“HIỂU ĐÚNG, NHẬN THỨC ĐÚNG, HÀNH ĐỘNG ĐÚNG” TRONG BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM ĐỐI VỚI HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

Thứ Hai, ngày 30/09/2024 | 22:42

Biển đảo là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam, có tầm quan trọng đặc biệt trong xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Với lợi thế tiềm năng kinh tế biển rất lớn của Việt Nam, trong nhiều năm qua, Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức từ những hành động "gây hấn", xuyên tạc nhằm thực hiện âm mưu của các thế lực thù địch trong và ngoài nước về chủ quyền biển, đảo Việt Nam, nhất là đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa  - "Nơi đầu sóng của Tổ quốc Việt Nam". Trước những khó khăn, thách thức như hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải "Hiểu đúng, để nhận thức đúng và đi đến hành động đúng" trong bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam, vì lợi ích quốc gia, dân tộc và sự an toàn, hạnh phúc của Nhân dân.

(Ảnh sưu tầm từ NXB Kim Đồng)

KỲ 1. “ĐẤT LÀNH CHIM ĐẬU”, NHƯNG PHẢI TRONG KHUÔN KHỔ HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT

Biển Đông là một biển nửa kín, có diện tích khoảng 3,5 triệu km2. Biển Đông không chỉ là địa bàn chiến lược quan trọng đối với các nước trong khu vực mà còn của cả Châu Á - Thái Bình Dương và Châu Mỹ. Biển Đông là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh, đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật, khoáng sản, du lịch, đồng thời đây cũng là khu vực đang chịu sức ép nhiều về bảo vệ môi trường sinh thái biển.

Vùng ‘đất lành” của Việt Nam

Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, Châu Âu - Châu Á, Trung Đông - Châu Á. Xét về an ninh, quốc phòng, Biển Đông đóng vai trò quan trọng là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước. Các đảo và quần đảo trên Biển Đông, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không chỉ có ý nghĩa trong việc kiểm soát các tuyến đường biển qua lại Biển Đông mà còn có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng đối với Việt Nam.

Việt Nam tiếp giáp với Biển Đông ở ba phía Đông, Nam và Tây Nam. Các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam là một phần Biển Đông trải dọc theo bờ biển dài khoảng 3.260 km, vùng biển nước ta có khoảng 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa (điều này đã được công bố, minh chứng trong lịch sử, các tư liệu khoa học và pháp lý về chủ quyền biển, đảo Việt Nam). Biển Việt Nam có 500.000 km nằm trong vùng triển vọng có dầu khí, trữ lượng dầu khí ngoài khơi miền Nam có thể chiếm 25% trữ lượng dầu dưới đáy Biển Đông, có thể khai thác từ 30 - 40 ngàn thùng/ngày (mỗi thùng 159 lít) khoảng 20 triệu tấn/năm; trữ lượng dầu khí dự báo của toàn thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỷ tấn quy dầu. Ngoài dầu khí, còn có khí đốt với trữ lượng khai thác khoảng ba nghìn tỷ m3/năm. Việt Nam có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa rộng lớn theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982; có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm giữa Biển Đông và hàng nghìn đảo lớn, nhỏ, gần và xa bờ, hợp thành phòng tuyến bảo vệ, kiểm soát và làm chủ các vùng biển và thềm lục địa.

Bãi biển Mỹ Khê, thiên đường xanh của Đà Nẳng.

Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cả trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Không chỉ cung cấp nguồn thức ăn cho cư dân ven bờ từ hàng nghìn năm nay, Biển Đông còn tạo điều kiện để phát triển các ngành kinh tế và là cửa ngõ để Việt Nam có quan hệ trực tiếp với các vùng miền của đất nước, giao thương với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập của nhiều nền văn hoá. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở trung tâm Biển Đông, rất thuận lợi cho việc đặt các trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu thuyền... phục vụ cho tuyến đường hàng hải trên Biển Đông.

Hiện nay, nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện, biển đảo và kinh tế biển càng có ý nghĩa vô cùng to lớn. Biển, đảo Việt Nam có vị trí quan trọng trong tuyến hàng hải của thế giới và các nước trong khu vực. Vận tải biển, đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản, khai thác khoáng sản, chế biến dầu khí và điện khí, phát triển du lịch và dịch vụ biển... là những lợi thế, nội lực quan trọng cho đất nước ta tiến đến tương lai mà nhiều quốc gia không có được. Bên cạnh đó, biển, đảo Việt Nam còn có vị trí, vai trò trọng yếu về quốc phòng - an ninh; hình thành phên giậu, pháo đài, chiến lũy nhiều tầng, lớp, bố trí thành tuyến phòng thủ liên hoàn vững chắc bảo vệ Tổ quốc.

Những âm mưu “diễn biến hòa bình” hòng từng bước độc chiếm Biển Đông của các thế lực thù địch

Trong khi Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang quyết tâm thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc thì các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lại tìm cách đưa ra các luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch nhằm kích động, chống phá. Trong số các chủ thể tranh chấp ở biển Đông, Trung Quốc là quốc gia có tham vọng lớn nhất. Từ thời Mao Trạch Đông đến nay, bằng những biện pháp và phương thức khác nhau, chúng đưa ra những chứng cứ ngụy tạo để xuyên tạc, phản bác quan điểm của nước ta về chủ quyền biển, đảo, nhằm từng bước kiểm soát, khống chế và tiến đến độc chiếm biển Đông. Nhiều hành động gây hấn, xâm phạm chủ quyền biển đảo như: Vụ việc tàu Viking 02 và tàu Bình Minh 02 của Việt Nam bị cắt cáp năm 2011 và 2012; vụ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên Biển Đông năm 2014; sự kiện tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc khảo sát trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phía Nam Biển Đông của Việt Nam (từ ngày 4/7/2019 đến ngày 24/10/2019); các hoạt động tập trận trên Biển Đông tại một số thời điểm… các thế lực thù địch sử dụng các trang báo như BBC, Đài châu Á tự do, các trang mạng xã hội như facebook, Youtube, Twitter,… để phát tán các nội dung xuyên tạc tình hình, diễn biến phức tạp trên Biển Đông, nhằm bóp méo, bịa đặt, xuyên tạc quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam ta. Điển hình là các sự kiện như: tàu Viking 02 và tàu Bình Minh 02 của Việt Nam bị cắt cáp năm 2011 và 2012; vụ việc giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trên biển Đông năm 2014; Mỹ và các nước đồng minh ngày càng can dự sâu hơn vào vấn đề Biển Đông… Sự kiện tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc khảo sát trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đã được một số đối tượng triệt để lợi dụng để xuyên tạc chủ trương, chính sách và các hoạt động bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Đảng, Nhà nước Việt Nam, gây chia rẽ, bất ổn trong nước.

Các đối tượng thù địch đã viết bài đưa ra các luận điệu xuyên tạc: “Chính phủ Việt Nam nhu nhược, hèn nhát”, “Chính phủ Việt Nam bán Biển Đông”, “Cộng sản Việt Nam làm ngơ về Biển Đông”, Đảng, Nhà nước Việt Nam im lặng vì đã thỏa hiệp với nước ngoài; chính quyền “không nói rõ về tình hình tại khu vực bãi Tư Chính”, “không có giải pháp mạnh với Trung Quốc”. Chính phủ Việt Nam “bịt miệng báo chí”, “Nhà nước Việt Nam đã đồng ý giao bãi Tư Chính cho Trung Quốc” để nhân đó kêu gọi lật đổ chế độ. Vấn đề biển, đảo cũng bị lợi dụng, gắn với xuyên tạc công tác chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng: bịa đặt một số lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam “im lặng” để đổi lấy vị trí trong Đảng, chúng còn bịa đặt danh sách “ủy viên Bộ Chính trị” “chia đôi bãi Tư Chính cho Trung Quốc”; tung ra nhiều tin giả như “vụ Tư Chính là bước đầu để hợp thức hóa Mật ước Thành Đô” để kích động nhân dân bức xúc, xúi giục biểu tình, tẩy chay Trung Quốc…

Thời điểm trước và sau Đại hội XIII của Đảng, trên các trang mạng xã hội chúng rêu rao rằng: Việt Nam lôi bè kéo cánh, đi với nước này, chống nước kia... Đây là những thông tin xấu độc, sai sự thật để cố tình kích động dư luận. Bởi cái gọi là Việt Nam đi với nước này chống lại nước kia... là luận điệu xuyên tạc, sai trái của thế lực thù địch, tuyệt nhiên không có trong đường lối đối ngoại, hoặc trong chủ trương giải quyết vấn đề Biển Đông mà Đảng và Nhà nước Việt Nam đã xác định.

Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan dầu khí HD-981 và cho tàu chiến, máy bay quân sự đến xâm lược vùng biển của Việt Nam, nhưng Trung Quốc luôn già mồm, xuyên tạc, đánh lừa dư luận, đổ mọi tội lỗi cho Việt Nam về tình hình Biển Đông.

Nhiều sự việc, các thế lực thù địch dùng nhiều chiêu trò, biện pháp khác nhau để biến tấu thành những luận điệu xảo trá, vu cáo như “Việt Nam nhu nhược, hèn nhát”, “chính quyền Việt Nam làm ngơ về Biển Đông”… chúng vẽ ra “thuyết âm mưu” khi cho rằng Việt Nam cần phải liên minh Quân sự với những nước lớn có thế lực về kinh tế, quân sự mạnh thì mới bảo vệ được chủ quyền biển, đảo quốc gia. Nhiều bài viết phê phán rằng, Việt Nam thực hiện chính sách quốc phòng “bốn không”, đồng nghĩa với việc “tự trói mình” vì tiềm lực kinh tế, quốc phòng - an ninh Việt Nam hiện nay là quá yếu, không thể ba không, bốn không mà xoay xở được; từ đó chúng đặt ra một viễn cảnh cần phải liên minh với Mỹ thì Việt Nam mới giữ được chủ quyền biển, đảo và bảo vệ được lợi ích quốc gia; Các tổ chức, đối tượng phản động lợi dụng những diễn biến phức tạp tại Biển Đông cũng như đường lối đối ngoại, hướng giải quyết các vụ việc của Việt Nam để tìm cách chế nhạo, xuyên tạc, bóp méo sự thật, với nhiều chiêu trò, luận điệu suy diễn, xem đó là “ngòi nổ” để phá hoại sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. Các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo để quy kết rằng, khi đất nước chỉ có một đảng thì không đủ sức mạnh để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, từ đó hướng lái tư tưởng đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, đối tượng phản động lại đưa ra những lời lẽ hết sức vô lý, cho rằng “chỉ có ngư dân bảo vệ biển, không thấy chính quyền đâu”; vu cáo chính quyền “chỉ quan tâm đến phát triển kinh tế, không lo bảo vệ biển, đảo, không lo cho dân” làm chia rẽ, gây mất đoàn kết nội bộ, hòng làm suy giảm lòng tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước ta; chúng gieo rắc luận điệu “ngư dân bị bỏ rơi”, đưa ra đánh giá phiến diện “lực lượng chuyên tránh thực thi pháp luật trên biển làm ngơ, không hoàn thành nhiệm vụ”, đánh giá sai lệch về biện pháp và cách thức bảo vệ chủ quyền biển đảo của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, chúng kích động chúng ta “sử dụng vũ lực” để bảo vệ chủ quyền biển, đảo, chúng cho rằng nếu không nổ súng là “nhu nhược, hèn nhát”. Nguy hiểm hơn, các thế lực bên ngoài câu kết với các thế lực thù địch, phản động trong nước thu thập tin tức để cung cấp cho bên ngoài tuyên truyền các luận điệu xuyên tạc chống phá Đảng và Nhà nước ta về tình hình Biển Đông và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam, theo kiểu “nội công, ngoại kích” hòng gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” hòng từng bước độc chiếm biển Đông.

Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và các lợi ích trên biển của mình; tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo đúng các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và phù hợp với tình hình thực tế của ta.

Mặt khác, chúng ta sẵn sàng cùng các bên liên quan tiến hành hợp tác cùng phát triển ở những khu vực thực sự có tranh chấp ngoài vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa 200 hải lý ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển 1982 "Đất lành, chim đậu", nhưng phải trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật quy định. Việt Nam sẽ nỗ lực cùng các bên liên quan thúc đẩy hợp tác về an toàn trên biển, nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ môi trường biển, cứu hộ cứu nạn trên biển, phòng chống tội phạm trên biển nhằm góp phần xây dựng lòng tin, vì hòa bình thịnh vượng chung của khu vực và thế giới. Việt Nam tôn trọng quyền tự do hàng hải và nỗ lực cùng các bên liên quan bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải cho tàu thuyền của các nước qua lại Biển Đông phù hợp với Công ước Luật biển 1982 và hoan nghênh nỗ lực và đóng góp của tất cả các nước vào việc duy trì hòa bình ổn định, bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải ở Biển Đông...

NHÓM TÁC GIẢ

Thanh Phới, Lan Anh, Hữu Lợi, Văn Cần, Văn Ngoan

Viết bình luận mới

Xem thêm

ĐIỀU TUYỆT VỜI CỦA CHÚNG TA

17:43 25/10/2024

Nền tảng tư tưởng có ý nghĩa rất quan trọng, mang tính chất sống còn của Đảng.

VAI TRÒ THAM CHÍNH CỦA PHỤ NỮ, TIẾP CẬN TỪ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH – THỰC TIỄN TỈNH HẬU GIANG

17:38 25/10/2024

Bình đẳng giới là một mục tiêu quan trọng cần hướng đến không chỉ của Việt Nam, mà của cả các nước trên thế giới, là một trong những tiêu chí đánh giá sự phát triển của một xã hội, một quốc gia.

PHÁT HUY TRÁCH NHIỆM NÊU GƯƠNG CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN VÀ NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU

08:34 10/10/2024

Trên cơ sở kế thừa và phát triển các quan điểm về dân chủ của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản của các cơ quan Nhà nước trong chế độ ta, nó đã được thể hiện trong tổ chức Nhà nước của ta” trong (Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, t.12, tr.379). Theo Người, quyền dân chủ được thể hiện trên mọi lĩnh vực của

TRÁCH NHIỆM TIẾP DÂN CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CẤP UỶ

23:26 09/10/2024

Thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị khóa XII về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh,

VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO TRONG NHÀ TRƯỜNG

23:23 09/10/2024

Trường THCS Thuận Hưng tọa lạc tại cửa ngỏ của con đường Tỉnh lộ xuôi về huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang. Chi bộ nhà trường thuộc Đảng ủy xã Thuận Hưng.

Tâm sự của đôi Bạn đời kháng chiến

23:20 09/10/2024

Tôi sinh ra và lớn lên khi chiến tranh đã lùi xa, đất nước đã hoàn toàn thống nhất, Bắc-Nam sum họp một nhà.

HỌC VÀ LÀM THEO PHONG CÁCH “NÓI ĐI ĐÔI VỚI LÀM”CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH THUẬN ĐÔNG 1

23:18 09/10/2024

Hồ Chí Minh vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc ta. Con người, cuộc đời, sự nghiệp của Người luôn là tấm gương sáng cho chúng ta học tập và noi theo.

SỰ NGHIỆP “TRỒNG NGƯỜI” TRƯỜNG THCS CHIÊM THÀNH TẤN, HUYỆN LONG MỸ

23:12 09/10/2024

Giáo dục và đào tạo luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, được coi là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân.

BÀI DỰ THI GIẢI BÚA LIỀM VÀNG

23:05 09/10/2024

Đảng ta là một tổ chức chặt chẽ, được xây dựng và trưởng thành từ đội ngũ đảng viên.

BÀI VIẾT THAM GIA DỰ THI GIẢI BÚA LIỀM VÀNG

23:01 09/10/2024

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc lấy gương người tốt việc tốt để tuyên truyền, giáo dục cho đông đảo quần chúng nhân dân, với nguyện vọng thế hệ sau sẽ tiếp bước thế hệ trước để phát huy tốt nhất ý chí, tinh thần trách nhiệm,

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Trung ương Hội nông dân Việt Nam thăm mô hình sản xuất của nông dân Hậu Giang

18:36 21/11/2024

(HG) – Chiều ngày 21-11, ông Phan Như Nguyện, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam;

Hợp tác nhiều nhiệm vụ khoa học công nghệ trong nông nghiệp với Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

18:20 21/11/2024

(HG) - Nhằm tăng cường trao đổi, thảo luận và triển khai thực hiện các nội dung ký kết hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp và tham quan một số mô hình nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Hậu Giang,

Cần quyết liệt trong công tác giải phóng mặt bằng dự án Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh

17:08 21/11/2024

(HG) - Sáng ngày 21-11, tại Khu công nghiệp (KCN) Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đã có buổi làm việc để kiểm tra tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) KCN Tân Phú Thạnh.

Quà tặng mừng thọ là gì? Gợi ý mẫu quà tặng mừng thọ mạ vàng

16:57 21/11/2024

​​​​​​​Quà tặng mừng thọ là những món quà được dành tặng cho người cao tuổi vào dịp lễ mừng thọ, thường là vào các độ tuổi quan trọng như 60, 70, 80, 90 tuổi trở lên.