy riết muốn khùng với luật khủng của mấy c.a...” đã thu hút 40 lượt chia sẻ, 124 lượt bày tỏ cảm xúc và hơn 100 bình luận trái chiều. Sau khi tiến hành xác minh, làm rõ vụ việc, nhận thấy đây là hành vi đăng tải, chia sẻ thông tin sai sự thật gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến kết quả, nỗ lực trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, Phòng An ninh Chính trị nội bộ đã phối hợp với Công an huyện Phụng Hiệp tiến hành làm việc với ông N.M.T. Qua đó, ông T đã thừa nhận nội dung đăng tải, chia sẻ trên là sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của lực lượng làm nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19, đồng thời gỡ bỏ bài đăng và cam kết không tái phạm.
Lực lượng chức năng làm việc với ông N. M. T (Nguồn: http://conganhaugiang.gov.vn/)
Trước thực trạng đó, cuộc chiến thông tin trên không gian mạng đã, đang và sẽ còn “nóng”. Vì vậy, để làm chủ thông tin trên không gian mạng chúng ta cần phải thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống, và đấu tranh với thông tin xấu, độc, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, tạo môi trường “ảo” trong sạch, lành mạnh nhằm tạo ra một xã hội ảo trên không gian mạng lành mạnh, an toàn, bền vững, thể hiện đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc.
Đó là trách nhiệm của mỗi người, trong đó, chủ thể là các cán bộ, đảng viên phải phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng.
“Đảng viên đi trước, làng nước theo sau” cả trên không gian “ảo”
Theo Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 25/10/2018 của Bộ Chính trị khóa XII về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị. Đặc biệt, mỗi cán bộ, đảng viên cần nêu cao tinh thần trách nhiệm trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng xuất phát từ những hành động cụ thể gắn với công việc, cuộc sống hàng ngày; góp phần xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh toàn diện. Để nêu cao cao trách nhiệm trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng, thiết nghĩ, đảng viên cần nêu cao trách nhiệm tiên phong thực hiện tốt các nội dung sau:
Một là, tăng cường học tập nâng cao trình độ chính trị và chuyên môn để phân biệt được thông tin trên mạng xã hội
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là nói, viết và làm đúng chủ trương, đường lối của Đảng nói chung, các Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh nói riêng, đặt biệt, học tập quán triệt Chuyên đề năm 2024 - 2025 của Tỉnh ủy Hậu Giang “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phát huy nội lực, tận dụng “thời kỳ vàng”, hiện thực hóa khát vọng xây dựng tỉnh Hậu Giang phát triển nhanh, bền vững, toàn diện, bao trùm”. Đây là một yêu cầu rất quan trọng và mỗi đảng viên phải thể hiện trách nhiệm cao trong công tác, hoạt động, sinh hoạt, sử dụng mạng xã hội…
Thực tế cho thấy, một bộ phận cán bộ, đảng viên mặc dù sử dụng Internet thường xuyên nhưng ít dành thời gian cho việc bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị; trình độ sử dụng công nghệ thông tin của một số ít cán bô, đảng viên còn hạn chế, nhất là đảng viên lớn tuổi; một số cán bộ, đảng viên đôi khi có những phát ngôn không đúng sự thật hoặc thiếu chuẩn mực dẫn đến sự nghi ngờ, đố kỵ, gây mất đoàn kết...
Do đó, mỗi đảng viên cần phải nghiên cứu sâu về nền tảng tư tưởng của Đảng để có thể bảo vệ một cách phù hợp, đúng đắn. Điều này liên quan trực tiếp đến việc học tập lý luận chính trị, nghiên cứu nghị quyết của Đảng, nắm bắt thông tin thời sự chính thống, lắng nghe có chọn lọc các thông tin, tích cực ghi nhận các ý kiến phản bác quan điểm sai trái, xấu độc… Từ nhận thức đúng đắn, đảng viên cần có những hành động phù hợp, như không làm lan truyền các thông tin sai trái, không “để mặc” những thông tin không đúng tác động đến nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân, sử dụng mạng xã hội có trách nhiệm với việc chia sẻ những thông tin tích cực và không đăng tải ý kiến chủ quan, không phù hợp chủ trương, đường lối…
Hai là, chủ động tiếp cận, chia sẻ, lan toả các thông tin chính thống, hữu ích
Cả nước hiện nay có khoảng 5,3 triệu đảng viên. Tính đến ngày 31/12/2023, tổng số đảng viên của Đảng bộ tỉnh Hậu Giang là 34.471 đảng viên. Như vậy, nếu mỗi ngày, mỗi đảng viên chia sẻ, lan tỏa ít nhất một thông tin tích cực, hữu ích trên mạng xã hội. Thì ước đạt, mỗi ngày trên mạng xã hội sẽ có hơn 5,3 triệu thông tin tích cực và sẽ có gần 35.000 thông tin chính thống, hữu ích về đất và người Hậu Giang. Đây sẽ là một trong những giải pháp cơ bản, hữu hiệu, thiết thực cho việc “phủ xanh” thông tin tích cực trên mạng xã hội, góp phần đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Tất nhiên, cán bộ, đảng viên dùng mạng xã hội cần lưu ý khi lựa chọn thông tin đăng tải. Trước khi tương tác, bình luận, chia sẻ thông tin nào đó, cần cân nhắc xem thông tin đó có hữu ích cho bạn bè, cộng đồng hay không, chỉ nên chia sẻ những thông tin tích cực, chính thống để bạn bè, người thân được tiếp cận với những thông tin hữu ích, không chia sẻ những thông tin tiêu cực, thông tin mang ý nghĩa chỉ trích, phê phán khiến cho người xem cũng bị tác động xấu đến tâm lý. Mỗi cú nhấp chuột, một nút “like” trước những câu chuyện đẹp, việc tử tế, sẽ dẫn đến thói quen giúp người dùng hình thành suy nghĩ luôn nhìn, đọc, xem, hướng đến những điều tích cực và chia sẻ đến mọi người xung quanh. Suy nghĩ tích cực sẽ hành động tích cực hơn.
Chủ động chia sẻ các thông tin góp phần tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, của ngành, thông tin có ích cho người thân, bạn bè tại các nguồn mà bản thân biết chắc chắn là đáng tin cậy. Sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, quảng bá về đất nước - con người, văn hóa tốt đẹp của Việt Nam, chia sẻ thông tin tích cực, những tấm gương người tốt, việc tốt với mục đích “lấy cái đẹp, dẹp cái xấu”.
Đặc biệt, chia sẻ thông tin về đất và người Hậu Giang với đặc trưng “Yêu nước, Đoàn kết, Nghĩa tình, Năng động, Bản lĩnh, Trí tuệ”. Trong đó thông tin thể hiện: Con người Hậu Giang có tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc và có khát vọng vươn lên trong cuộc sống; đoàn kết trong lao động, học tập, sản xuất, kinh doanh góp phần tích cực vào việc xây dựng tỉnh Hậu Giang phát triển nhanh và bền vững. Nghĩa tình của con người Hậu Giang trong các mối quan hệ với láng giềng, bạn bè, đối tác, đồng chí, đồng nghiệp và đạo lý “uống nước, nhớ nguồn”, “đền ơn, đáp nghĩa”, “tương thân, tương ái”. Các phong trào thi đua sáng tạo trong mọi lĩnh vực, mọi ngành, mọi cấp, mọi người, nhất là thế hệ trẻ để phát huy tính năng động, sáng tạo, trí tuệ của nhân dân. Vai trò tích cực của các phong trào khởi nghiệp để rèn luyện bản lĩnh cho nhân dân trong quá trình đương đầu với những thử thách trong lao động, sản xuất. Vai trò chủ thể sáng tạo, chủ thể thụ hưởng văn hoá của nhân dân; trí tuệ của nhân dân thông qua các hoạt động đối thoại để xây dựng hệ thống chính trị của tỉnh ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Ba là, nâng cao kỹ năng sử dụng mạng xã hội, trong đó chú trọng việc phân biệt tin giả, tin sai sự thật để ứng phó
Với vô số những luồng thông tin được tiếp cận hàng ngày trên không gian mạng, công chúng dễ bị rơi vào tình trạng “rối loạn thông tin”, do đó, mỗi cán bộ, đảng viên cần tự trang bị cho bản thân khả năng chọn lọc thông tin để xác định đâu là tin xác thực, khách quan cần được tích cực lan truyền; đâu là tin giả, tin sai sự thật cần được đính chính, loại bỏ.
Theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, một số dấu hiệu nhận biết tin giả: (1) Xem xét nguồn tin, kiểm tra tác giả: Kiểm tra nhanh website, fanpage, tài khoản đang theo dõi xem thông tin (phần giới thiệu) có rõ ràng không?; (2) kiểm tra thông tin, hình ảnh minh họa và đường dẫn liên kết xem thông tin có thật sự hữu ích hay vì mục đích nào khác; (3) Kiểm tra thời gian, lưu ý có phải là nội dung cũ được làm mới lại hoặc mới được tương tác lại làm nổi bật lên, kiểm tra chắc chắn sự việc có liên quan đến hiện tại; (4) Đọc toàn bộ nội dung thông tin. Vì trên thực tế, tiêu đề của thông tin, bài viết có thể được “giật” để thu hút người đọc; (5) Tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc các cơ quan chức năng.
Cán bộ Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hậu Giang hỗ trợ người dân cài đặt ứng dụng trên thiết bị di động và tương tác trên mạng xã hội.
Trong quá trình tương tác trên môi trường mạng, bản thân mỗi cán bộ, đảng viên cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam được quy định tại Luật An ninh mạng năm 2018; Luật Công nghệ thông tin năm 2017; Luật An toàn thông tin mạng năm 2015; các nghị định hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và các quy định khác có liên quan. Hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do mình lưu trữ, cung cấp, phát tán trên môi trường mạng. Không cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân. Không được phát tán thư rác, phần mềm độc hại, thiết lập hệ thống thông tin giả mạo, lừa đảo.
Tôn trọng và thực hiện các quy tắc ứng xử trên không gian mạng tại Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành với các tiêu chí cụ thể như: (1) Tìm hiểu và tuân thủ các điều khoản hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội trước khi đăng ký, tham gia mạng xã hội. (2) Nên sử dụng họ, tên thật của cá nhân, tên hiệu thật của tổ chức, cơ quan và đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ để xác thực tên hiệu, địa chỉ trang mạng, đầu mối liên lạc khi tham gia, sử dụng mạng xã hội. (3) Có các hành vi, ứng xử phù hợp với những giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam; không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo. (4) Không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mĩ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép... gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.
Bốn là, chủ động tham gia đấu tranh với tin giả, tin sai sự thật, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Mỗi cán bộ, đảng viên khi nhận thấy nguồn tin không đáng tin cậy, có thể tham khảo các tin, bài có nội dung tương tự trên các trang chính thống, uy tín để đối chiếu. Nếu thông tin khó kiểm chứng, có thể hỏi ý kiến của các chuyên gia liên quan đến lĩnh vực đó hoặc những người có kinh nghiệm trong việc xác thực tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng. Trường hợp phát hiện thông tin có dấu hiệu vi phạm pháp luật cần báo ngay cho các cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý.
Hiện nay, Trung tâm xử lý tin giả với cổng thông tin tiếp nhận phản ánh và công bố tin giả, do Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng và quản lý đã đi vào hoạt động. Từ lúc này, tổ chức, cá nhân khi phát hiện tin giả có thể thông báo qua đường dây nóng tiếp nhận và những tin sai sự thật sẽ được dán nhãn, công bố tại địa chỉ tingia.gov.vn. Ngoài phản ánh trực tuyến, người dân còn có thể phản ánh tại đầu số tiếp nhận là 18008108. Ở các địa phương, Sở Thông tin và Truyền thông cũng được giao nhiệm vụ tiếp nhận phản ánh và phối hợp xử lý các tin giả này.
Cùng với đó, trong phạm vi hiểu biết của bản thân, tích cực phản hồi, lên án các hành vi sử dụng không gian mạng để tuyên truyền chống Nhà nước; tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước; xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc; thông tin sai sự thật; hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội; phá hoại thuần phong, mỹ tục; xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội….
Ngoài ra, khi sử dụng các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới như: Facebook, Youtube, TikTok cần tìm hiểu và tuân theo các tiêu chuẩn, đặc điểm riêng của các nền tảng mạng xã hội này; kịp thời có các thao tác như: báo cáo, cảnh báo hoặc bật các tính năng hạn chế đối với các thông tin tiêu cực, tin xấu độc, tránh các trường hợp vô tình tương tác, “để lại dấu vết” tại các tin bài có thông tin tiêu cực, thông tin xấu độc ảnh hưởng đến cộng đồng.
Trước tình hình phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ thông tin và việc các mạng xã hội ngày càng thâm nhập sâu vào đời sống xã hội, ảnh hưởng sâu sắc đến chính trị, tư tưởng của đại đa số người dân cũng như cán bộ, đảng viên. Các thế thực thù địch cũng luôn ráo riết sử dụng mạng xã hội để chống phá Đảng, Nhà nước với mức độ ngày càng nghiêm trọng, phạm vi ngày càng mở rộng, tính chất ngày càng phức tạp. Do đó, một cộng đồng (dù thật hay ảo) muốn tốt đẹp, lành mạnh phải trên cơ sở tập hợp những cá nhân tốt, lành mành, văn minh. Mỗi cán bộ, đảng viên thực hiện tốt những nhiệm vụ nêu trên sẽ góp phần đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch ngăn chặn hiệu quả, giảm tác hại từ những âm mưu, chiêu trò, thủ đoạn, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, góp phần ổn định tư tưởng xã hội, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng góp phần đưa một xã hội an toàn, văn minh, hạnh phúc từ “ảo” ra đời thực .
NGUYỄN HỮU TRỌNG
17:43 25/10/2024
Nền tảng tư tưởng có ý nghĩa rất quan trọng, mang tính chất sống còn của Đảng.
17:38 25/10/2024
Bình đẳng giới là một mục tiêu quan trọng cần hướng đến không chỉ của Việt Nam, mà của cả các nước trên thế giới, là một trong những tiêu chí đánh giá sự phát triển của một xã hội, một quốc gia.
08:34 10/10/2024
Trên cơ sở kế thừa và phát triển các quan điểm về dân chủ của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản của các cơ quan Nhà nước trong chế độ ta, nó đã được thể hiện trong tổ chức Nhà nước của ta” trong (Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, t.12, tr.379). Theo Người, quyền dân chủ được thể hiện trên mọi lĩnh vực của
23:26 09/10/2024
Thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị khóa XII về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh,
23:23 09/10/2024
Trường THCS Thuận Hưng tọa lạc tại cửa ngỏ của con đường Tỉnh lộ xuôi về huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang. Chi bộ nhà trường thuộc Đảng ủy xã Thuận Hưng.
23:20 09/10/2024
Tôi sinh ra và lớn lên khi chiến tranh đã lùi xa, đất nước đã hoàn toàn thống nhất, Bắc-Nam sum họp một nhà.
23:18 09/10/2024
Hồ Chí Minh vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc ta. Con người, cuộc đời, sự nghiệp của Người luôn là tấm gương sáng cho chúng ta học tập và noi theo.
23:12 09/10/2024
Giáo dục và đào tạo luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, được coi là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân.
23:05 09/10/2024
Đảng ta là một tổ chức chặt chẽ, được xây dựng và trưởng thành từ đội ngũ đảng viên.
23:01 09/10/2024
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc lấy gương người tốt việc tốt để tuyên truyền, giáo dục cho đông đảo quần chúng nhân dân, với nguyện vọng thế hệ sau sẽ tiếp bước thế hệ trước để phát huy tốt nhất ý chí, tinh thần trách nhiệm,
19:57 21/11/2024
(HG) - Ngày 21-11, HĐND tỉnh tổ chức đoàn khảo sát tình hình thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” tại huyện Châu Thành A. Bà Mã Thị Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, làm Trưởng đoàn.
18:36 21/11/2024
(HG) – Chiều ngày 21-11, ông Phan Như Nguyện, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam;
18:20 21/11/2024
(HG) - Nhằm tăng cường trao đổi, thảo luận và triển khai thực hiện các nội dung ký kết hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp và tham quan một số mô hình nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Hậu Giang,
17:08 21/11/2024
(HG) - Sáng ngày 21-11, tại Khu công nghiệp (KCN) Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đã có buổi làm việc để kiểm tra tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) KCN Tân Phú Thạnh.