VẬN DỤNG ĐƯỜNG LỐI NGOẠI GIAO CÂY TRE CỦA CỐ TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Thứ Sáu, ngày 27/09/2024 | 14:51

Hình ảnh cây tre quá đỗi gần gũi, thân thương và luôn đọng lại trong tiềm thức mỗi người dân Việt Nam sự nhớ thương da diết, sự mong mỏi tìm về, sự bình an, sự tin tưởng yêu thương tuyệt đối. Hình ảnh ấy gắn bó và luôn là đồng lực của dân tộc Việt Nam ta trong quá trình phát triển với bao biến thiên, thăng trầm lịch sử và cả trong giai đoạn hiện nay.

Hậu Giang đưa cây tre vào phát triển du lịch sinh thái.

Hình ảnh cây tre trong tâm hồn người Việt Nam

Nhắc đến “Cây tre”, mỗi người trong chúng ta lại chợt nghĩ: không biết tự bao giờ, hình ảnh cây tre đã ăn sâu trong tâm trí, thấm vào trong xương, trong máu của mỗi người dân Việt Nam. Với đặc tính “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển”, cây tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín… Tre hiên ngang, bất khuất, kiên cường trước phong ba bão tố, trước những thử thách, khó khăn, tre luôn trở thành biểu tượng cho những phẩm chất cao đẹp, đáng quý của người Việt Nam. Điều đó có lẽ nào lại là ngẫu nhiên?!

Để lý giải cho điều đó, chúng ta cùng tìm lại ký ức. Có lẽ “Cây tre” đi vào tâm hồn mỗi một người dân Việt Nam sớm nhất là hình ảnh những bụi tre mà Thánh Gióng đã nhổ lên làm vũ khí đánh giặc trong truyện cổ tích Thánh Gióng hay còn gọi là truyền thuyết Phù Đổng Thiên Vương và đi vào văn hóa Việt Nam qua hình ảnh của một trong “tứ bất tử”. Kế đến là những câu thơ “…Tí còn nhờ ông/ Pha thanh tre cật/ Tí ngồi Tí vót/ Được mười cây chông/ Gửi đồn biên phòng/ Đánh quân cướp nước” trong “Tí Xíu” của nhà văn Ngô Văn Phú. Rồi hình ảnh “Tre xanh/ Xanh tự bao giờ/ Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh... trong “Tre Xanh” của nhà thơ Nguyễn Duy; rồi lại đến hình ảnh “Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm,…

Ngoài những hình ảnh tiêu biểu trong văn học, văn hóa dân gian, hình ảnh cây tre còn gắn liền với những chiếc roi tre mà mỗi đứa trẻ đều rất sợ. Nhưng cũng chính những chiếc roi nhỏ xíu ấy, cùng những lời răn dạy của cha, của chú, của bà, của mẹ đã giúp chúng ta trưởng thành hơn.

Trong sinh hoạt, rất nhiều vật dụng chúng ta sử dụng có nguồn gốc từ tre như rổ, chậu, dụng cụ đánh bắt cá, tủ, giường, bàn ghế cho đến các đồ trang trí, mỹ nghệ có giá trị nghệ thuật,…thậm chí tre còn góp mặt trong văn hóa ẩm thực dân gian như: măng tre, bánh ú lá tre, cơm lam. Và, sâu đậm nhất, đó chính là khi ta lớn lên, mỗi khi đi xa, chúng ta thường có cảm giác nhớ nhà, nhớ quê. Nỗi nhớ ấy rất chung chung, rất trừu tượng. Nhưng khi bắt gặp ở đâu đó hình ảnh của “lũy tre”, bến nước, con đò,… chúng ta chợt nhận ra - đó mới chính là “nhà”, là “quê” mà chúng hằng thương nhớ.

Có thể thấy, cây tre đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh đoàn kết, anh dũng, kiên cường, bền bỉ, chịu thương, chịu khó; đặc trưng văn hóa của người dân Việt Nam. Rất đỗi gần gũi, thân quen, nhưng cũng rất thiêng liêng, cao quý và không thể thiếu trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Chính vì cho nên không có gì làm lạ khi nhắc đến cây tre thì mỗi người dân Việt Nam đều mặc nhiên hiểu đó là “Cây tre Việt Nam”.

Đường lối ngoại giao “Cây tre Việt Nam”

Thời gian gần đây thuật ngữ “Cây tre Việt Nam” xuất hiện thường xuyên, nổi bật và gắn liền với đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Đó là nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam” với những đặc trưng tiêu biểu là: “Đoàn kết – độc lập; Mềm mại – cứng rắn; Nhỏ bé – kiên cường”, vừa kiên định về nguyên tắc, vừa uyển chuyển về sách lược; mềm mại, khôn khéo nhưng cũng rất kiên cường, quyết liệt; linh hoạt và sáng tạo.

Việc tiếp cận và vận dụng các đặc trưng này đã và đang từng bước mang lại những kết quả quan trọng trong công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước. Thể hiện tầm nhìn của Đảng, Nhà nước ta mà đứng đầu là cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về chiến lược trong việc lãnh đạo chính sách đối ngoại của Việt Nam trong bối cảnh thế giới có quá nhiều sự biến động như hiện nay. Đó là sự kế thừa sáng tạo đường lối ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh - một bộ phận quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh, là di sản tinh thần vô giá, là nền tảng sức mạnh và là “cẩm nang” để thực hiện thắng lợi, hiệu quả đường lối, chiến lược và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta qua phương châm “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Trong đó, quan điểm có tính nguyên tắc là chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, là cái “bất biến”. Cái “vạn biến” là sự linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo, khôn khéo trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ. Đường lối này đóng một vai trò quan trọng giúp Việt Nam phát triển, tiến bộ và có những bước đi rất vững chắc. Gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa  lịch sử, trong đó có những đóng góp quan trọng của công tác đối ngoại, ngoại giao. Đường lối đối ngoại “độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại”; “là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”; kiên định về nguyên tắc, mục tiêu, linh hoạt, khôn khéo về sách lược được thực hiện nhất quán; đồng thời, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân.

Về đối ngoại đảng, đến nay Đảng ta đã có quan hệ với 247 chính đảng ở 111 quốc gia trên thế giới, bao gồm khoảng 90 đảng cộng sản và công nhân quốc tế. Về ngoại giao nhà nước, Việt Nam đã mở rộng, làm sâu sắc quan hệ với 192 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có 3 nước quan hệ đặc biệt, 5 nước đối tác chiến lược toàn diện, 13 nước đối tác chiến lược và 12 nước đối tác toàn diện. Việt Nam đã trở thành thành viên đóng góp tích cực, chủ động và đầy trách nhiệm với tất cả các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế. Việt Nam được đánh giá cao trong việc thực hiện Chương trình Thiên niên kỷ, tham gia Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.

Rất tự hào về những thành tựu đạt được, chúng ta cũng không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và sự chống phá quyết liệt, nhiều mặt của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị. Nhiệm vụ đối ngoại ngày càng nặng nề, nhất là phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, tranh thủ thời cơ và nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển đất nước; xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc, nâng cao vị thế và uy tín đất nước; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, huy động sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nhất là gắn kết sức mạnh cộng đồng người Việt Nam trong và ngoài nước. Với những chủ trương đúng đắn của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về “xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân” mang đậm bản sắc “Cây tre Việt Nam”, chúng ta tin tưởng rằng đường “cây tre Việt Nam” sẽ tiếp tục đồng hành cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Hậu Giang vận dụng hình ảnh cây tre trên đường phát triển

Trên hành trình phát triển đi lên, sau 20 năm chia tách, tỉnh Hậu Giang đã và đang có nhiều sáng tạo, đóng góp cả về vật chất cũng như đội ngũ cán bộ cho Trung ương. Từ khi chia tách tỉnh đến nay, trong điều kiện mới, Hậu Giang đã tiếp tục phát huy truyền thống của quê hương cách mạng, thể hiện sự vận dụng sáng tạo các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước và đạt nhiều thành tựu khá toàn diện trên các lĩnh vực. Hậu Giang đã chăm lo xây dựng cơ sở hạ tầng một cách khá bài bản, căn cơ với những bước đi và lộ trình khá mạch lạc. Với xuất phát điểm là một tỉnh thuần nông, cơ sở hạ tầng yếu kém, Hậu Giang đã xác định bước đột phá, linh hoạt, sáng tạo trong từng quyết sách, phù hợp trong từng thời điểm và tạo được nền tảng để phát triển lâu dài.

Ngay nhiệm kỳ đầu tiên sau khi thành lập tỉnh, với đặc điểm là vùng đất cách mạng nhưng do hậu quả của chiến tranh nên tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao. Muốn phát triển được phải ổn định lòng dân, ổn định cuộc sống. Tỉnh xác định tập trung đầu tư về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, chăm lo gia đình chính sách. Tỉnh Hậu Giang có 36.254 gia đình chính sách, người có công với cách mạng. Trong đó có 12.501 liệt sỹ, 5.740 thương binh, 2.042 Mẹ Việt Nam anh hùng. Từ năm 2004 đến tháng 9  năm 2010, tỉnh Hậu Giang vận động trong xã hội đóng góp trên 743 tỷ đồng, xây trên 22.000 căn nhà tình nghĩa, tình thương. Cơ bản, tỉnh nhà đã xoá nhà tre lá, nhà tạm bợ. Cũng ngay trong năm 2005, HĐND tỉnh đã có Nghị quyết về việc “Đào tạo nguồn nhân lực sau đại học trong và ngoài nước cho tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2006-2010 và những năm tiếp theo”. Liên tục trong 2 năm 2006, 2007, UBND tỉnh đã ra Quyết định phê duyệt “Đề án đào tạo nguồn nhân lực sau đại học trong và ngoài nước cho tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2006 - 2010 và những năm tiếp theo”. Tất cả các quyết sách này đều hướng về mục  tiêu: xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có đủ trình độ, năng lực chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và khoa học - công nghệ của tỉnh nhà. Song song đó là công tác quy hoạch để đầu tư lớn vào hệ thống giao thông. Bằng nguồn vốn Trung ương và địa phương, hơn 10.000 tỷ đồng đã được tập trung vào các tuyến giao thông trọng yếu mang tính chất đối ngoại nhằm thu hút nguồn lực đầu tư trong doanh nghiệp và người dân.

Dù chưa hẳn là “đi tắt đón đầu” mà chỉ đi trên con đường phải đi, Hậu Giang cũng đã đi nhanh và đúng hướng khi xác định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nguồn lao động là chính sách “sống còn” trên con đường phát triển.

Sang giai đoạn 2010 – 2015, tỉnh tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư cơ sở vật chất cho các lĩnh vực y tế, giáo dục, nông nghiệp, công nghiệp, đô thị, tạo nền tảng quan trọng để các giai đoạn tiếp theo triển khai nghị quyết 4 trụ cột hiệu quả. Kết quả là nông nghiệp được định hướng phát triển bền vững – đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Đến cuối năm 2010, diện tích đất nông nghiệp giảm do công nghiệp hóa, nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng hơn 3,8 lần. Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ bứt phá, tạo đà thu hút các nguồn lực đầu tư. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn diễn ra nhanh, đúng định hướng đã tạo nên chỗ dựa vững chắc cho các lĩnh vực phi nông nghiệp phát triển vững chắc. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng giao thông không ngừng được đầu tư, nâng cấp, hỗ trợ mạnh mẽ cho việc triển khai đồng bộ chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và phát triển toàn diện của tỉnh. Điểm đọng lại trong tình cảm người dân là vào xuân Quý Tỵ 2013 – năm đầu tiên Đảng bộ Hậu Giang tổ chức ăn Tết cùng gia đình chính sách, hộ nghèo tại nhà dân, nhà văn hóa ấp, khu vực, từ đây củng cố thêm mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa đảng với dân.

Đến nhiệm kỳ 2015 – 2020, Tỉnh xác định việc đầu tư xây dựng nông thôn mới; đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo; hoàn thiện mạng lưới y tế để chăm sóc sức khỏe, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân là nhiệm vụ trọng tâm. Quán triệt, thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” , Tỉnh ủy Hậu Giang đã ban hành Chương trình số 202-CTr/TU ngày 10/02/2014 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 52/KH-UBND ngày 18/7/2014 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc thực hiện Chương trình số 202-CTr/TU ngày 10/02/2014 của Tỉnh ủy; Đề án số 01/ĐA-UBND ngày 18/02/2016 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2016 – 2020. Sau 10 năm (2010-2020) quyết tâm thoát trũng, hệ thống mạng lưới trường học từ giáo dục mầm non đến giáo dục phổ thông đã được đầu tư và phát triển rộng khắp. Việc xóa các điểm trường lẻ, sáp nhập các cơ sở giáo dục có quy mô nhỏ được thực hiện hiệu quả phù hợp với thực tiễn. Đến năm 2020, tỷ lệ trường đạt chuẩn là 265/331, đạt tỷ lệ 80,06% (tăng 55,96% so với năm 2010). Hệ thống y tế dự phòng từng bước được củng cố, sắp xếp theo hướng tinh gọn. Đến năm 2020, tỉnh Hậu Giang đã thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật. Đến năm 2020, Tỉnh tiếp tục duy trì tỷ lệ đạt trên 95% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng; nhiều dịch, bệnh nguy hiểm được khống chế, đẩy lùi. Tuyến y tế cơ sở được nâng chất và có nhiều đổi mới, đột phá, nhất là tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh của đội ngũ y, bác sĩ tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân.

Tỉnh thường xuyên quan tâm tập huấn để nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại.

Tiếp thu và vận dụng chủ trương đúng đắn của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về đường lối đối ngoại, trong nhiệm kỳ 2020 – 2025, Tỉnh tập trung đổi mới phương thức lãnh đạo, phong cách, lề lối làm việc và tổ chức thực hiện các nghị quyết, chủ trương của Đảng. Định hướng phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050 trên quan điểm là “Một tâm, hai tuyến, ba thành, bốn trụ, năm nhiệm trọng tâm”. Ban hành triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU về phát triển công nghiệp, nông nghiệp nghiệp, đô thị và du lịch tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 - 2025 và các năm tiếp theo (Nghị quyết 4 trụ cột), trong đó xác định: “công nghiệp là trụ cột, nông nghiệp là bệ đỡ, đô thị là điểm sáng và du lịch là tiềm năng”.

Với tinh thần “đổi mới, đột phá, quyết tâm, khát vọng”, nhiệm kỳ 2020-2025 đặt ra mục tiêu tổng quát là nâng tầm và phát triển Hậu Giang trở thành tỉnh khá trong khu vực và tiến tới cả nước. Theo đó, tỉnh tập trung kiến tạo các nền tảng cho tăng trưởng với nhiều chủ trương, đề án, chương trình, nghị quyết quan trọng.

Thành quả thu được sau hơn nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khoá XIV thật ấn tượng. Phát huy và khẳng định vị thế mới, trở thành điểm sáng trong công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và phát triển kinh tế - xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế vươn lên đứng đầu đồng bằng sông Cửu Long và thứ hai cả nước. Thu ngân sách trên địa bàn tăng 1,76 lần và thu nhập bình quân đầu người tăng 1,5 lần so với năm 2020. Bao phủ an sinh xã hội ngày càng được mở rộng, quốc phòng, an ninh được giữ vững, đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của Nhân dân được nâng cao.

Hậu Giang thường xuyên tiếp các đoàn công tác của các tỉnh đến giao lưu, trao đổi kinh nghiệm công tác

Để có được những thành tựu ấn tượng sau 20 năm thành lập, lãnh đạo qua các nhiệm kỳ đã không ngừng quan tâm đến việc tăng cường công tác đối ngoại, tăng cường trao đổi thông tin với các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh thành trong khu vực và cả nước; đồng thời đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thu hút, kêu gọi đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các hoạt động, chuỗi hoạt động quảng bá, giới thiệu tiềm năng, lợi thế, văn hóa, đất nước, con người Hậu Giang. Tổ chức các sự kiện có tầm quốc tế, với sự tham gia đông đảo của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Đặc biệt là hầu hết các sự kiện của tỉnh có sự tham dự và phát biểu chỉ đạo định hướng của nhiều lãnh đạo của Trung ương. Từ những phát biểu này giúp lãnh đạo Tỉnh định hướng đúng đắn trên con đường phát triển. Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững, lâu dài, bảo đảm môi trường, ổn định an sinh xã hội, cuối năm 2022, tỉnh đã ban hành 5 tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư thứ cấp, và 4 tiêu chí lựa chọn chủ đầu tư thực hiện dự án xây dựng hạ tầng khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đến cuối năm 2023, tỉnh có 2.267 doanh nghiệp nhà nước. Trong đó, có 2 doanh nghiệp nhà nước, 2.251 doanh nghiệp ngoài nhà nước, 14 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Bằng việc vận dụng linh hoạt, khéo léo và phát huy sự gắn kết nội bộ, lãnh đạo Tỉnh đã có những bước đi phù hợp, từng bước nâng cao vị thế, uy tín và hình ảnh của tỉnh so với các tỉnh, thành trong khu vực và cả nước. Tạo tiền đề quan trọng để tỉnh bước vào “thời kỳ vàng” trong giai đoạn hiện nay và nhiệm kỳ sắp tới.

Với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, quyết sách chiến lược, sách lược phù hợp, linh hoạt và không ngừng đổi mới, sáng tạo, từ trong gian khó, Hậu Giang đã tập hợp được sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong tỉnh, từng bước vươn mình như hình ảnh cây tre kiên cường, bất khuất, bền bỉ kiên trung. Cũng như cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng khẳng định: “Việt Nam là một quốc gia đang phát triển mạnh mẽ, có vị trí địa chiến lược quan trọng trong những chuyển dịch hiện nay của thời đại. Trong thế giới biến động và khó lường, thách thức luôn luôn đan xen với cơ hội, rủi ro luôn đi kèm với thời cơ”. Để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển của đất nước đến năm 2025, 2030 và năm 2045, cần phải phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại, xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”(2).  Từ đường lối đối ngoại mang đậm bản sắc “Cây tre Việt Nam”, chúng ta có thể thấy, việc vận dụng sáng tạo, khéo léo, linh hoạt nhưng phải luôn đảm bảo những nguyên tắc sẽ giúp chúng ta đi đúng hướng và đạt được mục tiêu hướng đến. Việc vận dụng ấy đã giúp cho Hậu Giang – một tỉnh trẻ, chỉ mới 20 năm tuổi đã tạo dựng phát triển và vun đắp những giá trị truyền thống văn hoá “đoàn kết, nghĩa tình, thuỷ chung, năng động” của người Hậu Giang. Truyền thống 20 năm là hành trang vững bước để Đảng bộ, dân và quân tỉnh Hậu Giang hiện thực hóa mục tiêu, khát vọng xây dựng tỉnh Hậu Giang “Phát triển nhanh, bền vững, toàn diện, bao trùm. Người dân có cuộc sống ấm no, văn minh, hạnh phúc” đúng với Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

 

Tài liệu tham khảo:

1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII.

2. Nguyễn Phú Trọng, Xây dựng và phát triển đường lối đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “Cây tre Việt Nam” Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 10-2023.

3. Tỉnh ủy Hậu Giang, 20 năm Hậu Giang thành tựu và khát vọng phát triển, 12-2023.

NGUYỄN THANH HƯƠNG

 

* Bài viết được đăng phục vụ dự thi Giải Báo chí cấp tỉnh về xây dựng Đảng (Búa liềm vàng) lần thứ III-năm 2024. Tòa soạn không tham gia biên tập, tôn trọng tuyệt đối chính kiến, nội dung, hình ảnh bài viết đã được cơ quan chủ quản thống nhất thông qua.

Viết bình luận mới

Xem thêm

ĐIỀU TUYỆT VỜI CỦA CHÚNG TA

17:43 25/10/2024

Nền tảng tư tưởng có ý nghĩa rất quan trọng, mang tính chất sống còn của Đảng.

VAI TRÒ THAM CHÍNH CỦA PHỤ NỮ, TIẾP CẬN TỪ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH – THỰC TIỄN TỈNH HẬU GIANG

17:38 25/10/2024

Bình đẳng giới là một mục tiêu quan trọng cần hướng đến không chỉ của Việt Nam, mà của cả các nước trên thế giới, là một trong những tiêu chí đánh giá sự phát triển của một xã hội, một quốc gia.

PHÁT HUY TRÁCH NHIỆM NÊU GƯƠNG CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN VÀ NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU

08:34 10/10/2024

Trên cơ sở kế thừa và phát triển các quan điểm về dân chủ của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản của các cơ quan Nhà nước trong chế độ ta, nó đã được thể hiện trong tổ chức Nhà nước của ta” trong (Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, t.12, tr.379). Theo Người, quyền dân chủ được thể hiện trên mọi lĩnh vực của

TRÁCH NHIỆM TIẾP DÂN CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CẤP UỶ

23:26 09/10/2024

Thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị khóa XII về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh,

VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO TRONG NHÀ TRƯỜNG

23:23 09/10/2024

Trường THCS Thuận Hưng tọa lạc tại cửa ngỏ của con đường Tỉnh lộ xuôi về huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang. Chi bộ nhà trường thuộc Đảng ủy xã Thuận Hưng.

Tâm sự của đôi Bạn đời kháng chiến

23:20 09/10/2024

Tôi sinh ra và lớn lên khi chiến tranh đã lùi xa, đất nước đã hoàn toàn thống nhất, Bắc-Nam sum họp một nhà.

HỌC VÀ LÀM THEO PHONG CÁCH “NÓI ĐI ĐÔI VỚI LÀM”CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH THUẬN ĐÔNG 1

23:18 09/10/2024

Hồ Chí Minh vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc ta. Con người, cuộc đời, sự nghiệp của Người luôn là tấm gương sáng cho chúng ta học tập và noi theo.

SỰ NGHIỆP “TRỒNG NGƯỜI” TRƯỜNG THCS CHIÊM THÀNH TẤN, HUYỆN LONG MỸ

23:12 09/10/2024

Giáo dục và đào tạo luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, được coi là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân.

BÀI DỰ THI GIẢI BÚA LIỀM VÀNG

23:05 09/10/2024

Đảng ta là một tổ chức chặt chẽ, được xây dựng và trưởng thành từ đội ngũ đảng viên.

BÀI VIẾT THAM GIA DỰ THI GIẢI BÚA LIỀM VÀNG

23:01 09/10/2024

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc lấy gương người tốt việc tốt để tuyên truyền, giáo dục cho đông đảo quần chúng nhân dân, với nguyện vọng thế hệ sau sẽ tiếp bước thế hệ trước để phát huy tốt nhất ý chí, tinh thần trách nhiệm,

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Điểm tin sáng 24-11: Vì sao nhiều người thi xong nhưng chưa có bằng lái xe ?

06:00 24/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn (Bình Định) được công nhận bảo vật quốc gia; Puerto Rico đăng quang Mr World 2024; Thanh Hằng... rơi cánh trên sàn catwalk; Google bị chính quyền Mỹ ép bán trình duyệt web Chrome.

Ông Lê Tiến Châu tặng cho Hậu Giang 800 triệu đồng thực hiện an sinh xã hội

05:16 24/11/2024

(HG) – Chiều muộn ngày 23-11, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, tiếp và làm việc với ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng đến hỗ trợ cho công tác an sinh xã hội của tỉnh.

Khánh thành cầu nông thôn Khang Đức trị giá trên 1 tỉ đồng

16:10 23/11/2024

(HGO) - Quỹ Nam Phương cùng Liên Hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh, UBND thị trấn Cái Tắc (huyện Châu Thành A) vừa phối hợp tổ chức Lễ khánh thành cầu Khang Đức nối liền 2 ấp Tân Phú A và Tân Long A của thị trấn Cái Tắc.

Mô hình lúa chất lượng cao giúp người dân ĐBSCL giảm chi phí, tăng năng suất và lợi nhuận

13:29 23/11/2024

(HG) - Sáng ngày 23-11, tại thành phố Cần Thơ, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Giải pháp nhân rộng các mô hình thí điểm thành công của Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030”.