Thứ Tư, ngày 27/09/2023 | 15:10
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là 3 trụ cột quan trọng đối với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Trong đó, nông dân là chủ thể vai trò và vị trí quan trọng trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, làm tăng thêm nền tảng vững chắc cho đất nước phát triển nhanh và bền vững. Chính quyền địa phương tiếp tục khơi dậy khát vọng, tạo động lực cho nông dân Hậu Giang vượt qua mọi khó khăn, thách thức, để đưa kinh tế nông nghiệp gắn xây dựng nông thôn mới, cùng với cả nước hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Khi nói đến người nông dân chúng ta nghĩ ngay đến những người sinh sống ở nông thôn, theo tổ chức dân cư, liên kết cộng đồng, vai trò giám sát và phản biện xã hội. Nông thôn là không gian sinh tồn chủ yếu của cư dân nông thôn, sinh kế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Sự ổn định của không gian này là sự ổn định của đất nước và địa phương, sự phát triển của không gian này là sự phát triển của dân tộc.
Người nông dân ở nông thôn có cuộc sống tương đối đơn giản, bình dị, được phản ánh qua hoạt động lao động sản xuất nông nghiệp. Chất lượng cuộc sống của người nông dân được phản ánh qua trình độ dân trí, tuổi thọ trung bình, mức thu nhập bình quân, nhu cầu vật chất và tinh thần…Tuy nhiên, tình trạng hiện nay của người nông dân sống ở nông thôn là: thu nhập thấp, bấp bênh, ly nông, ly hương bất đắc dĩ, thiếu việc làm, đối mặt với nhiều loại tệ nạn xã hội, chất lượng sống còn thấp, vị thế thấp, cách tiếp cận dịch vụ công còn yếu, thiếu bình đẳng về dịch vụ xã hội. Bên cạnh đó, họ còn phải đối mặt với nhiều rủi ro nặng nề do tác động của biến biến đổi khí hậu như: hạn hán, lũ lụt, nước thủy triều dâng, xâm ngập mặn…
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò quyết định đến sự phát triển bền vững của đất nước. Trong bất cứ thời điểm nào chúng ta cũng phải xác định rõ nông dân là chủ thể, là trung tâm, là nguồn lực quan trọng đóng góp to lớn vào phát triển của đất nước và địa phương. Có thể nhận thấy, người nông dân không chỉ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp cho xã hội và phục vụ cho các ngành kinh tế quốc dân, bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, giữ gìn an ninh quốc gia, an ninh lương thực, môi trường sinh thái, mà còn đưa nông nghiệp trở thành trụ đỡ để nền kinh tế quốc dân vượt qua khủng hoảng tài chính thế giới, suy thoái kinh tế toàn cầu và dịch bệnh xảy ra,... góp phần đưa Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới về đích trước so với mục tiêu đề ra.
Những kết quả nổi bật thể hiện vai trò của nông dân Hậu Giang đối với sự phát triển kinh tế, xã hội thời gian vừa qua:
Số lượng nông dân sống ở nông thôn chiếm trên 546.919 người. Chiếm số lượng lớn so với tổng số dân trên địa bàn tỉnh. Nông dân Hậu Giang mang đặc điểm chung với nông dân cả nước, đó là chăm chỉ, hiền lành, chất phác, chịu thương chịu khó, tinh thần đoàn kết cao, năng động, sáng tạo…Đến năm 2020, lao động nông nghiệp có 173.310 người, chiếm 44,3% tổng số lao động đang làm việc, bình quân mỗi năm giảm 2% chuyển sang khu vực phi nông nghiệp và di cư ra ngoài Tỉnh.
Trong lĩnh vực tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật: nông dân có ý thức chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tham gia tốt các đợt sinh hoạt chính trị của đất nước và địa phương.
Trong thực hiện dân chủ ở cơ sở: nhân dân tham gia cùng với chính quyền thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng ở địa phương khi có yêu cầu trên tinh thần “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Thực hiện tốt vai trò tham mưu, đề xuất các chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và tham gia giám sát, phản biện xã hội.
Trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới: nhân dân địa phương tham gia tích cực, cùng chính quyền địa phương thực hiện các mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao.
Trong phát triển kinh tế: nông dân tập trung phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị sạch, an toàn, thông minh, chuyển từ duy phát triển nông nghiệp tăng theo sản lượng, sang tư duy phát triển nông nghiệp theo định hướng thị trường, chú trọng hiệu quả, và sức cạnh tranh. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có giá trị cao thích ứng với biến đổi khí hậu. Số hộ dân đã tập trung chuyển hướng phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản.
Lúa là cây trồng chủ lực, diện tích gieo trồng cả năm 2020 là 198.235 ha, giảm 6.500 ha so với năm 2015, đứng thứ 9/13 tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); sản lượng khoảng 1,3 triệu tấn/năm.
Tổng vốn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 gần 18.000 tỷ đồng; đến năm 2020, Tỉnh có 32/51 xã được công nhận xã nông thôn mới, đạt tỷ lệ 62,7% tổng số xã, 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 01 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, 02 thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Thu nhập bình quân đầu người/năm các xã nông thôn mới đạt trên 41 triệu đồng, tăng gấp 1,5 lần so với năm 2015.
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) phát triển khá mạnh, đến năm 2020, có 46 sản phẩm đạt chuẩn OCOP. Toàn Tỉnh có 01 Liên hiệp hợp tác xã (HTX) và 204 HTX nông nghiệp (tăng 101 HTX so với năm 2004) có 7.501 lao động, vốn hoạt động trên 163 tỷ đồng. Vì vậy, trong 5 năm qua, tỷ trọng nông nghiệp của Tỉnh chiếm 26,5% trong cơ cấu kinh tế; GRDP khu vực I tăng bình quân 2,26%/năm [1]. Trong những năm tiếp theo, Hậu Giang tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn Tỉnh; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Mục tiêu, nâng cao chất lượng canh tác nông nghiệp, đẩy mạnh kinh tế tập thể và xây dựng nông thôn mới [2].
Cùng với nhân dân cả nước, nông dân Hậu Giang là một lực lượng đông đảo, vững mạnh để trở thành giai cấp nông dân tiên tiến trong xã hội, tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, tự lực, tự cường, lao động cần cù, sáng tạo; tạo ra nhiều sản phẩm nông sản có giá trị cao cho xã hội, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.
(Nông dân thu hoạch lúa hè thu – Nguồn Enternet)
3. Những vấn đề đặt ra đối với người nông dân Hậu Giang trong sản xuất nông nghiệp
Thứ nhất, nhận thức của nông dân trong sản xuất nông nghiệp
Đứng trước tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng với những yêu cầu khắt khe của thị trường và khó khăn của thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, nhưng cũng còn không ít nông dân vẫn còn duy trì những tư duy cũ, lạc hậu trong sản xuất, do vậy, họ chưa thay đổi trong tìm ra cách thức mới mới, cách làm mới, trong đổi mới, sáng tạo để theo kịp với sự phát triển của thời đại như: tiếp cận với những thành tựu khoa học công nghệ còn hạn chế, chậm chuyển đổi các loại giống cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp. Sản xuất chưa kết hợp với bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, sản phẩm nông nghiệp sạch chưa đáp ứng yêu cầu thị trường, chưa tạo ra được chuỗi giá trị về sản xuất nông nghiệp nên chưa tạo được vị trí để đứng vững trong thị trường cạnh tranh nhiều khắt khe, ly nông lên thành phố…nên cuộc sống của người nông dân còn gặp nhiều khó khăn, tạo áp lực lớn về giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn.
Thứ hai, tư duy chạy theo lợi nhuận
Lợi nhuận cao là mong muốn của người nông dân. Nhưng họ lại chưa ý thức cao trong việc, làm gì, làm như thế nào để có các sản phẩm do mình sản xuất ra bán ra thị trường là những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, bảo đảm sức khỏe, tiêu thụ được thị trường trong và ngoài nước, lãi cao hơn so với những sản phẩm trôi nổi trên thị trường không có nguồn gốc. Tâm lý “một vốn, bốn lời” vẫn còn trong tiềm thức của họ. Nuôi thì phải mau lớn, trồng thì phải cho ra trái nhanh, làm nhiều, không cần bỏ nhiều công sức, mẫu mã đẹp, bán được càng nhiều càng tốt…Tư duy “lợn 2 chuồng, rau 2 luống” vẫn còn diễn ra ở một số hộ nông dân; “chăn nuôi – trồng chặt” nhiều khi làm ăn không hiệu quả. Điều đó cho thấy, người nông dân lại chưa có thay đổi cách nghĩ, cách làm mới để phù hợp với tình hình thực tế khi xu hướng toàn cầu đang ngày càng đặt ra yêu cầu lớn đó là sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn không chỉ là hướng đi phù hợp với xu thế mà còn là xu hướng phát triển bền vững, mang lại nhiều giá trị về mặt kinh tế, môi trường và xã hội, thích ứng với biến đổi khí hậu, là xu thế tất yếu để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu sẽ mang lại nhiều lợi thế cho người nông dân hiện nay.
Thứ ba, sử dụng nguồn vốn chưa hợp lý
Tài sản lớn nhất của người dân là đất ruộng, đất vườn – là tư liệu sản xuất chính. Muốn làm ăn lớn thì phải có vốn để xoay sở, vì vậy họ phải cầm cố tài sản duy nhất của mình là mảnh đất ruộng và vài công đất vườn cho ngân hàng. Hệ thống ngân hàng hiện nay là cánh tay đắc lực hỗ trợ cho người nông dân vươn lên làm giàu. Căn cứ vào tình hình thực tế, nông dân được vay ngân hàng khoảng từ 20 đến 100 triệu đồng/hộ để chuyển đổi kinh tế nông nghiệp. Bằng số vốn được vay, những hộ có kiến thức và kinh nghiệm sẽ mang lại hiệu quả kinh tế, còn những hộ đã bị hao hụt về vốn do làm ăn không hiệu quả, không đáp ứng được yêu cầu của thị trường đành phải để ngân hàng tịch thu tài sản cầm cố đó. Vay vốn ngân hàng đã khó, có vốn rồi làm gì để có hiệu quả lại càng khó hơn. Đây là nỗi khổ và khó khăn của người nông dân.
Thứ tư, sản xuất vẫn manh mún, nhỏ lẻ, thiếu tập trung
Nông thôn Việt Nam có điều kiện tự nhiên khác nhau, kết cấu hạ tầng chưa phát triển; ruộng đất manh mún, sản xuất nhỏ lẻ, thiếu tập trung, đối tượng tiếp cận là nông dân có trình độ dân trí chưa cao...Biểu hiện, Thứ nhất, mạnh ai nấy làm, làm như thế nào, từ quy trình sản xuất rồi khi bán ra thị trường giá cả ra sao thì lại không quan tâm. Thứ hai, sản xuất và thu hoạch mang tính tự phát, không tuân thủ quy định của các doanh nghiệp. Thứ ba, phát triển sản xuất nhỏ lẻ nên chưa tạo ra được chuỗi liên kết vùng kinh tế lớn, kinh tế tập thể, hợp tác xã chưa đủ mạnh để tạo lực lớn cho lĩnh vực nông nghiệp. Thứ tư, chỉ quan tâm đến việc sản xuất nhiều mà không quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Thứ năm, quá trình thực hiện các biện pháp kỹ thuật mới, nhất là cơ giới hóa việc làm đất, thu hoạch, vận chuyển vật tư và sản phẩm gặp khó khăn. Đây là vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến khi nhắc đến hạn chế của nông nghiệp nước ta hiện nay.
Thứ năm, được mùa mất giá, được giá mất mùa
Lúa, cá da trơn, ba ba, thác lác, cây ăn trái dưa hấu, sầu riêng, bưởi, khóm…là những nông sản chủ lực của nông dân Hậu Giang. Nhưng, chuyện được mùa mất giá, được giá mất mùa vẫn là câu chuyện không cũ. Do không có điều kiện bảo quản lâu, công nghiệp chế biến chưa phát triển. Việc tiếp cận thông tin thị trường giá cả còn hạn chế nên giá cả phụ thuộc vào thương lái khi sản lượng thu hoạch tập trung. Chính quyền địa phương chưa thực hiện nhiệm vụ khai thông đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp. Cho nên khi bị ách tắc là xảy ra hiện tượng rớt giá. Bên cạnh đó, thời gian gần đây, sản xuất lúa cho thu nhập thấp, nhưng nông dân khó có thể chuyển đổi sang trồng hoặc nuôi các loại cây, con khác có giá trị cao hơn, do vướng phải yêu cầu an ninh lương thực. Thiệt hại trước tiên thuộc về người nông dân.
Thứ sáu, gặp khó trong xây dựng các mô hình phát triển kinh tế theo tiêu chuẩn giá trị
Sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap hay Ocop hiện nay phải tuân thủ rất nhiều quy trình nghiêm ngặt, trong đó kinh phí thực hiện các mô hình này lại rất cao. Để chứng nhận được 1 sản phẩm đạt tiêu chuẩn Vietgap hoặc sản phẩm Ocop các đơn vị sản xuất hoặc hợp tác xã phải được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xét nghiệm mỗi loại sản phẩm để đảm bảo các chỉ tiêu an toàn, nếu làm đủ chứng nhận cho tất cả các loại sản phẩm thì kinh phí lại rất cao, gây khó khăn cho người dân mà thời gian chỉ được có 3 năm, khi sản phẩm bán ra chỉ có một đợt, thương lái lại làm khó về giá cả, thiệt thòi người nông dân lại phải chịu, cùng với khó khăn đó hết thời hạn của giấy chúng nhận mỗi lần làm lại thủ tục lại rất là khó khăn. Người nông dân không mặn mà với Vietgap hoặc Ocop. Bởi giá sản phẩm bán ra ở thị trường giá cũng không cao nên người nông dân tìm nơi thiêu thụ bán lẻ. Những điều này làm cho tâm lý người nông dân không lấy làm mặn mà với việc tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm.
Thứ bảy, gặp khó trong ứng dụng công nghệ số
Khi công nghệ 4.0 phát triển, ứng dụng công nghệ vào sản xuất là điều kiện không thể thiếu. Nông nghiệp không thể đứng độc lập trong chuyển đổi số. Việc ứng dụng phần mềm kỹ thuật, phần mềm xử lý, tự động hóa trong nông nghiệp…đều cần đến một trình độ nhất định mới có thể hiểu và sử dụng được nó. Tuy nhiên, trình độ dân trí chưa cao nên họ chưa được tiếp cận đầy đủ về kỹ thuật công nghệ hiện đại trong chuyển đổi số, kinh tế số, chưa thích nghi được với sự phát triển của nền nông nghiệp văn minh hiện đại. Nếu là người nông dân thuần túy, để có được một chiếc Smartphone và sử dụng thành thạo nó không phải là đơn giản. Và người nông dân cần phải có thời gian dài mới có thể thích ứng được.
4. Những định hướng nâng cao vai trò, nhận thức của người dân trong phát triển nền nông nghiệp bền vững
Một là, tiếp tục khẳng định vai trò là chủ thể trong lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp
Sáng ngày 29/5/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận Hội nghị đối thoại với nông dân cả nước nhấn mạnh: “Cần tiếp tục nhận thức đúng về vị trí, vai trò chiến lược đặc biệt quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đặc biệt quan tâm lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, phát huy sức mạnh, vai trò chủ thể của nông dân trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải gắn liền với sự phát triển khu vực nông thôn và nâng cao trình độ của người nông dân”[3].
Nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ của người nông dân, trong tương lai, phải từng bước trí thức hóa giai cấp nông dân, xây dựng đội ngũ nông dân chuyên nghiệp để làm chủ công nghệ trong sản xuất, kinh doanh và có thể làm giàu từ nông nghiệp. Hình thành những người nông dân mới phát triển toàn diện, từng bước hoàn thiện đạo đức, trí tuệ thông minh, có năng lực sáng tạo, kỹ năng canh tác nông nghiệp công nghệ cao, thể lực tốt, tâm hồn trong sáng, văn minh, nêu cao lòng tự hào, tự trọng dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế.
Do đó, xã hội cần phải tiếp tục ghi nhận những thành quả chiến lược trong lĩnh vực nông nghiệp mà vai trò của người nông dân mang lại. Từ đó, tiếp tục huy động sức mạnh, vai trò chủ thể của nông dân trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện tốt phát huy dân chủ nhân dân theo tinh thần “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”[4], để hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và mục tiêu phát triển nông nghiệp sinh thái, xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.
Hai là, nhà nước cần có nhiều chính sách ưu tiên đối với lĩnh vực nông nghiệp để người nông dân thực hiện sứ mệnh của mình
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chính quyền các cấp cần có chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất nông nghiệp để họ yên tâm thực hiện nghĩa vụ bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; có nhiều chính sách để tháo gỡ điểm nghẽn cho các doanh nghiệp đầu tư nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng, điện, giao thông, thủy lợi, khoa học - công nghệ, chế biến nông sản. Có chính sách khuyến khích mở rộng quy mô sản xuất, khắc phục tình trạng manh mún, phân tán, thiếu tập trung; có cơ chế, chính sách hợp lý cho nông dân vay vốn được thuận lợi để phát triển sản xuất; giúp nông dân tiêu thụ nông sản, tránh tình trạng nông dân bị ép giá. Có chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác; Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng quy hoạch các vùng sản xuất gắn với hình thành cơ sở chế biến và tiêu thụ nông sản, có chính sách hỗ trợ bảo hiểm đối với cây trồng, vật nuôi; Giúp nông dân kinh phí, chuyển giao khoa học kỹ thuật mới, giống cây trồng, vật nuôi mới, đưa kỹ thuật số, tự động hóa, công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp; gắn kết sản xuất và tiêu thụ giữa người sản xuất với người tiêu dùng thông qua các dự án chuyển giao khoa học - kỹ thuật mới.
Từng bước thực hiện giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội cho nông dân như: chính sách để nông dân được hưởng bảo hiểm xã hội, chế độ nghỉ mất sức lao động; mở rộng chính sách bảo hiểm nông nghiệp và diện hỗ trợ bảo hiểm y tế cho nông dân; mở các lớp đào tạo người dân làm nông nghiệp sạch, làm cho tất cả các xã trở thành xã sản xuất nông nghiệp bằng phân hữu cơ. Giải quyết tốt những vẫn đề vướng mắc nảy sinh trong cuộc sống như: giải quyết việc làm cho người lao động, vấn đề giáo dục, y tế, về tình hình tôn giáo, dân tộc, tệ nạn xã hội; quản lý chặt chẽ về buôn bán thuốc trừ sâu, thức ăn chăn nuôi; quản lý và xử lý thích đáng các cơ sở sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; tập trung nâng cao năng lực quản lý và ứng phó rủi ro liên quan đến thời tiết và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu cũng như các rủi ro về thị trường; giảm được khoảng cách giàu nghèo trong xã hội tạo được niềm tin trong nhân dân.
Ba là, tôn vinh, khen thưởng và nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất
Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững là một trong những phong trào thiết thực hiện nay. Tăng cường phát hiện và khen thưởng đối với những người lao động trực tiếp sản xuất, học tập, công tác; còn tập thể, cá nhân được khen thưởng thật sự tiêu biểu nên tạo được sự lan tỏa trong xã hội. Đồng thời, tiếp tục khuyến khích, động viên các tầng lớp nhân dân có nhiều mô hình hay đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giảm chi phí sản xuất tăng thu nhập cho hội viên nông dân, đóng góp hơn nữa trên các lĩnh vực đời sống xã hội. Vận dụng và kiểm nghiệm các đề tài, sáng kiến, giải pháp hữu ích, làm giàu, làm đẹp cho quê hương, đất nước, góp phần cùng các cấp ủy, chính quyền thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của tỉnh góp phần khơi dậy khát vọng vươn lên trong xã hội.
Bốn là, phát huy vai trò của các cơ quan truyền thông, báo chí trong sản xuất nông nghiệp sạch
Hiện nay, với sự phát triển của khoa học nghệ 4.0, sự bùng nổ của thông tin, truyền thông ngày càng khẳng định vai trò không thể thiếu của lĩnh vực này trong việc thúc đẩy, hỗ trợ trong hoạt động phát triển kinh tế nông nghiệp.
Trong quản lý nhà nước, các cơ quan thông tấn báo chí, truyền thông có vai trò tuyên truyền chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, quy định, chính sách pháp luật của nhà nước vào trong cuộc sống để cho người dân biết, hiểu, nâng tầm nhận thức và thực hiện đúng đắn. Các phương tiện thông tin đại chúng phải tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, nêu gương những tấm gương điển hình tiên tiến, làm ăn có hiệu quả, đồng thời cũng kịp thời phát hiện, ngăn chặn những đối tượng có hành vi, vi phạm chống đối những chủ trương, đường lối, nghị quyết cảu Đảng, quy định của nhà nước. Vì vậy, trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, phương tiện thông tin đại chúng cần tuyên truyền, vận động cho người dân hiểu rõ về ý nghĩa tầm quan trọng về sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch đối với sức khỏe con người. Tuyên truyển, phản ánh những thành tựu về khoa học, kỹ thuật, công nghệ, các mô hình hay, cách làm mới trong sản xuất ở Việt Nam và trên thế giới để giới thiệu cho người dân biết và học tập.
Năm là, duy trì liên kết vùng trong sản xuất phát triển kinh tế nông nghiệp
Thúc đẩy liên kết vùng là một trong những nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta thời gian qua. Tinh thần:“Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì phải đi cùng nhau”. Xu thế toàn cầu hiện nay, không thể một tỉnh nào tự đứng ra riêng lẻ mà cần tích cực, chủ động liên kết vùng với các nội dung đã được ký kết.
Tư duy liên kết, tạo ra thương hiệu chung cho vùng, vừa khơi gợi, thúc đẩy sự năng động, sáng tạo của từng địa phương, dần mở rộng không gian vượt ra địa giới hành chính. Liên kết vùng không phải là phép tính cộng về dân số, về diện tích, về nguồn lực hữu hình giữa các đơn vị hành chính với nhau mà đó là độ mở, kết nối về tư duy, kết nối các nguồn lực vô hình, vô hạn, tạo dựng mối quan hệ hài hoà giữa nhà nước với thị trường và xã hội, kiếm tìm xung lực mới, khởi tạo không gian phát triển mới. Vì vậy, tiếp tục duy trì liên kết phát triển vùng là hướng đi tất yếu trong điều kiện kinh tế thị trường, cũng như trước tác động tiêu cực của thiên tai, khí hậu. Qua đó, tạo được sức mạnh tổng hợp, đa chiều, đưa kinh tế nông nghiệp cất cánh bay xa.
Phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị. Dưới sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng các chủ trương, chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp, nông dân Hậu Giang vừa là trò chủ thể, vừa là lực lượng thực hiện và cũng là người được thụ hưởng thành quả trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống của người nông dân thực sự trở thành lực lượng xã hội to lớn trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
BÙI THỊ MỸ LỆ, giảng viên Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang
* Bài viết được đăng phục vụ dự thi Giải Báo chí cấp tỉnh về xây dựng Đảng (Búa liềm vàng) lần thứ II-năm 2023. Tòa soạn không tham gia biên tập, tôn trọng tuyệt đối chính kiến, nội dung, hình ảnh bài viết đã được cơ quan chủ quản thống nhất thông qua.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tỉnh ủy Hậu Giang, Nghị quyết số 04 ngày 26/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2021 - 2025 và các năm tiếp theo;
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu tỉnh Hậu Giang lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025;
[3] Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phát biểu kết luận Hội nghị đối thoại với nông dân cả nước ngày 29/5/2023;
[4] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII. Tập 1, trang 27, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật.
17:43 25/10/2024
Nền tảng tư tưởng có ý nghĩa rất quan trọng, mang tính chất sống còn của Đảng.
17:38 25/10/2024
Bình đẳng giới là một mục tiêu quan trọng cần hướng đến không chỉ của Việt Nam, mà của cả các nước trên thế giới, là một trong những tiêu chí đánh giá sự phát triển của một xã hội, một quốc gia.
08:34 10/10/2024
Trên cơ sở kế thừa và phát triển các quan điểm về dân chủ của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản của các cơ quan Nhà nước trong chế độ ta, nó đã được thể hiện trong tổ chức Nhà nước của ta” trong (Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, t.12, tr.379). Theo Người, quyền dân chủ được thể hiện trên mọi lĩnh vực của
23:26 09/10/2024
Thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị khóa XII về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh,
23:23 09/10/2024
Trường THCS Thuận Hưng tọa lạc tại cửa ngỏ của con đường Tỉnh lộ xuôi về huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang. Chi bộ nhà trường thuộc Đảng ủy xã Thuận Hưng.
23:20 09/10/2024
Tôi sinh ra và lớn lên khi chiến tranh đã lùi xa, đất nước đã hoàn toàn thống nhất, Bắc-Nam sum họp một nhà.
23:18 09/10/2024
Hồ Chí Minh vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc ta. Con người, cuộc đời, sự nghiệp của Người luôn là tấm gương sáng cho chúng ta học tập và noi theo.
23:12 09/10/2024
Giáo dục và đào tạo luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, được coi là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân.
23:05 09/10/2024
Đảng ta là một tổ chức chặt chẽ, được xây dựng và trưởng thành từ đội ngũ đảng viên.
23:01 09/10/2024
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc lấy gương người tốt việc tốt để tuyên truyền, giáo dục cho đông đảo quần chúng nhân dân, với nguyện vọng thế hệ sau sẽ tiếp bước thế hệ trước để phát huy tốt nhất ý chí, tinh thần trách nhiệm,
14:20 25/11/2024
(HGO) – Ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo một số sở và ban HĐND tỉnh có cuộc họp bàn nội dung một số dự thảo tờ trình để trình kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm.
14:08 25/11/2024
Ngày 25-11, phiên tòa phúc thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, SCB tiếp tục phần tranh luận. Các luật sư đề nghị không tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan, viện kiểm sát nói không có căn cứ giảm án.
14:04 25/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Trung ương tập trung cho ý kiến vào những vấn đề quan trọng, từ đó tạo sự thống nhất đồng thuận cao trong cả hệ thống chính trị và quyết tâm thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị theo đúng mục tiêu, yêu cầu đề ra, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới.
14:03 25/11/2024
Bắt đầu từ hôm nay 25-11, Quốc hội bước vào tuần làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 8.