Thứ Năm, ngày 26/09/2024 | 15:31
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, người dân xã Hỏa Tiến nói riêng, thành phố Vị Thanh nói chung đã và đang đồng hành cùng “người bạn trăm năm” của mình để qua đó góp phần vào việc hiện thực hóa khát vọng xây dựng địa phương phát triển nhanh, bền vững, toàn diện, bao trùm.
Rẫy khóm Cầu Đúc ở xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh (Ảnh: Lý Anh Lam)
Về Hậu Giang, sau những cơn mưa, bầu trời bỗng trở nên trong xanh hơn. Những tia nắng ấm áp xuyên qua đám mây còn vương lại, làm cho không gian như bừng sáng và rạng rỡ. Trong vạt nắng ấy, hơi nước còn lơ lửng đọng lại trên khoảng không trông như những viên pha lê đầy sắc màu sặc sỡ. Ở đó, đàn cò trắng dang rộng đôi cánh hòa theo câu hát bay lả bay la với điệu xàng xê dạ cổ đầy nghĩa tình, hy vọng và sức sống.
Xuôi dòng lịch sử nhắc nhớ nhau về bao thế hệ anh hùng, Hậu Giang với nhiều di tích văn hoá lịch sử như Đền thờ Bác Hồ, Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ, di tích Chiến thắng Chương Thiện, di tích Tầm Vu...
Về Hậu Giang, có dòng Xà No hiền hòa - “con đường lúa gạo” nằm cắt ngang những con kênh “xứ Ngàn” đi thẳng đến tận từng cánh đồng lúa vàng trù phú.
Bên cạnh dòng Xà No, ai có thể nào quên Hậu Giang dòng sông xuôi về bảy ngã với câu chuyện hơi đợm buồn mà mộc mạc, đầy nghĩa tình của anh bán chiếu quê tận Cà Mau với cô gái nơi chợ nổi đã in sâu vào tình cảm, tiềm thức của biết bao người dân miền Tây.
Theo cánh đàn sáo Hậu Giang, ai có thể nào quên một “Lung Trời” được ví von như “lá phổi” của miền Tây, có lá trầu xanh Vị Thủy thắm nghĩa tình trăm năm, bưởi Phú Hữu cây trái trĩu nặng cành, quýt đường Long Trị ngọt mát say lòng du khách, cá thát lát Vị Thanh ngon nức tiếng khắp vùng...
Và ở đó, còn có câu chuyện về đời khóm, đời người!
“Qua Vàm Nước Trong, anh chèo sang sông Nước Đục. Em qua Cầu Đúc có nhớ chuyến đò xưa? Hỏa Lựu chiều nay lất phất cơn mưa. Anh chèo ghe khóm… Qua Vàm Nước Trong, tôi chèo sang sông Nước Đục. Vẫn ngọt lịm tình đời qua trong đục, đục trong” (Khóm ngọt - Soạn giả Ngô Hồng Khanh).
Không biết từ bao giờ, cây khóm “bén duyên” với Hậu Giang và đã gắn bó với vùng đất khô cằn, thừa phèn, thiếu ngọt này. Chỉ nghe người lớn kể lại, ban đầu, người dân thử trồng nhiều loại cây như dưa hấu, khoai ngọt nhưng đều không đem lại hiệu quả. Vào khoảng thập niên 30 thế kỷ trước, người dân Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh thấy cây khóm giống tốt, bắt đầu nhân giống ra trồng cặp bờ sông Cái Lớn. Từ đó, cây khóm bám rễ và trụ vững cho đến ngày nay. Lúc đó, ở địa phương có cây cầu đúc bằng xi măng bắc ngang sông Cái Lớn tại xã Hỏa Tiến, bà con mang khóm ra đó để bán. Thương lái từ khắp nơi đến tập kết tại Cầu Đúc để mua khóm và cái tên “ Khóm Cầu Đúc” được hình thành.
Người dân rộn ràng thu hoạch khóm (Ảnh: Internet)
Và ở đó, ta lại nhớ lời Bác từng dạy: “Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải có tinh thần tự lực cách sinh, cần cù lao động. Phải cố gắng sản xuất”. Phải chăng, chính vùng đất phèn mặn quyện với giọt mồ hôi rơi giữa cái nắng đồng bằng cùng nụ cười rạng rỡ của người dân Vị Thanh đã làm cho khóm Cầu Đúc trở nên ngọt thanh hơn, đậm đà hơn mà ít nơi nào có. Dù gai góc, hơi có vẻ “khó gần” của cây khóm, nhưng khi chạm vào đôi bàn tay chay sần, đôi chân trần lấm lem bùn đất đạp trên từng cánh đồng, mương rẫy qua năm tháng của người dân Hỏa Tiến đã giúp cho “đôi bạn” này vượt qua những khó khăn, nghĩa tình càng gắn bó bền chặt hơn. Phải chăng, cây khóm và người dân Hậu Giang đều có điểm chung với tính chất phác, chịu thương, chịu khó, hào sảng, nghĩa tình nhưng cũng đầy ý chí phấn đấu cùng khát vọng vươn lên xây dựng quê hương giàu đẹp để có nhiều câu chuyện đẹp, thậm chí thành giai thoại cho thế hệ sau về câu chuyện 100 năm làng trồng khóm Cầu Đúc.
Để rồi, trong vòng xoay của bánh xe thời gian, cây khóm đã cho ra những trái ngọt, là “bầu sữa” nuôi lớn bao thế hệ con người. Những rẫy khóm bạt ngàn đem cơm no, áo ấm cho người dân với căn nhà tường kiên cố, nền gạch bông bóng loáng. Cây khóm đi qua tuổi thơ cùng những đứa trẻ trong xóm khi cắp sách đến trường trên con đường quê. Cây khóm là hành trang đồng hành giúp nhiều người con quê mình đỗ đạt và có việc làm ổn định. Cây khóm còn in đậm trong một phần ký ức tưởng chừng lên men làm chú Út đôi lúc say khước khi nói với thiếm Út: “Đợi xong vụ này ta tính chuyện trăm năm”. Và cây khóm đã trở nên thân thiết, gắn bó với đời sống vật chất, tinh thần của người dân nơi đây: “Khóm ngon Cầu Đúc vàng ươm nắng/ Ruột trái thơm giòn, vị ngọt thanh/ Chén muối nồng cay em giã sẵn/ Thấm từng miếng khóm ngọt lòng anh”(Khóm Cầu Đúc - Bùi Thị Ngọc Diệp).
Bởi thế, cây khóm luôn được người dân Hậu Giang vun bồi và khẳng định được “danh phận”. Vượt qua nhiều nông sản chủ lực của tỉnh, biểu tượng “Bé Khóm” lấy cảm hứng từ trái khóm Cầu Đúc đã được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ để trở thành biểu tượng đại diện cho hình ảnh của tỉnh.
Hình ảnh cây khóm xuất hiện trong Festival áo bà ba tại Hậu Giang (Ảnh: Trung Quân)
Cây khóm được người dân khắp mọi miền biết đến nhiều hơn từ câu chuyện làng du lịch cộng đồng khóm Cầu Đúc, từ những sản phẩm như: dưa khóm, kẹo khóm, mứt, nước ép, rượu khóm, nước màu khóm, bánh xèo củ hủ khóm… Đặc biệt, bộ sưu tập áo bà ba làm bằng vải sợi khóm Cầu Đúc được trình diễn tại Festival áo bà ba - Hậu Giang 2023 đã mở ra nhiều hướng đi mới cho cây khóm quê mình. Có thể nói, khóm đã tạo việc làm quanh năm cho hàng ngàn lao động nông thôn. Từ việc phải rời quê hương đi làm ở những đô thị lớn, hình ảnh dòng xe mang biển số 95 trở về làm giàu ngay trên mảnh đất mình đã sinh ra, lớn lên không phải là chuyện quá xa lạ.
Nhưng cũng có một thời điểm nào đó, cũng trong ánh nắng chói chang của ngày nắng, những ngón tay chai sần của người nông dân vẫn loay hoay trên rẫy khóm. Khóm tuy dễ trồng, chịu được nước phèn mặn ở một mức độ nào đó, nhưng cũng như các loại cây khác, cây khóm không chịu được ngập úng, độ phèn mặn quá cao dễ gây úng rễ, sâu bệnh, thậm chí chết bụi làm ảnh hưởng năng suất và chất lượng trái khóm. Cũng cạnh đó, tuy giá bán hiện đang bình ổn, nhưng nông dân vẫn khá lo lắng vì trái khóm Cầu Đúc vẫn chưa được bao tiêu bởi những công ty lớn, đầu ra còn bấp bênh, chưa ổn định. Có một số hợp tác xã bao tiêu cho nông dân nhưng số lượng không nhiều, trong khi trái khóm là cây trồng chủ lực của nhiều địa phương trong tỉnh nên có nhiều người dân chọn trồng loại cây truyền thống tại mảnh đất này. Dù có định hướng phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái những ít nhiều vẫn chưa mang lại hiệu quả cao, thu nhập cho người dân đôi lúc chưa ổn định...
Bác từng dạy: “Hãy nhớ rằng, cơn bão là cơ hội tốt để cây thông và cây bách thể hiện sức mạnh và sự ổn định của chúng”. Với tiềm năng và thế mạnh của mình, “Bé Khóm” cần phát triển, cần vươn xa hơn nữa!
Phải chăng, cần một lần nữa định nghĩa lại, định hình lại vùng sản xuất chuyên canh gắn với chuyển giao khoa học - kỹ thuật để tăng năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản hàng hóa kết hợp với tổ chức liên kết các vùng trong khu vực trong sản xuất - tiêu thụ. Ở đó, vùng nguyên liệu khóm sẽ kết hợp với thủy sản và làm du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái cộng đồng giúp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, đảm bảo môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, đưa nông thôn trở thành nơi đáng sống.
Phải chăng, cần sự kết nối chặt chẽ của 6 nhà: “Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà nông, nhà phân phối, ngân hàng” trong liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ. Trong đó, Nhà nước với vai trò tạo ra hành lang pháp lý. Nhà khoa học có vai trò quan trọng trong việc tạo “đầu vào” có chất lượng cao, giảm giá thành nhờ công nghệ. Doanh nghiệp là hỗ trợ đầu vào và thu mua sản phẩm cho nông dân. Nhà nông với vai trò cùng nhà khoa học, doanh nghiệp, Nhà nước để đẩy mạnh chuỗi liên kết bền vững để tạo ra sản phẩm chất lượng có tính cạnh tranh cao. Nhà phân phối với vai trò đưa đưa các sản phẩm từ khóm đến với khách hàng nhanh hơn, tốt hơn, và thương hiệu sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài. Ngân hàng giúp giảm thiểu rủi ro thị trường, rủi ro cho người vay, rủi ro thời tiết, dịch bệnh, tiết kiệm chi phí…
Phải chăng, cần một cú hích như tổ chức lễ hội khóm Cầu Đúc với việc xây dựng con đường nghệ thuật khóm Cầu Đúc - Hậu Giang; trưng bày, trình diễn trang phục được may từ vải sợi lá khóm; trưng bày, giới thiệu sản phẩm, tài liệu khoa học các sáng chế, công trình nghiên cứu từ phụ phẩm khóm; không gian ẩm thực - sản phẩm khóm Cầu Đúc - Hậu Giang... Đây chính là dịp tôn vinh người trồng khóm và là cơ hội giới thiệu thương hiệu khóm Cầu Ðúc của Hậu Giang đến với người tiêu dùng, doanh nghiệp, người dân trong và ngoài nước.
Phải chăng, cần đầu tư, phát triển thêm nhánh sản phẩm tour du lịch sinh thái rẫy khóm một cách bài bản, khoa học theo hướng thân thiện môi trường và tăng tính trải nghiệm của du khách. Các nông hộ có thể được gọi là các Eco-host (mô hình du lịch sáng tạo vì cộng đồng, với tiêu chí riêng về du lịch bền vững và phát triển du lịch nghỉ dưỡng), được trang bị và thiết kế theo hướng du lịch sinh thái, homestay trong khu vực trồng khóm.
Du khách tham quan du lịch cộng đồng khóm Cầu Đúc thuộc xã Hỏa Tiến và Tân Tiến, thành phố Vị Thanh (Ảnh: Minh Hương)
Phải chăng, với sự bùng nổ mạnh mẽ công nghệ thông tin, internet và mạng xã hội, ngoài các kênh phân phối truyền thống, nông dân cũng cần chủ động ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, tiêu thụ, bán hàng đa kênh, đặc biệt trên thương mại điện tử, mạng xã hội, Hậu Giang app. Có thể khai thác từ kênh của KOL (tổ chức, cá nhân có kiến thức chuyên môn về một lĩnh vực nào đó, được mọi người tin tưởng, ủng hộ) và KOC (những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng trên thị trường) để thổi thêm làn gió mới cho việc tiêu thụ nông sản cũng như quảng bá hình ảnh cây khóm Cầu Đúc.
Phải chăng, cần có sự lồng ghép kết nối, giới thiệu “Bé Khóm” đến với các đợt tham quan của đoàn khách trong và ngoài nước, các chuyến thực tế nghiên cứu của sinh viên các trường đại học, các chuyến thực tế sáng tác của văn nghệ sĩ trong và ngoài tỉnh để quảng bá sản phẩm.
Tin rằng, từ những lời Bác dạy, người dân Hỏa Tiến nói riêng, người dân Hậu Giang nói chung và cây khóm sẽ luôn đồng hành, phát triển. Có người nói, cuộc đời này, đôi khi phải nếm vị chua thanh rồi mới đọng lại những dư vị ngọt ngào, như đất quê mình dẫu phèn dẫu mặn vẫn đọng lại trái khóm tươi màu mơ ước nhà nông. Để từ đó, khi mỗi lần ta nghe được giai điệu ngọt ngào, sâu lắng: “Về Hậu Giang em ơi, đưa nhau về nơi miền quê xưa, nghe tiếng ru êm đềm dí dầu ai nỡ quên nhau” (Về Hậu Giang nhé em - Sơn Hà), ta lại càng thấy thương cây khóm... mọc sau hè.
NGUYỄN HỮU TRỌNG
17:43 25/10/2024
Nền tảng tư tưởng có ý nghĩa rất quan trọng, mang tính chất sống còn của Đảng.
17:38 25/10/2024
Bình đẳng giới là một mục tiêu quan trọng cần hướng đến không chỉ của Việt Nam, mà của cả các nước trên thế giới, là một trong những tiêu chí đánh giá sự phát triển của một xã hội, một quốc gia.
08:34 10/10/2024
Trên cơ sở kế thừa và phát triển các quan điểm về dân chủ của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản của các cơ quan Nhà nước trong chế độ ta, nó đã được thể hiện trong tổ chức Nhà nước của ta” trong (Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, t.12, tr.379). Theo Người, quyền dân chủ được thể hiện trên mọi lĩnh vực của
23:26 09/10/2024
Thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị khóa XII về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh,
23:23 09/10/2024
Trường THCS Thuận Hưng tọa lạc tại cửa ngỏ của con đường Tỉnh lộ xuôi về huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang. Chi bộ nhà trường thuộc Đảng ủy xã Thuận Hưng.
23:20 09/10/2024
Tôi sinh ra và lớn lên khi chiến tranh đã lùi xa, đất nước đã hoàn toàn thống nhất, Bắc-Nam sum họp một nhà.
23:18 09/10/2024
Hồ Chí Minh vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc ta. Con người, cuộc đời, sự nghiệp của Người luôn là tấm gương sáng cho chúng ta học tập và noi theo.
23:12 09/10/2024
Giáo dục và đào tạo luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, được coi là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân.
23:05 09/10/2024
Đảng ta là một tổ chức chặt chẽ, được xây dựng và trưởng thành từ đội ngũ đảng viên.
23:01 09/10/2024
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc lấy gương người tốt việc tốt để tuyên truyền, giáo dục cho đông đảo quần chúng nhân dân, với nguyện vọng thế hệ sau sẽ tiếp bước thế hệ trước để phát huy tốt nhất ý chí, tinh thần trách nhiệm,
19:57 21/11/2024
(HG) - Ngày 21-11, HĐND tỉnh tổ chức đoàn khảo sát tình hình thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” tại huyện Châu Thành A. Bà Mã Thị Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, làm Trưởng đoàn.
18:36 21/11/2024
(HG) – Chiều ngày 21-11, ông Phan Như Nguyện, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam;
18:20 21/11/2024
(HG) - Nhằm tăng cường trao đổi, thảo luận và triển khai thực hiện các nội dung ký kết hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp và tham quan một số mô hình nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Hậu Giang,
17:08 21/11/2024
(HG) - Sáng ngày 21-11, tại Khu công nghiệp (KCN) Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đã có buổi làm việc để kiểm tra tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) KCN Tân Phú Thạnh.