Những điểm mới, đột phá tư duy, tầm nhìn trong xây dựng Chiến lược phát triển và Quy hoạch tỉnh Hậu Giang

Thứ Sáu, ngày 27/09/2024 | 22:28

Hậu Giang là một tỉnh thuần nông, tuy được thành lập chưa lâu nhưng có bước phát triển vượt bậc.

Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, Hậu Giang đạt được những thành quả to lớn, bước vào giai đoạn phát triển mới, tỉnh Hậu Giang đứng trước nhiều thời cơ, vận hội lớn để hiện thực hóa mục tiêu, khát vọng xây dựng tỉnh Hậu Giang “Phát triển nhanh, bền vững, toàn diện, bao trùm”. Nguyên Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã từng nhận định: “Hậu Giang đang trong thời kỳ vàng  hội tụ điều kiện, thế mạnh, tiềm năng”

Hiệu quả 3 nhiệm vụ đột phá chiến lược

Báo cáo giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Tỉnh ủy Hậu Giang đánh giá, 3 nhiệm vụ đột phá chiến lược đề ra đầu nhiệm kỳ đến nay đạt nhiều kết quả tích cực.

Khu công nghiệp Sông Hậu - Hậu Giang

Chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao

Với đột phá nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực lãnh đạo chủ chốt các cấp, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về công tác cán bộ gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài và tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp trong hệ thống chính trị tỉnh.

Tỉnh ủy Hậu Giang đã ban hành đồng bộ, liên thông hệ thống các văn bản, cơ chế, chính sách để thực hiện nhiệm vụ đột phá thứ nhất: Bám sát các chủ trương, nghị quyết, quy định của Trung ương, hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương, Tỉnh ủy đã cụ thể hóa đột phá chiến lược về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với 03 nghị quyết, 05 đề án, 01 quy định, 01 kế hoạch về công tác cán bộ, trong đó có nhiều giải pháp mới, đột phá. Đó là Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 01/6/2022 về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 - 2025 tầm nhìn đến năm 2030; Đề án số 05-ĐA/TU, ngày 01/6/2022 về việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp; Đề án số 06-ĐA/TU, ngày 01/5/2023 về việc thí điểm đổi mới tinh giản biên chế gắn với tuyển dụng cán bộ trẻ ngang tầm nhiệm vụ.

Các nghị quyết, đề án có ý nghĩa rất quan trọng, cấp thiết nhằm tạo đột phá hiện thực hoá mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là tăng cường đội ngũ cán bộ trẻ, có phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển trong giai đoạn mới.

Qua quá trình tổ chức thực hiện các chủ trương nêu trên, bước đầu đã tạo sự chuyển biến thực chất, rõ nét trong nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, tạo sự đồng thuận, nỗ lực, quyết tâm và khát vọng cống hiến trong đội ngũ cán bộ, đảng viên từ tỉnh đến cơ sở.

Lễ ký biên bản ghi nhớ đầu tư giữa tỉnh Hậu Giang và các doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Hoàn thiện đồng bộ hệ thống cơ chế, chính sách

Về đột phá hoàn thiện đồng bộ hệ thống cơ chế, chính sách; tập trung ưu tiên xây dựng các cơ chế, chính sách tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân, nhất là cơ chế, chính sách đặc thù, ưu đãi đặc biệt trên một số lĩnh vực thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã theo hướng ưu đãi, cạnh tranh so với các địa phương khác.

Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Hậu Giang đã tập trung cải cách hành chính mạnh mẽ, nâng cao chất lượng và cải thiện vị trí xếp hạng các chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh từng năm và cả nhiệm kỳ. Xây dựng chính quyền điện tử, thực hiện chuyển đổi số các ngành, lĩnh vực, phát triển đô thị thông minh kinh tế số; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội.

Hoàn thiện đồng bộ cơ chế, chính sách phục vụ cho sự nghiệp phát triển của tỉnh; tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh, thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân. Tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư với 05 điểm nhấn thành công, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước đến khảo sát, tìm hiểu và đầu tư một số dự án quan trọng. Tỉnh duy trì tổ chức Chương trình Càfe doanh nhân hàng quý, nhằm tạo không gian gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh, các cơ quan quản lý nhà nước với cộng đồng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; là nơi để kết nối giữa các doanh nghiệp, diễn đàn giao lưu, để các doanh nghiệp chia sẻ thông tin, tiếp cận những chính sách đầu tư mới. Tỉnh ủy đã tập trung xây dựng cơ chế, chính sách, nhất là cơ chế, chính sách đặc thù, ưu đãi đặc biệt trên một số lĩnh vực thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Công tác cải cách hành chính tiếp tục được chú trọng và thực hiện mạnh mẽ, hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng và cải thiện vị trí xếp hạng các chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh, cụ thể các chỉ số (PAR INDEX), chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) hàng năm đều được cải thiện về thứ hạng và chất lượng (năm 2022 các chỉ số cạnh tranh của tỉnh tăng từ 5 đến 26 bậc). Chính quyền điện tử, chuyển đổi số đã và đang được triển khai thực hiện tích cực trong hệ thống các ngành, lĩnh vực.

Xây dựng chiến lược phát triển và quy hoạch tỉnh

Với đột phá xây dựng chiến lược phát triển và quy hoạch tỉnh Hậu Giang. Chú trọng xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp, hạ tầng giao thông đồng bộ, thuận lợi cho nhà đầu tư.

Tỉnh Hậu Giang đã chủ động phối hợp với Đại học Fulbright xây dựng định hướng Chiến lược phát triển tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, đi sâu phân tích đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, nhận diện rõ cơ hội và thách thức, điểm nghẽn. Từ đó, đưa ra nhiều quyết sách quan trọng đưa Hậu Giang thoát khỏi “vòng xoáy đi xuống”. Đồng thời làm cơ sở quan trọng để xây dựng Quy hoạch tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Hậu Giang đã triển khai công tác lập quy hoạch rất bài bản, sâu sắc, toàn diện, khoa học và chất lượng, với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, định hướng phát triển xuyên suốt trong quy hoạch tỉnh là “Một tâm, hai tuyến, ba thành, bốn trụ, năm trọng tâm”.

“Một tâm” là phát triển huyện Châu Thành trở thành trung tâm phát triển về công nghiệp và đô thị của tỉnh trong trung và dài hạn. “Hai tuyến” là tập trung khai thác phát triển theo 2 tuyến động lực là cao tốc Cần Thơ - Cà Mau kết nối với thành phố Hồ Chí Minh và tuyến Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng kết nối với các tỉnh Nam sông Hậu. “Ba thành” là ưu tiên phát triển nâng tầm các trung tâm đô thị thành phố Vị Thanh, thành phố Ngã Bảy và thị xã Long Mỹ. “Bốn trụ” là phát triển 4 trụ cột gồm công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch (theo Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 26/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2021 - 2025 và các năm tiếp theo).

"Năm trọng tâm” là hoàn thiện thể chế, chính sách; phát triển nguồn nhân lực chất lượng phục vụ các lĩnh vực; cải cách hành chính - ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; hoàn thiện hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông và công nghiệp; phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Đến nay, quy hoạch tỉnh đã thông qua Hội đồng thẩm định Trung ương, đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Từ hành trình”Đổi mới, đột phá, quyết tâm, khát vọng”

Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 – 2025 thành công tốt đẹp, mở ra bước ngoặt mới cho Hậu Giang, cả hệ thống chính trị đồng lòng, tạo đột phá từ những tiềm năng, lợi thế, niềm tin khát vọng, quyết tâm trở thành tỉnh khá ở đồng bằng sông Cửu Long.

Hậu Giang - nơi hội tụ tinh thần “đổi mới, đột phá, quyết tâm, khát vọng”

Ngay sau Đại hội đến nay, tỉnh đã ban hành 21 văn bản lãnh đạo, chỉ đạo nhằm thể chế hoá Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ XIV. Toàn diện nhất là Chương trình số 50-CTr/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 – 2025 được lấy ý kiến rộng rãi của các cấp uỷ, bảo đảm tính khoa học, thiết thực và hiệu quả theo phương châm “chủ trương 1, chương trình 10, hành động 100”.

Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 26 tháng 11 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2021 - 2025 và các năm tiếp theo là một trong những giải pháp then chốt, là đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, với phương châm “công nghiệp hiện đại, nông nghiệp sinh thái, đô thị thông minh, du lịch chất lượng”. Từ đây, cán cân tỷ trọng sản xuất công nghiệp được nâng lên, đưa Hậu Giang từ tỉnh thuần nông dần vươn lên mang dáng dấp của trung tâm công nghiệp logistics của vùng.

Đảng bộ tỉnh Hậu Giang luôn xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, vì thế với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, Hậu Giang quán triệt và đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, điều hành theo phương châm “hình thức tập trung, nội dung thiết thực, hành động quyết liệt, hiệu quả thực chất” để sớm đưa chủ trương, nghị quyết đi vào đời sống và mang lại nhiều chuyển biến tích cực.

Cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp đã tổ chức nhiều đợt sinh hoạt chính trị tư tưởng, học tập các tác phẩm kinh điển về chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là đợt sinh hoạt tự soi tự sửa, nghiên cứu nội dung học tập tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thực hiện nghiêm các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, Tỉnh uỷ về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể được quan tâm chỉ đạo, đổi mới về nội dung và hình thức, từ đây tạo sự đoàn kết của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân, là nguồn lực to lớn góp phần thực hiện hoàn thành cao nhất các nhiệm vụ, chỉ tiêu đề ra.

Tỉnh nhìn nhận và tháo gỡ những điểm nghẽn gặp phải trong phát triển kinh tế - xã hội bằng cách tập trung thực hiện 03 nhiệm vụ đột phát chiến lược là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hoàn thiện đồng bộ hệ thống cơ chế, chính sách và xây dựng định hướng chiến lược phát triển và Quy hoạch tỉnh Hậu Giang lên tầm cao mới.

Qua nữa nhiệm kỳ, tỉnh Hậu Giang cụ thể hoá khát vọng bằng nhiều kết quả quan trọng, tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục tăng ở nhiều giai đoạn, đặc biệt từ năm 2021 đến năm 2023 tăng cao hơn khu vực và cả nước, quy mô kinh tế lớn hơn 10 lần so với năm 2004, số doanh nghiệp hoạt động nhiều hơn 7 lần. Bình quân mỗi năm thu tăng hơn 1.000 tỷ đồng so với dự toán giao, năm 2023 tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt 12,27% đứng đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long và thứ hai của cả nước, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 80 triệu đồng/người/năm, tăng trung bình 15% mỗi năm, trong đó công nghiệp thể hiện được vai trò trụ cột của nền kinh tế. Bức tranh đô thị, nông nghiệp, nông dân, nông thôn Hậu Giang dần khởi sắc, đời sống người dân được nâng lên về vật chất và tinh thần.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Hậu Giang năm 2022.

Phát biểu tại chuyến công tác của lãnh đạo Đảng, Nhà nước làm việc tại Hậu Giang, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương kết quả thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ XIV, vui mừng trước bức tranh tươi sáng và những đột phá của Hậu Giang sau 20 năm thành lập, đánh giá cao kết quả đạt được trong nữa nhiệm kỳ qua theo định hướng “1 tâm, 2 tuyến, 3 thành, 4 trụ cột, 5 nhiệm vụ trọng tâm”.

Hậu Giang tổ chức thành công chuỗi sự kiện chào mừng và lễ kỷ niệm 20 năm thành lập tỉnh với nhiều sự kiện độc đáo, đậm nét mang quy mô khu vực, quốc tế như Festival Áo bà ba, Festival ngành hàng lúa gạo lần đầu tiên tổ chức. Hậu Giang cũng là nơi vinh dự được chọn làm điểm tác động thực hiện Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.

Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 khởi nguồn và tạo đột phá để Hậu Giang trở thành tỉnh khá trong khu vực và cả nước.

Ngày 12 tháng 12 năm 2023, tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội nghị Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu của Quy hoạch là đến năm 2030, Hậu Giang trở thành tỉnh công nghiệp đạt mức khá của vùng đồng bằng sông Cửu Long, tầm nhìn đến năm 2050, Hậu Giang là tỉnh có trình độ phát triển khá của cả nước, trung tâm sản xuất công nghiệp và logistics của vùng đồng bằng sông Cửu Long, các lĩnh vực văn hoá – xã hội phát triển toàn diện, môi trường sống trong lành, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.

Quan điểm của Quy hoạch là xây dựng Hậu Giang thành trung tâm kết nối, trung chuyển hàng hóa vùng đồng bằng sông Cửu Long. Phát triển đột phá các ngành, lĩnh vực trên nền tảng đổi mới sáng tạo, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, khai thác hiệu quả tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh và chuyển đổi số, đồng thời huy động, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại. Phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số và các mô hình kinh tế mới dựa trên 4 trụ cột công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch với 5 đột phá chiến lược “Một tâm, hai tuyến, ba thành, bốn trụ, năm trọng tâm”.

Phát triển nhanh, bền vững, toàn diện, bao trùm, phát huy tối đa nhân tố con người, lấy con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực, mục tiêu, động lực của sự phát triển. Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa phát triển kinh tế – xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia; tăng cường các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với tầm nhìn chiến lược dài hạn, tư duy đột phát, tạo ra động lực tăng trưởng mới, nổi bật là các chỉ tiêu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội đều đặt ra ở mức cao hơn trung bình ở đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, cụ thể:

Mục tiêu đến năm 2030

Một là, Hậu Giang trở thành tỉnh phát triển khá về công nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long. Đây là thách thức lớn, bởi hiện nay quy mô kinh tế của tỉnh đang đứng thứ 13 ở đồng bằng sông Cửu Long, muốn đạt mục tiêu này, Hậu Giang phải vươn lên vị trí thứ 7 trở lên.

Hai là, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 – 2025 đạt 8%/năm; đến năm 2026-2030 tăng lên 10-12%. Như vậy cả hai giai đoạn, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt khoảng 8,7%, tăng gần gấp đôi so với giai đoạn hiện nay, tăng 1,5 lần so với đồng bằng sông Cửu Long được xác định trong Nghị quyết 13 là 6,5-7% và tăng 1,4 lần so với cả nước.

Ba là, từ một tỉnh phụ thuộc ngân sách trung ương gần 70%, đến năm 2030, Hậu Giang phấn đấu cân đối được thu, chi ngân sách, không phụ thuộc quá lớn vào nguồn Trung ương hỗ trợ. Tốc độ thu ngân sách đạt cao nhất ở đồng bằng sông Cửu Long và vào top 10 cả nước.

Bốn là, mọi chỉ tiêu phát triển đều hướng đến mục đích cuối cùng là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người dân. Tỉnh phấn đấu thu nhập bình quân đầu người từ 54 triệu đồng/người/năm đến năm 2030 đạt 150 triệu đồng, bằng 85% mức bình quân của cả nước và tương đương 103% mức trung bình của đồng bằng sông Cửu Long.

Mục tiêu tầm nhìn đến năm 2050

Một là, xây dựng tỉnh Hậu Giang trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp và logistics của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Hai là, từ 2031 đến 2050; GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 36.000 USD/người/năm, đạt ngưỡng các nước thu nhập cao theo phân loại hiện nay của Ngân hàng Thế giới.

Ba là, tổng vốn đầu tư toàn xã hội từ giai đoạn 2010-2020 là 153.000 tỷ đồng đến giai đoạn 2021-2030 đạt 300.000 tỷ đồng, tầm nhìn năm 2050 là 2.800.000 tỷ đồng.

Bốn là, quy mô dân số đạt khoảng 1 triệu người, tương đương với tốc độ tăng trưởng dân số tự nhiên khoảng 1%/năm.

Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 là nơi hội tụ tinh thần “đổi mới, đột phá, quyết tâm, khát vọng” là khởi nguồn và tạo đột phá cho sự phát triển. Tỉnh Hậu Giang xem đây là Nghị quyết của Trung ương về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng trong giai đoạn tới, đánh dấu thời kỳ đổi mới mạnh mẽ, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả thực chất của tỉnh để Hậu Giang phát triển nhanh, bền vững, toàn diện, bao trùm đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân.

Năm đột phá chiến lược của Hậu Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Hậu Giang sẽ thực hiện 5 đột phát chiến lược gồm: Một trung tâm, Hai tuyến hành lang kinh tế động lực, Ba trung tâm đô thị, Bốn trụ cột kinh tế, Năm nhiệm vụ trọng tâm.

Hậu Giang tiếp nhận tàu tải trọng 20.000 tấn cập cảng VIMC.

Hậu Giang nằm ở vị trí trung tâm tiểu vùng Tây Nam sông Hậu.

Suốt 20 năm kể từ khi tách tỉnh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hậu Giang đã quan điểm xuất phát điểm thấp, tỉnh nhỏ thì phải nuôi khát vọng lớn; phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết, nêu cao trách nhiệm, luôn cố gắng nỗ lực vì sự phát triển chung của tỉnh.

Từ đó, đã tạo nên một sức mạnh tổng hợp đưa Hậu Giang vượt qua bao khó khăn để vươn lên, đạt những thành quả tích cực ở nhiều lĩnh vực.

Hậu Giang Lần đầu tiên cán mốc 1 triệu tấn hàng qua cảng tổng hợp

Theo ông Võ Thanh Phong, Tổng Giám đốc VIMC Hậu Giang, đây là lần đầu tiên trong 16 năm qua, cảng tổng hợp VIMC Hậu Giang xếp dỡ vượt mức 1 triệu tấn hàng hóa, tăng hơn 200 nghìn tấn so với năm 2022.

Để phát huy hết thế mạnh của Hậu Giang, ngày 8/12, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1588/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phạm vi ranh giới lập quy hoạch tỉnh Hậu Giang bao gồm toàn bộ tỉnh Hậu Giang. Phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ; phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu; phía Đông giáp sông Hậu, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Sóc Trăng; phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang.

Mục tiêu đến năm 2030, Hậu Giang trở thành tỉnh công nghiệp đạt mức khá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ; có các vùng động lực về kinh tế, công nghiệp, đô thị hiện đại.

Các giá trị văn hóa, lịch sử được bảo tồn và phát huy. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Người dân có cuộc sống ấm no, văn minh, hạnh phúc.

Một số địa điểm du lịch tỉnh Hậu Giang

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân 8,7%/năm; GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt trên 150 triệu đồng/năm.

Tỷ trọng trong GRDP của khu vực nông, lâm, thủy sản khoảng 14%; khu vực công nghiệp-xây dựng khoảng 40%; khu vực dịch vụ khoảng 38%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm khoảng 8%.

Tầm nhìn đến năm 2050, Hậu Giang là tỉnh có trình độ phát triển khá của cả nước, trung tâm sản xuất công nghiệp và logistics của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, môi trường sống trong lành, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.

Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, người dân có cuộc sống phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.

Năm đột phá chiến lược

Theo quy hoạch được duyệt, Hậu Giang sẽ thực hiện 5 đột phát chiến lược gồm:

Một trung tâm (Một Tâm): Phát triển huyện Châu Thành trở thành trung tâm công nghiệp và đô thị của tỉnh.

Huyện Châu Thành.

 

Hai tuyến hành lang kinh tế động lực (Hai Tuyến): Phát triển 2 hành lang kinh tế động lực là cao tốc Cần Thơ-Cà Mau kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh và cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng kết nối với các tỉnh Nam Sông Hậu. Hình thành hành lang kinh tế trọng điểm của tỉnh.

Hai tuyến cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng và Cần Thơ-Cà Mau qua tỉnh Hậu Giang.

 

Ba trung tâm đô thị (Ba Thành): Phát triển nâng tầm các trung tâm đô thị của tỉnh, gồm: Thành phố Vị Thanh, thành phố Ngã Bảy và thị xã Long Mỹ; trong đó, thành phố Vị Thanh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.

Thành phố Vị Thanh, thành phố Ngã Bảy và thị xã Long Mỹ

Bốn trụ cột kinh tế (Bốn Trụ): Công nghiệp hiện đại, nông nghiệp sinh thái, đô thị thông minh và du lịch chất lượng.

 Năm nhiệm vụ trọng tâm: Hoàn thiện thể chế, chính sách; phát triển nguồn nhân lực chất lượng phục vụ các lĩnh vực; cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; hoàn thiện hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông và công nghiệp; phát triển văn hóa-xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Công nghiệp trở thành ngành kinh tế chủ lực.

Về phương hướng phát triển các ngành trọng điểm, Hậu Giang sẽ phát triển công nghiệp trở thành ngành kinh tế chủ lực, thế mạnh của tỉnh, hình thành hệ thống các khu, cụm công nghiệp tập trung, hiện đại, quy mô lớn, hạ tầng đồng bộ để thu hút đầu tư các ngành: Công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chế biến, chế tạo; công nghiệp năng lượng, công nghiệp hỗ trợ; dược, mỹ phẩm; chế biến nông sản; logistics.

Bên cạnh đó, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, quy mô lớn, theo chuỗi giá trị gắn với chế biến và xây dựng thương hiệu sản phẩm; chuyển đổi cơ cấu sản phẩm chủ lực: cây ăn trái-lúa-thủy sản. Hình thành vùng chuyên canh cây ăn trái, chăn nuôi tập trung, công nghệ cao. Phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái, miệt vườn, sông nước.

Phát triển thủy sản với sản phẩm chủ lực là cá tra, cá thát lát, lươn; gắn chế biến với mở rộng thị trường; khai thác gắn với bảo vệ nguồn lợi.

Phát triển lâm nghiệp, nâng cao giá trị kinh tế rừng sản xuất kết hợp với phát triển du lịch.

Bốc xếp hàng hóa tại Cảng Hậu Giang.

Hậu Giang mở rộng, nâng cấp các đô thị, phát triển đô thị khi có đủ điều kiện, tiêu chí theo quy định gắn với công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại, theo tiêu chuẩn đô thị xanh, thông minh, giàu bản sắc và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Hậu Giang phát triển nhanh, đa dạng các loại hình dịch vụ, du lịch dựa trên tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, hiện đại, có giá trị gia tăng lớn; trở thành tỉnh có ngành thương mại, dịch vụ và du lịch phát triển khá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Cụ thể, du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, thúc đẩy phát triển các ngành và lĩnh vực khác; đa dạng hóa loại hình du lịch và sản phẩm du lịch như du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, nông thôn.

Đầu tư kết cấu hạ tầng thương mại theo hướng văn minh, hiện đại, tác động mạnh mẽ đến hỗ trợ sản xuất và lưu thông hàng hóa; đẩy mạnh thương mại điện tử; mở rộng thị trường trong nước, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm.

Đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, logistics hiện đại để Hậu Giang trở thành trung tâm kết nối các hành lang kinh tế động lực và trung chuyển hàng hóa của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Trong những năm gần đây, Hậu Giang đang nổi lên là "điểm sáng" trong bức tranh kinh tế của cả nước, luôn tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung.

Tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2021 của tỉnh đạt 3,28% (cao hơn cả nước 2,56%); năm 2022 đạt 13,94%, mức cao nhất kể từ khi thành lập tỉnh, đứng thứ tư cả nước); 9 tháng năm 2023, đạt 13,30%, vươn lên đứng đầu cả nước. Thu nhập bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước, bình quân trên 15%/năm.

Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, có nhiều cơ hội phát triển mới, nhiều nhà đầu tư có uy tín đã đến Hậu Giang tìm cơ hội đầu tư.

Cơ sở hạ tầng tiếp tục được quan tâm đầu tư, nhiều công trình, dự án được đẩy nhanh tiến độ; các tuyến đường cao tốc đi qua tỉnh được triển khai tích cực, bài bản, huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc.

Với niềm tin và khát vọng phát triển, chẳng bao lâu nữa Hậu Giang sẽ vươn mình bay xa.

 

NGUYỄN VĂN KHỞI

 

* Bài viết được đăng phục vụ dự thi Giải Báo chí cấp tỉnh về xây dựng Đảng (Búa liềm vàng) lần thứ III-năm 2024. Tòa soạn không tham gia biên tập, tôn trọng tuyệt đối chính kiến, nội dung, hình ảnh bài viết đã được cơ quan chủ quản thống nhất thông qua.

Viết bình luận mới

Xem thêm

ĐIỀU TUYỆT VỜI CỦA CHÚNG TA

17:43 25/10/2024

Nền tảng tư tưởng có ý nghĩa rất quan trọng, mang tính chất sống còn của Đảng.

VAI TRÒ THAM CHÍNH CỦA PHỤ NỮ, TIẾP CẬN TỪ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH – THỰC TIỄN TỈNH HẬU GIANG

17:38 25/10/2024

Bình đẳng giới là một mục tiêu quan trọng cần hướng đến không chỉ của Việt Nam, mà của cả các nước trên thế giới, là một trong những tiêu chí đánh giá sự phát triển của một xã hội, một quốc gia.

PHÁT HUY TRÁCH NHIỆM NÊU GƯƠNG CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN VÀ NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU

08:34 10/10/2024

Trên cơ sở kế thừa và phát triển các quan điểm về dân chủ của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản của các cơ quan Nhà nước trong chế độ ta, nó đã được thể hiện trong tổ chức Nhà nước của ta” trong (Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, t.12, tr.379). Theo Người, quyền dân chủ được thể hiện trên mọi lĩnh vực của

TRÁCH NHIỆM TIẾP DÂN CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CẤP UỶ

23:26 09/10/2024

Thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị khóa XII về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh,

VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO TRONG NHÀ TRƯỜNG

23:23 09/10/2024

Trường THCS Thuận Hưng tọa lạc tại cửa ngỏ của con đường Tỉnh lộ xuôi về huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang. Chi bộ nhà trường thuộc Đảng ủy xã Thuận Hưng.

Tâm sự của đôi Bạn đời kháng chiến

23:20 09/10/2024

Tôi sinh ra và lớn lên khi chiến tranh đã lùi xa, đất nước đã hoàn toàn thống nhất, Bắc-Nam sum họp một nhà.

HỌC VÀ LÀM THEO PHONG CÁCH “NÓI ĐI ĐÔI VỚI LÀM”CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH THUẬN ĐÔNG 1

23:18 09/10/2024

Hồ Chí Minh vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc ta. Con người, cuộc đời, sự nghiệp của Người luôn là tấm gương sáng cho chúng ta học tập và noi theo.

SỰ NGHIỆP “TRỒNG NGƯỜI” TRƯỜNG THCS CHIÊM THÀNH TẤN, HUYỆN LONG MỸ

23:12 09/10/2024

Giáo dục và đào tạo luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, được coi là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân.

BÀI DỰ THI GIẢI BÚA LIỀM VÀNG

23:05 09/10/2024

Đảng ta là một tổ chức chặt chẽ, được xây dựng và trưởng thành từ đội ngũ đảng viên.

BÀI VIẾT THAM GIA DỰ THI GIẢI BÚA LIỀM VÀNG

23:01 09/10/2024

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc lấy gương người tốt việc tốt để tuyên truyền, giáo dục cho đông đảo quần chúng nhân dân, với nguyện vọng thế hệ sau sẽ tiếp bước thế hệ trước để phát huy tốt nhất ý chí, tinh thần trách nhiệm,

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Khánh thành cầu nông thôn Khang Đức trị giá trên 1 tỉ đồng

16:10 23/11/2024

(HGO) - Quỹ Nam Phương cùng Liên Hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh, UBND thị trấn Cái Tắc (huyện Châu Thành A) vừa phối hợp tổ chức Lễ khánh thành cầu Khang Đức nối liền 2 ấp Tân Phú A và Tân Long A của thị trấn Cái Tắc.

Mô hình lúa chất lượng cao giúp người dân ĐBSCL giảm chi phí, tăng năng suất và lợi nhuận

13:29 23/11/2024

(HG) - Sáng ngày 23-11, tại thành phố Cần Thơ, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Giải pháp nhân rộng các mô hình thí điểm thành công của Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030”.

Tuyên truyền sâu rộng để người dân chung tay bảo vệ môi trường

11:09 23/11/2024

(HGO) - Đoàn khảo sát do bà Mã Thị Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với UBND huyện Long Mỹ về tình hình thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Đánh giá xu hướng công nghệ sấy nông sản Hậu Giang

07:34 23/11/2024

(HGO) – Là chủ đề hội nghị vừa được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Cần Thơ tổ chức, với sự tham dự của khoảng 100 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương; các viện, trường, doanh nghiệp và hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.