“HIỂU ĐÚNG, NHẬN THỨC ĐÚNG, HÀNH ĐỘNG ĐÚNG” TRONG BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM ĐỐI VỚI HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

Thứ Hai, ngày 30/09/2024 | 22:45

KỲ 2: “VŨ KHÍ SẮC BÉN” TRÊN MẶT TRẬN TƯ TƯỞNG

Nắm vững cơ sở lịch sử, cơ sở pháp lý trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam đối với hai Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường sa là nhiệm vụ không của riêng ai, để hiểu đúng, nhận thức đúng và hành động đúng.

Cơ sở lịch sử và cơ sở pháp lý không thể chối cãi đượckhẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Cơ sở lịch sử

Các học giả Trung Quốc đã công bố nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Hải và Tây Sa, Nam Sa). Sách Khởi nguồn và sự phát triển của tranh chấp Nam Sa của (Nxb Kinh tế Trung Quốc năm 2008), học giả Ngô Sĩ Tồn đã dành hai chương để chứng minh “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa”. Trong sách Chín lần xuất quân lớn của Trung Quốc (Nxb Văn nghệ Tứ Xuyên, Trung Quốc, năm 1992), hai học giả Sa Lực - Mân Lực đã đưa ra nhiều lập luận xuyên tạc về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cho rằng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa từ xưa đã là lãnh thổ của Trung Quốc. Đây là những nhìn nhận, đánh giá hoàn toàn không có cơ sở lịch sử và căn cứ pháp lý, thể hiện tư tưởng áp đặt, cường quyền của nước lớn, coi thường luật pháp quốc tế trong tham vọng “độc chiếm” Biển Đông.

Các sách địa lý và bản đồ cổ của Việt Nam ghi chép rõ Bãi cát vàng, Hoàng Sa, Vạn lý Hoàng Sa, Đại Trường Sa hoặc Vạn lý Trường Sa (cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) từ lâu đã là lãnh thổ Việt Nam, trong “Giáp Ngọ Bình Nam đồ”, bản đồ xứ Đàng Trong do Đoàn quận công Bùi Thế Đạt vẽ năm 1774, Bãi Cát vàng được vẽ là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam; “Phủ Biên Tạp Lục” sách của nhà bác học Lê Quý Đôn viết về lịch sử, địa lý, hành chính xứ Đàng Trong dưới thời chúa Nguyễn (1558-1775) ghi rõ đảo Đại Trường Sa (tức Hoàng Sa và Trường Sa) thuộc phủ Quảng Ngãi “xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi, ở ngoài cửa biển có núi gọi là Cù Lao Ré, rộng hơn 30 dặm (đơn vị đo lường thời xưa, tương đương 0,5km), có phường Tứ Chính, dân cư trồng đậu, ra biển bốn canh thì đến, phía ngoài nữa lại có đảo Đại Trường Sa. Trước kia có nhiều hải vật và hóa vật của tầu, lập đội Hoàng Sa để lấy, đi ba ngày đêm mới đến, là chỗ gần xứ Bắc Hải”, “Đại Nam nhất thống toàn đồ”, bản đồ nước Việt Nam thời Nguyễn vẽ vào khoảng năm 1838, ghi “Hoàng Sa - Vạn lý Trường Sa” thuộc lãnh thổ Việt Nam, phía ngoài các đảo ven bờ miền Trung Việt Nam thuộc lãnh thổ Việt Nam.

Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ.

“Đại Nam nhất thống chí”, bộ sách địa lý Việt Nam do Quốc sử quán nhà Nguyễn (1802-1845) soạn xong năm 1882 cũng đã ghi Hoàng Sa là bộ phận lãnh thổ Việt Nam thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Đoạn nói về hình thể tỉnh Quảng Ngãi, cuốn sách viết: “Phía Đông tỉnh Quảng Ngãi, có đảo cát (tức đảo Hoàng Sa)”; đầu đời Minh Mệnh, thường sai người đi thuyền công đến đấy thăm dò đường biển, thấy một nơi có cồn cát trắng chu vi 1.070 trượng, cây cối xanh tốt, giữa cồn cát có giếng, phía Tây Nam có ngôi miếu cổ, không rõ dựng từ thời nào, có bia khắc 4 chữ “Vạn lý Ba Bình” (Muôn dặm sóng yên). Nhiều nhà hàng hải, giáo sĩ phương Tây trong những thế kỷ trước đều xác nhận Hoàng Sa (Pracel hay Paracel) thuộc lãnh thổ của Việt Nam. Trong “Tạp chí Hội địa lý Hoàng gia London” (The jounal of the Royal Geography Society of London) tập XIX, 1849, trang 93) của Gutzlaff, xuất bản năm 1849 có đoạn nói rõ Paracel thuộc lãnh thổ Việt Nam và chú thích cả tên Việt Nam là “Cát Vàng”.

Như vậy, từ xưa, các sách địa lý, bản đồ cổ của Việt Nam và nước ngoài đều ghi rất rõ ràng Bãi cát vàng, Hoàng Sa, vạn lý Hoàng Sa, Đại Trường Sa, Vạn lý Trường sa, Pracel hay Paracels là lãnh thổ thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trong “Toàn tập thiên Nam tứ chí lộ đồ thư” (thế kỷ XVII) có viết: “Họ Nguyễn mỗi năm vào tháng cuối mùa đông đưa 18 chiếc thuyền đến (Bãi Cát Vàng) để lấy hóa vật, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn”. “Đại Nam thực lục tiền biên”, năm 1844, có đoạn viết: “Xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi, ở ngoài biển, có hơn 130 bãi cát, cách nhau hoặc một ngày đường, hoặc vài trống canh, kéo dài không biết mấy ngàn dặm, tục gọi là Vạn lý Hoàng Sa. Trên bãi có giếng nước ngọt. Sản vật có hải sâm, đồi mồi, ốc hoa, vích, v.v…”,   Trong sách “Đại Nam Nhất thống trí” (1882) có ghi: “Đảo Hoàng Sa: ở phía Đông Cù Lao Ré, huyện Bình Sơn. Từ bờ biển Sa Kỳ ra khơi thuận gió, ba bốn ngày đêm có thể đến. Ở đó có hơn 130 đảo nhỏ, cách nhau một ngày đường hoặc vài trống canh. Trong đảo có bãi cát vàng, liên tiếp kéo dài không biết mấy ngàn dặm, tục gọi là Vạn lý Trường Sa. Trên bãi có giếng nước ngọt, chim biển tụ tập không biết cơ man nào. Sản xuất nhiều hải sâm, đồi mồi, ốc hoa, vích… hóa vật của các tầu thuyền bị nạn trôi dạt ở đây”. Các sách thời Nguyễn như “Lịch triều hiến chương loại chí” (1821), “Hoàng Việt dư địa chí” (1833), “Việt Sử Cương Giám Khảo Lược” (1876) cũng mô tả Hoàng Sa tương tự. Do đặc điểm của Hoàng Sa và Trường Sa có nhiều hải sản quý, lại có nhiều hóa vật của tầu bị đắm như trên đã nói, Nhà nước phong kiến Việt Nam từ lâu đã tổ chức việc khai thác hai quần đảo này với tư cách một quốc gia làm chủ. Từ khi nắm chính quyền từ năm 1802, đến khi ký kết với Pháp Hiệp ước 1884, các vua nhà Nguyễn ra sức củng cố chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đội Hoàng Sa, sau được tăng cường thêm đội Bắc Hải, được duy trì và hoạt động liên tục từ thời các chúa Nguyễn (1558 - 1783) đến nhà Tây Sơn (1786 - 1802) và nhà Nguyễn (1802 - 1945). Mặt khác, 12 bản đồ Trung Quốc do phương Tây và Trung Quốc xuất bản (thế kỷ XVI - thế kỷ XX) đều ghi nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc về Trung Quốc.Điểm chung của các bản đồ này là lãnh thổ, các đảo và quần đảo thuộc Trung Quốc được phân biệt với các quốc gia láng giềng bằng màu sắc và các đường biên giới rất rõ ràng, trong đó đều ghi nhận lãnh thổ cực Nam của Trung Quốc chỉ đến đải Hải Nam. Bốn cuốn Atlas do nhà Thanh và Chính phủ Trung Hoa dân quốc xuất bản gồm Trung Quốc địa đồ (Atlas of the Chinese Empire) xuất bản năm 1908 bằng tiếng Anh; Trung Quốc toàn đồ (Complete Atlas of China) xuất bản năm 1917; Trung Hoa bưu chính dư đồ (Postal Atlas of China) xuất bản năm 1919; Trung Hoa bưu chính dư đồ (Postal Atlas of China) xuất bản năm 1933. Điều thống nhất trong các Atlas này là lãnh thổ cực Nam của Trung Quốc chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam (thuộc tỉnh Quảng Đông lúc bấy giờ). Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam chưa bao giờ được thể hiện trong phần lãnh thổ của Trung Quốc.

Tóm lại, qua các sách lịch sử, địa lý cổ của Việt Nam, cũng như chứng cứ của nhiều nhà hàng hải, giáo sĩ phương Tây nói trên đã viết, đã khẳng định rằng: từ lâu, liên tục trong hàng mấy trăm năm, từ triều đại này đến triều đại khác, Nhà nước Việt Nam đã làm chủ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Cơ sở pháp lý

Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (gọi tắt là Công ước Luật Biển 1982) được 119 đoàn đại diện của các nước, trong đó có Việt Nam chính thức ký kết ngày 10-12-1982, tại Môn-tê-gô-bay của Gia-mai-ca và có hiệu lực từ ngày 16-11-1994. Sự ra đời của Công ước có ý nghĩa hết sức quan trọng, là cơ sở pháp lý quốc tế gốc có giá trị cao nhất mà các quốc gia tham gia ký kết phải có trách nhiệm ràng buộc và thực hiện toàn bộ các điều khoản. Công ước bao gồm 17 phần, 320 điều khoản và nhiều phụ lục, nghị quyết kèm theo; trong đó, có nội dung quy định chi tiết về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán.

Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và Luật Biển Việt Nam năm 2012 quy định nhiều điều khoản, chế độ pháp lý về biển; trong đó có một số nội dung cơ bản sau:

Đường cơ sở là đường ranh giới phía trong của lãnh hải và phía ngoài của nội thủy, do quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo định ra phù hợp với công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 để làm cơ sở xác định phạm vi của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia. Đường cơ sở có 02 loại: Đường cơ sở thông thường: Sử dụng ngấn nước triều thấp nhất ven bờ biển hoặc đảo. Đường cơ sở thẳng: Là đường thẳng nối các đảo hoặc điểm nhô ra nhất của bờ biển lục địa. Đường cơ sở thẳng áp dụng khi bờ biển quốc gia ven biển bị chia cắt hoặc có chuổi đảo gắn liền và chạy dọc theo bờ biển. Vậy, theo Điều 8 Luật Biển Việt Nam, “Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ công bố”.

Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam.

Nội thủy là các vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam. Các quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối với nội thủy như trên lãnh thổ đất liền như vùng trời. Vùng nước nội thủy bao gồm: Các vùng nước cảng biển, vũng tàu, cửa sông, vịnh, các vùng nước nằm giữa lãnh thổ đất liền và đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Chế độ pháp lý của nội thuỷ: Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy như trên lãnh thổ đất liền. Đối với Tàu quân sự bao gồm “tàu chiến” và tàu nhà nước sử dụng vào mục đích phi thương mại. Về nguyên tắc chung, những tàu này khi muốn vào nội thủy của Việt Nam phải xin phép trước. Chỉ khi được đồng ý mới được đi vào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bất khả kháng như tàu thuyền gặp sự cố nghiêm trọng về kỹ thuật không thể tiếp tục hành trình hoặc vì lý do thiên tai như sóng thần, động đất…, hoặc các lý do nhân đạo như cứu tàu thuyền hoặc thủy thủ đoàn của tàu khác gặp nạn… thì chỉ cần thông báo trước khi vào nội thủy. Ở Việt Nam hiện nay, quy định về chế độ đi lại của tàu quân sự nước ngoài trong nội thủy tương đối chặt chẽ: Chẳng hạn như tàu quân sự của cùng một quốc gia được đến Việt Nam thực hiện các chuyến thăm 01 (một) lần trong 01 (một) năm, nhưng không được trú đậu quá 03 (ba) tàu tại cùng một cảng trong cùng một thời điểm, thời gian trú đậu không quá 07 (bảy) ngày, trừ trường hợp được Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho phép… Đối với tàu ngầm nước ngoài (kể cả dân sự hay quân sự), khi được phép vào nội thủy nhất định phải đi ở tư thế nổi và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của quốc gia ven biển. Đối với tàu xi – teec (navires-citernes), các tàu chạy bằng động cơ năng lượng hạt nhân và các tàu chở các chất hay các nguyên liệu phóng xạ hoặc các chất khác vốn có nguy hiểm hay động hại có thể bị bắt buộc di chuyển theo tuyến đường nhất định để đảm bảo an ninh cho quốc gia ven biển trong vùng nội thủy. Về Nguyên tắc, tất cả những quy định, thủ tục, điều kiện ra vào, hoạt động trong vùng nội thủy của Việt Nam đối với tàu quân sự được áp dụng đối với tàu dân sự. Pháp luật Việt Nam quy định trình tự, thủ tục ra vào, hoạt động trong nội thủy của tàu dân sự nước ngoài đơn giản và linh hoạt hơn so với tàu quân sự nước ngoài. Sở dĩ như vậy bởi vì để đáp ứng sự phát triển về lợi ích kinh tế, thương mại và tự do hàng hải. Như vậy, quá trình vận chuyển hàng, giao thương sẽ nhanh hơn, thúc đẩy được sự phát triển giữa các nước.

Lãnh hải là vùng biển mở rộng ra ngoài lãnh thổ và nội thủy của mình, rộng 12 hải lý (1 hải lý = 1.852 mét) tính từ đường cơ sở. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển Việt Nam. Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 quy định mọi quốc gia đều có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải của mình; chiều rộng này không vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở được vạch ra theo đúng Công ước. Như vậy, nước ta xác định chiều rộng lãnh hải hoàn toàn phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Chủ quyền lãnh hãi của quốc gia ven biển được mở rộng đến vùng trời trên lãnh hải, cũng như đến đáy và lòng đất dưới đáy vùng biển này. Lãnh hải của quốc gia có chế độ pháp lý tương tự như lãnh thổ đất liền. Trong lãnh hải, tàu thuyền của các quốc gia khác được đi theo tuyến phân luồng giao thông biển của nước ven biển. Quốc gia ven biển cũng có chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ trong vùng lãnh hải, song không tuyệt đối như nội thủy. Các tàu thuyền nước ngoài có “quyền đi qua không gây hại (right of innocent passage)”, cụ thể là nước khác có quyền đi qua vùng lãnh hải của nước ven biển mà không phải xin phép trước nếu họ không tiến hành bất kỳ hoạt động gây hại theo Điều 19 Công ước LHQ về Luật biển 1982.

Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài cùng của lãnh hải, hợp với lãnh hải của quốc gia ven biển thành một vùng biển rộng 24 hải lý từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của quốc gia. Chế độ pháp lý của quốc gia ven biển có thể thi hành sự kiểm soát cần thiến, nhằm: Ngăn ngừa những vi phạm đối với các luật và quy định hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình; trừng trị những vi phạm đối với các luật và quy định nói trên xảy ra trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình. Theo Công ước Liên hợp quốc quy định vùng tiếp giáp không thể mở rộng quá 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải. Như vậy, Việt Nam mở rộng bằng 24 hải lý kể từ đường cơ sở hoàn toàn phù hợp với Công ước quy định.

Các vùng biển của quốc gia ven biển được quy định theo UNCLOS. Trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, Việt Nam có quyền chủ quyền với việc thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí, tôm cá... theo quy định của UNCLOS.

Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tình từ đường cơ sở. Theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 quy định Vùng đặc quyền về kinh tế không được mở rộng ra quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Như vậy, Việt Nam mở rộng bằng 200 hải lý kể từ đường cơ sở hoàn toàn phù hợp với Công ước quy định. Quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền kinh tế bao gồm: Các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió; Quyền tài phán theo những quy định thích hợp của Công ước về việc: lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình; nghiên cứu khoa học về biển; Bảo vệ và gìn giữ môi trường biển. Các quyền và các nghĩa vụ khác do Công ước quy định: Trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển, tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển, điều được hưởng ba quyền tư do cơ bản: Quyền tự do hàng hải; quyền tự do hàng không; quyền tự do lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm.

Trong khi thực hiện quyền chủ quyền và các quyền tài phán của mình, quốc gia ven biển phải tôn trọng các quyền tự do của các quốc gia khác. Ngược lại, các quốc gia trong khi thực hiện các quyền tự do biển cả được phép trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển phải tôn trọng luật pháp và quy định của quốc gia ven biển trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quốc gia đó. Quốc gia ven biển có trách nhiệm trong việc quản lý bền vững tài nguyên sinh vật và bảo vệ môi trường biển.

Như vậy, vào ngày 2/5/2014, Trung Quốc ngang nhiên kéo giàn khoan Hải Dương 981 tới vị trí cách đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam 17 hải lý về phía nam, cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) khoảng 120 hải lý về phía đông. Đây là vị trí nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển.

Giàn khoan Hải Dương 981 được Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Giàn khoan dầu Hải Dương 981 là giàn khoan biển sâu di động cỡ lớn đầu tiên do Trung Quốc sản xuất và do Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) sở hữu. Hải Dương 981 dài 114 m, rộng 90 m, cao 137,8 m và nặng 31.000 tấn; diện tích boong của giàn khoan có kích thước bằng một sân bóng đá chuẩn. Giàn khoan này có khả năng khoan sâu tối đa 12.000 m.

Để bảo vệ giàn khoan tỉ đô này, Trung Quốc huy động tới 80 tàu thuyền các loại, trong đó có 7 tàu quân sự như tàu hộ vệ tên lửa 534, tàu tuần tiễu tên lửa tấn công nhanh 753, 33 tàu hải cảnh, cùng nhiều tàu vận tải, tàu cá. Ngoài ra, hàng ngày còn có hàng chục tốp máy bay hoạt động trên khu vực. Có những thời điểm, số lượng tàu hộ tống của Trung Quốc lên tới hơn 100 chiếc.

Thềm  lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến mép ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi mép ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn. Tuy nhiên bề rộng tối đa của thềm lục địa tính từ đường cơ sở trở ra, không được vượt quá giới hạn 350 hải lý. Chế độ pháp lý đối với thềm lục địa, các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không đụng chạm đến chế độ pháp lý của vùng nước ở phía trên hay của vùng trời trên vùng nước này; việc quốc gia ven biển thực hiện các quyền của mình đối với thềm lục địa không gây thiệt hại đến hàng hải hay các quyền và các tự do khác của các nước khác đã được công ước thừa nhận, cũng không được cản trở việc thực hiện các quyền này một cách không thể biện bạch được.

Biển cả (vùng biển quốc tế) là tất cả những vùng biển không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của một quốc gia cũng như không nằm trong vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đảo. Các quốc gia dù có biển hay không có biển đều có các quyền cơ bản đối với biển cả. Khi hoạt động trên biển cả, tàu thuyền có địa vị pháp lí bình đẳng với nhau. Quyển tài phán đối với tàu thuyền trên vùng biển cả theo nguyên tắc "Luật Quốc kỳ", nghĩa là tàu thuyền chỉ chịu sự tài phán của quốc gia mà nó mang quốc kì. Các quốc gia phải chịu trách nhiệm đối với mọi hậu quả do tàu thuyền của nước mình gây ra ở biển cả. Biển cả còn được gọi là biển công, biển mở, biển quốc tế hay biển tự do.

Vùng đáy biển (Nằm dưới vùng biển quốc tế) là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài giới hạn quyền tài phán quốc gia; tài nguyên của vùng đáy biển là di sản chung của loài người; tài nguyên của vùng đáy biển bao gồm các tài nguyên khoáng sản ở thể rắn, lỏng hoặc khí, kể cả các khối đa kim nằm ở đáy đại dương và trong lòng đất dưới đáy biển.

Chế độ các đảo, Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bộc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước; lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của một hòn đảo được hoạch định theo đúng các quy định của Công ước áp dụng cho lãnh thổ đất liền khác; những đảo đá nào không thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng, thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Quần đảo là một tập hợp các đảo, bao gồm cả bộ phận các đảo, vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau. Đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam, trong đó có Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

“Đảo là nhà, Biển cả là quê hương”, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong lịch sử, Việt Nam phải trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm, phần lớn các chứng cứ lịch sử trong giai đoạn đó đã bị quân xâm lược tiêu hủy, tuy nhiên, với những tài liệu chính sử còn lại đến nay đã khẳng định Việt Nam là nhà nước đầu tiên đã xác lập, quản lý và thực thi chủ quyền lịch sử từ rất lâu đời trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế, Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền lâu đời và liên tục đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

NHÓM TÁC GIẢ

Thanh Phới, Lan Anh, Hữu Lợi, Văn Cần, Văn Ngoan

Viết bình luận mới

Xem thêm

ĐIỀU TUYỆT VỜI CỦA CHÚNG TA

17:43 25/10/2024

Nền tảng tư tưởng có ý nghĩa rất quan trọng, mang tính chất sống còn của Đảng.

VAI TRÒ THAM CHÍNH CỦA PHỤ NỮ, TIẾP CẬN TỪ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH – THỰC TIỄN TỈNH HẬU GIANG

17:38 25/10/2024

Bình đẳng giới là một mục tiêu quan trọng cần hướng đến không chỉ của Việt Nam, mà của cả các nước trên thế giới, là một trong những tiêu chí đánh giá sự phát triển của một xã hội, một quốc gia.

PHÁT HUY TRÁCH NHIỆM NÊU GƯƠNG CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN VÀ NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU

08:34 10/10/2024

Trên cơ sở kế thừa và phát triển các quan điểm về dân chủ của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản của các cơ quan Nhà nước trong chế độ ta, nó đã được thể hiện trong tổ chức Nhà nước của ta” trong (Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, t.12, tr.379). Theo Người, quyền dân chủ được thể hiện trên mọi lĩnh vực của

TRÁCH NHIỆM TIẾP DÂN CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CẤP UỶ

23:26 09/10/2024

Thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị khóa XII về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh,

VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO TRONG NHÀ TRƯỜNG

23:23 09/10/2024

Trường THCS Thuận Hưng tọa lạc tại cửa ngỏ của con đường Tỉnh lộ xuôi về huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang. Chi bộ nhà trường thuộc Đảng ủy xã Thuận Hưng.

Tâm sự của đôi Bạn đời kháng chiến

23:20 09/10/2024

Tôi sinh ra và lớn lên khi chiến tranh đã lùi xa, đất nước đã hoàn toàn thống nhất, Bắc-Nam sum họp một nhà.

HỌC VÀ LÀM THEO PHONG CÁCH “NÓI ĐI ĐÔI VỚI LÀM”CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH THUẬN ĐÔNG 1

23:18 09/10/2024

Hồ Chí Minh vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc ta. Con người, cuộc đời, sự nghiệp của Người luôn là tấm gương sáng cho chúng ta học tập và noi theo.

SỰ NGHIỆP “TRỒNG NGƯỜI” TRƯỜNG THCS CHIÊM THÀNH TẤN, HUYỆN LONG MỸ

23:12 09/10/2024

Giáo dục và đào tạo luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, được coi là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân.

BÀI DỰ THI GIẢI BÚA LIỀM VÀNG

23:05 09/10/2024

Đảng ta là một tổ chức chặt chẽ, được xây dựng và trưởng thành từ đội ngũ đảng viên.

BÀI VIẾT THAM GIA DỰ THI GIẢI BÚA LIỀM VÀNG

23:01 09/10/2024

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc lấy gương người tốt việc tốt để tuyên truyền, giáo dục cho đông đảo quần chúng nhân dân, với nguyện vọng thế hệ sau sẽ tiếp bước thế hệ trước để phát huy tốt nhất ý chí, tinh thần trách nhiệm,

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Mô hình lúa chất lượng cao giúp người dân ĐBSCL giảm chi phí, tăng năng suất và lợi nhuận

13:29 23/11/2024

(HG) - Sáng ngày 23-11, tại thành phố Cần Thơ, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Giải pháp nhân rộng các mô hình thí điểm thành công của Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030”.

Tuyên truyền sâu rộng để người dân chung tay bảo vệ môi trường

11:09 23/11/2024

(HGO) - Đoàn khảo sát do bà Mã Thị Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với UBND huyện Long Mỹ về tình hình thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Đánh giá xu hướng công nghệ sấy nông sản Hậu Giang

07:34 23/11/2024

(HGO) – Là chủ đề hội nghị vừa được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Cần Thơ tổ chức, với sự tham dự của khoảng 100 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương; các viện, trường, doanh nghiệp và hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.

Điểm tin sáng 23-11: Người Việt thải hơn 300.000 tấn nhựa, bìa carton khi mua hàng online

05:53 23/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Khan hiếm vé máy bay, giá tăng cao; Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long xúc tiến, quảng bá du lịch tại Quảng Ninh; Độc lạ Đồng Nai: Treo nguyên chiếc ô tô cũ trước cổng nhà làm... kỷ niệm; Gen Z Australia xuất ngoại tìm bạn trai.