Thứ Ba, ngày 26/09/2023 | 09:45
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn "Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt…”. Người khẳng định: “Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu cầu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta”, hay trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam có câu "Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn". Đó là cơ sở để khẳng định trong quá trình dựng nước, giữ nước và xây dựng đất nước ngày càng văn minh, hiện đại, cộng đồng các dân tộc Việt Nam luôn giữ vững truyền thống thương yêu, đoàn kết, bình đẳng, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau để phát triển bền vững trong mái nhà chung và "không để ai bị bỏ lại phía sau".
Quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, trong những năm qua thành phố Vị Thanh thực hiện tốt Chỉ thị số 49-CT/TW, ngày 20/10/2015 của Ban Bí thư về “Tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số”; Chỉ thị số 19-CT/TW, ngày 10/01/2018 của Ban Bí thư về “Tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới”; Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương về “Công tác dân tộc”. Với quyết tâm chính trị, lãnh đạo cấp ủy, chính quyền thành phố chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên làm công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay, gắn với Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Nghị quyết của Đảng bộ thành phố Vị Thanh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Thành phố xác định là trung tâm Tỉnh lỵ Hậu Giang, có 09 đơn vị phường, xã (05 phường, 04 xã và 53 khu vực, ấp). Tổng số dân của thành phố là 73.322 người, trong đó có 04 dân tộc thiểu số với hơn 8.037 người (Hoa 3.462 người, Khmer 4.535 người, dân tộc khác 40 người), chiếm khoảng 11% dân số toàn thành phố, các dân tộc thiểu số dù chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong dân số ở thành phố Vị Thanh nhưng lại cư trú đan xen và rộng khắp (trong đó: Đồng bào Khmer sống tập trung ở xã Hỏa Lựu, xã Vị Tân, phường III, phường IV; đồng bào Hoa sống tập trung ở phường I, phường III, phường VII, xã Hỏa Tiến, xã Vị Tân). Thời gian qua, nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc Khmer đã được triển khai thực hiện và đi vào cuộc sống. Nổi bật là Chương trình 135, chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số, chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất,…đến nay có nhiều hộ nghèo dân tộc Khmer đã thoát nghèo bền vững và ổn định cuộc sống, hiện còn 142 hộ, chiếm 23,16%/tổng số hộ nghèo toàn thành phố. Về tôn giáo, tín ngưỡng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Khmer được các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể tạo điều kiện thuận lợi cho các chùa Phật giáo Nam Tông Khmer (có 04 chùa) hoạt động đúng luật pháp của Nhà nước và giáo luật, được quan tâm hỗ trợ ngày càng đi vào nền nếp... Thực hiện Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, thành phố có 02 xã (xã Vị Tân và xã Hỏa Lựu) thuộc khu vực I. Trước đây thành phố Vị Thanh có 04 đơn vị phường, xã thuộc khu vực II và 06 ấp, khu vực đặc biệt khó khăn, nhưng đến nay không còn ấp, khu vực đặc biệt khó khăn, đây là kết quả của quá trình lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền, mặt trận và đoàn thể nhân dân trên địa bàn thành phố đã nghiêm túc thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc Khmer, tạo sự được chuyển biến tích cực về sản xuất, đời sống, sinh hoạt trong vùng đồng bào dân tộc Khmer ở thành phố Vị Thanh.
Tuy nhiên trong thời gian qua, các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để âm mưu, thủ đoạn tuyên truyền, xuyên tạc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc và cuộc sống bình yên của nhân dân bằng nhiều hình thức để tìm cách móc nối, mua chuộc, lôi kéo, hoạt động theo ý đồ xấu, gây hoài nghi về chủ trương của Đảng, chính sách dân tộc và tôn giáo của Nhà nước. Việc đấu tranh với những luận điệu sai trái đó là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, không chỉ để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, mà còn là bảo vệ cuộc sống của nhân dân vùng dân tộc. Thông qua công tác dân vận, để kịp thời cung cấp cho người dân những tri thức về chính trị, về đường lối chính sách, chiến lược phát triển của đất nước và của địa phương trong từng giai đoạn. Khi mỗi người dân đều hiểu gốc gác dân tộc mình, biết được tường tận chủ trương, đường lối của Đảng thì nhận thức sẽ được nâng lên, họ sẽ không bị các thế lực lợi dụng. Chính vì lẽ đó, “dân vận khéo” hay dân vận đúng chính là “vũ khí” để đấu tranh, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, là sự bình yên của nhân dân.
Chính vì vậy, lãnh đạo thành phố Vị Thanh xác định vùng đồng bào dân tộc thiểu số là khu vực trọng yếu, giữ vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, công tác dân vận trong xây dựng đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là dân tộc Khmer trở thành nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Có hiểu đúng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong vùng đồng bào dân tộc hiện nay chỉ có công tác dân vận mới có thể có những hoạt động hiệu quả cho tương lai. Lãnh đạo thành phố đã tập trung chỉ đạo các cấp ủy đảng thực hiện tốt công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên làm công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là dân tộc Khmer, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, sự tham gia của nhân dân nói chung, đồng bào dân tộc Khmer nói riêng. Nếu như trước đây, nhiều ấp, khu vực trên địa bàn của thành phố ít có đảng viên là người Khmer tham gia công tác trong hệ thống chính trị ở cơ sở, thì hiện nay công tác tạo nguồn phát triển đảng viên là người Khmer không chỉ đạt chỉ tiêu, mà còn nâng cao dần về chất lượng. Toàn thành phố hiện có 45 tổ chức cơ sở đảng và 3.841 đảng viên, trong đó có 183 đảng viên dân tộc thiểu số, chiếm 4,76% (dân tộc Hoa 93 người, dân tộc Khmer 84 người, dân tộc khác 03 người). Hằng năm, công tác quy hoạch tạo nguồn, đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ người Khmer luôn được lãnh đạo thành phố và các cấp ủy đảng quan tâm, xây dựng đội ngũ cán bộ người Khmer ngày càng tăng về số lượng và nâng cao về chất lượng, tạo nền tảng cho sự đoàn kết, thống nhất thông qua sự lãnh đạo của Đảng. Nhờ đó, sự quản lý hành chính nhà nước, tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội cùng với công tác giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn vùng dân tộc ngày càng được nâng lên rõ nét và ổn định, thể hiện qua sự kết nối vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên dân tộc Khmer hết sức quan trọng, là nòng cốt đối với cấp cơ sở. Họ là những người có uy tín, gần dân, có tiếng nói rất quan trọng, hiểu được phong tục, tập quán, văn hóa của dân và được dân tin tưởng hơn trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc mình thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và tạo sự lan tỏa, thu hút đông đảo đồng bào dân tộc Khmer tham gia các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương.
Kết quả cho thấy nơi nào mà cán bộ, đảng viên là người dân tộc Khmer trực tiếp triển khai, tuyên truyền, phổ biến, vận động bằng tiếng nói của dân tộc mình thì nơi đó người dân làm theo đạt được hiệu quả rất cao, do bà con dân tộc đã hiểu rỏ hơn, đầy đủ hơn về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước…. Từ đó nhiều mô hình, cách làm hay xuất hiện là điểm sáng tiêu biểu, phù hợp với tình hình thực tế trong vùng đồng bào dân tộc Khmer ở thành phố Vị Thanh mang lại hiệu quả cao trong thời gian qua như: Mô hình hòa giải trong đồng bào dân tộc, Tổ tuyên truyền lưu động song ngư tiếng Kinh và tiếng Khmer, Tổ tuyên truyền Covid-19, Tổ tuyên truyền xây dựng nông thôn mới, Tổ dân vận khéo..., cụ thể là trước bối cảnh cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19 đang ở giai đoạn quyết định, cũng là lúc đồng bào Khmer đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây. Chính quyền các địa phương trong thành phố đã chủ động tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện các Chỉ thị của Chính phủ về thực hiện công tác giãn cách xã hội, phòng chống dịch bệnh Covid-19 và Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 18/7/2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hậu Giang lúc bấy giờ, nhưng vẫn đảm bảo cho đồng bào đón Tết cổ truyền đầm ấm, an toàn. Lãnh đạo thành phố chỉ đạo rất linh hoạt và kịp thời cử cán bộ, đảng viên dân tộc trực tiếp tuyên truyền dịch bệnh Covid-19 bằng song ngữ tiếng Kinh và tiếng Khmer để bà con đồng bào dân tộc tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, không để dịch bệnh bùng phát, lây lan, bảo vệ an an toàn tính mạng và sức khoẻ người dân. Đại đức chủ trì chùa OChumWoongSa ấp Thạnh Trung, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh sư Danh Hậu, bày tỏ sự hài lòng về hiệu quả từ công tác tuyên truyền, vận động phòng, chống dịch của các cấp chính quyền địa phương, Đại đức chia sẻ: “…Bản thân Sư đã cùng chính quyền địa phương thường xuyên khuyên bà con ưu tiên ở nhà và hạn chế tối đa việc đến chùa cúng kiến đón Tết. Nếu dịch bệnh lây cho một người, sẽ có thể lây cho một phum sóc… điều đó sẽ vô cùng nguy hại. Trong trường hợp buộc phải đi ra ngoài thì phải luôn luôn đeo khẩu trang, hoặc rửa tay diệt khuẩn theo khuyến cáo của Bộ Y tế và hướng dẫn của chính quyền địa phương, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cộng đồng” đã được người dân đồng tình thực hiện.
Ông Danh Sol, Đảng ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân xã, gửi mầu thông tin tuyên truyền một số nội dung chính Chỉ thị số 08/CT-UBND cho Đại đức Danh Hậu chủ trì chùa OChumWoongSa ấp Thạnh Trung, xã Hỏa Lựu.
Hiện nay, tuy đời sống của đồng bào dân tộc được nâng lên và địa bàn cư trú đang xen giữa các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer... rất gắn bó đoàn kết bao đời nay, nhưng nhiều bà con dân tộc Khmer đã quen với tiếng mẹ đẻ nên còn hạn chế trong việc giao lưu, tiếp nhận các thông tin về chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được triển khai. Xác định hiệu quả của công tác tuyên truyền bằng song ngữ tiếng Kinh và tiếng Khmer, các tổ chức cơ sở đảng vùng dân tộc cử cán bộ, đảng viên dân tộc bám sát địa bàn, trực tiếp tuyên truyền, vận động nhân dân là vai trò quan trọng trong việc xây dựng, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, tạo sự đồng thuận trong xã hội. Riêng trên lĩnh vực dân tộc, tôn giáo, càng được quan tâm nhằm tạo điều kiện giúp cho bà con, nhất là đồng bào Khmer được tiếp cận đầy đủ thông tin hơn và hiểu rỏ hơn về nội dung: chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, chính sách dân tộc, tôn giáo; những chủ trương về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; phong trào xây dựng nông thôn mới; bảo vệ, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc; nâng cao cảnh giác trước âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; xây dựng phong trào thi đua yêu nước trong vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo, đặc biệt là Lược sử vùng đất Nam bộ của Việt Nam; công tác phân giới, cắm mốc biên giới Việt Nam - Campuchia. Từ đó người dân nói chung và đồng bào dân tộc Khmer nói riêng ngày càng nổ lực phấn đấu phát triển kinh tế, chung tay cùng chính quyền làm thay đổi diện mạo vùng nông thôn góp phần xây dựng quê hương Vị Thanh phát triển theo hướng đô thị văn minh, thân thiện.
Hình ảnh: Đảng viên dân tộc Khmer và người có uy tín tham gia Tổ tuyên truyền ấp Thạnh Trung, xã Hỏa Lựu.
Đây là lực lượng nòng cốt, họ vừa là người có uy tín, vừa là người đi đầu gương mẫu trong thực hiện các phong trào hành động cách mạng ở vùng dân tộc, là cánh tay nối dài của Đảng, kênh thông tin tuyên truyền, vận động hiệu quả nhất đối với bà con đồng bào dân tộc. Do đó, can bộ, đảng viên đồng bào dân tộc Khmer được Thành ủy đánh giá rất cao về hiệu quả hoạt động cũng như vai trò tích cực trong thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Theo đó, tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố Vị Thanh luôn được giữ vững, ổn định, đồng bào Khmer an tâm, tin tưởng vào chủ trương, phấn đấu lao động, sản xuất nâng cao đời sống. Đối với những cán bộ, đảng viên dân tộc Khmer ưu tú, được thành phố chủ trương cơ cấu, quy hoạch, sử dụng vào những vị trí quan trọng ở các cấp chính quyền để đồng bào Khmer thấy được Đảng, Nhà nước luôn bình đẳng về mọi mặt như: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội...
Trước tình hình phát triển khoa học kỹ thuật ngày nay đã mang đến nguồn thông tin càng phong phú. Người làm công tác dân vận đã trở thành chủ thể của quá trình xử lý thông tin. Với các thông tin được tiếp nhận từ nhiều nguồn khác nhau như: báo chí, truyền hình, Internet, sách, mạng xã hội... đòi hỏi công tác dân vận cũng phải cập nhật quá trình đổi mới. Nhưng người thực hiện quá trình đổi mới này không chỉ cung cấp thông tin một chiều mà còn phải lắng nghe và nhận được sự phản hồi từ những người tiếp nhận thông tin. Do đó công tác dân vận có tầm quan trọng như vậy trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng nhưng có vẻ nhiều người chưa thực sự quan tâm, chưa thực sự nhận thức đúng? Câu trả lời là sự liên quan đến việc tuyên truyền, phổ biến người dân đang quá cứng nhắc và đóng khung. Thực tế là chúng ta đang thiếu những tuyên truyền viên có trình độ, am hiểu về tiếng dân tộc và được trang bị đầy đủ kiến thức, thông tin về công tác dân vận trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thực tế trên cho thấy, việc xác định đúng tầm quan trọng trong xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên nói chung, đặc biệt là cán bộ, đảng viên dân tộc Khmer nói riêng làm công tác dân vận trong vùng đồng bào dân tộc và vấn đề đoàn kết dân tộc trong hiện tại cũng như lâu dài là điều hết sức cần thiết, thể hiện đường lối nhất quán của Đảng, Nhà nước. Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc luôn được xem là nhiệm vụ thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn thể các tầng lớp nhân dân. Thành phố Vị Thanh trong thời gian tới tiếp tục quan tâm thực hiện thường xuyên củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ, đảng viên dân tộc thiểu số, tạo nguồn quy hoạch, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, đảng viên dân tộc Khmer trong vùng đồng bào dân tộc theo tinh thần Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, về công tác dân tộc, công tác tôn giáo; tăng cường, quán triệt trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, hội viên nồng cốt là người dân tộc Khmer về công tác dân tộc, về đại đoàn kết toàn dân tộc. Việc xây dựng “thế trận lòng dân” là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn dân, được vận dụng một cách linh hoạt trong thực tiễn cuộc sống, như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo: “Ta làm hợp lòng dân thì dân tin và chế độ ta còn, Đảng ta còn. Ngược lại, nếu cái gì làm trái lòng dân, để mất niềm tin là mất tất cả”, bởi “sức dân như nước, chở thuyền là dân mà lật thuyền cũng là dân”.
KIM TRUNG DŨNG Trung tâm Chính trị thành phố Vị Thanh
* Bài viết được đăng phục vụ dự thi Giải Báo chí cấp tỉnh về xây dựng Đảng (Búa liềm vàng) lần thứ II-năm 2023. Tòa soạn không tham gia biên tập, tôn trọng tuyệt đối chính kiến, nội dung, hình ảnh bài viết đã được cơ quan chủ quản thống nhất thông qua.
17:43 25/10/2024
Nền tảng tư tưởng có ý nghĩa rất quan trọng, mang tính chất sống còn của Đảng.
17:38 25/10/2024
Bình đẳng giới là một mục tiêu quan trọng cần hướng đến không chỉ của Việt Nam, mà của cả các nước trên thế giới, là một trong những tiêu chí đánh giá sự phát triển của một xã hội, một quốc gia.
08:34 10/10/2024
Trên cơ sở kế thừa và phát triển các quan điểm về dân chủ của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản của các cơ quan Nhà nước trong chế độ ta, nó đã được thể hiện trong tổ chức Nhà nước của ta” trong (Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, t.12, tr.379). Theo Người, quyền dân chủ được thể hiện trên mọi lĩnh vực của
23:26 09/10/2024
Thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị khóa XII về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh,
23:23 09/10/2024
Trường THCS Thuận Hưng tọa lạc tại cửa ngỏ của con đường Tỉnh lộ xuôi về huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang. Chi bộ nhà trường thuộc Đảng ủy xã Thuận Hưng.
23:20 09/10/2024
Tôi sinh ra và lớn lên khi chiến tranh đã lùi xa, đất nước đã hoàn toàn thống nhất, Bắc-Nam sum họp một nhà.
23:18 09/10/2024
Hồ Chí Minh vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc ta. Con người, cuộc đời, sự nghiệp của Người luôn là tấm gương sáng cho chúng ta học tập và noi theo.
23:12 09/10/2024
Giáo dục và đào tạo luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, được coi là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân.
23:05 09/10/2024
Đảng ta là một tổ chức chặt chẽ, được xây dựng và trưởng thành từ đội ngũ đảng viên.
23:01 09/10/2024
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc lấy gương người tốt việc tốt để tuyên truyền, giáo dục cho đông đảo quần chúng nhân dân, với nguyện vọng thế hệ sau sẽ tiếp bước thế hệ trước để phát huy tốt nhất ý chí, tinh thần trách nhiệm,
09:15 22/11/2024
(HG) - Chiều ngày 21-11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức buổi Tọa đàm “Giải pháp nâng cao chất lượng tham mưu cấp ủy tổ chức thực hiện công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”.
09:14 22/11/2024
(HG) - Ngày 21-11, Đoàn công tác của Bộ Y tế đã giám sát việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.
09:06 22/11/2024
(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP
09:01 22/11/2024
(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.