VĂN HOÁ GIAO THÔNG

Thứ Tư, ngày 09/10/2024 | 22:53

Văn hoá là một phạm trù rất rộng thể hiện bản sắc, tinh hoa, các giá trị đời sống tinh thần của một dân tộc được gìn giữ, bảo tồn, truyền từ đời nay sang đời khác, thế hệ này sang thế hệ khác. Một dân tộc phát triển là một dân tộc giữ gìn được bản sắc, truyền thống văn hoá đặc trưng riêng, thể hiện được những giá trị mà nó khác với các dân tộc khác. Giữ gìn bản sắc văn hoá là giữ gìn được độc lập, tự do của dân tộc, mất bản sắc văn hoá là mất những giá trị mà ông cha đã gìn giữ, lưu truyền, nguy hiểm hơn, sâu xa hơn có thể đe doạ sự duyệt vong của một dân tộc.

Trong cuộc sống hàng ngày, văn hoá thể hiện ở hầu hết các phương diện trong đời sống xã hội từ giao tiếp, ứng xử, ở công sở, ăn uống, đi lại trên đường như văn hoá giao tiếp, văn hoá ứng xử, văn hoá công sở, văn hoá ẩm thực, văn hoá tham gia giao thông. Ở từng lĩnh vực, các chủ thể sẽ thể hiện hành vi ứng xử có văn hoá khác nhau, đồng thời cũng sẽ thể hiện được bản sắc riêng của từng tộc người, từng vùng miền, thể hiện trình độ phát triển, tinh thần đoàn kết dân tộc, sự tuân thủ quy định của pháp luật mà cao hơn nữa là thể hiện sự nhân văn của con người đối với cộng đồng xã hội.

Hầu hết mỗi người chúng ta hàng ngày phải sử dụng các loại phương tiện giao thông khác nhau để di chuyển phục vụ cho các mục đích khác nhau trong cuộc sống, trong công việc, vận chuyển hàng hoá như phương tiện giao thông đường thuỷ, phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không. Trong số đó phương tiện giao thông đường bộ được con người sử dụng nhiều nhất do tính tiện lợi cho người sử dụng cũng như tốc độ di chuyển, tính hiệu quả, công dụng của phương tiện giao thông đường bộ. Nước ta là nước sử dụng nhiều xe mô tô, xe gắn máy cho nên tình hình trật tự an toàn giao thông của nước ta từng lúc, từng nơi diễn biến hết sức phức tạp. Nguyên nhân là do ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông của một bộ phận người tham gia giao thông chưa cao, chưa nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật. 

Vấn đề văn hoá giao thông đặt ra đối với người tham gia giao thông là rất cần thiết. Văn hoá giao thông là việc người tham gia giao thông tự giác tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn giao thông khi điều khiển phương tiện giao thông, không gây ảnh hưởng, nguy hiểm đến người khác và có ứng xử lịch sự, nhường nhịn, giúp đỡ những người tham gia giao thông khác, đảm bảo an toàn cho mọi người tham gia giao thông.

Tại sao người tham gia giao thông phải có văn hoá giao thông? Đây là câu hỏi khi mới nghe mọi người cứ nghĩ nó đơn giản nhưng không phải người tham gia giao thông nào cũng biết, cũng hiểu được văn hoá giao thông là như thế nào, là làm gì, tham gia giao thông phải như thế nào mới gọi là có văn hoá? Do đó, vấn đề văn hoá giao thông nó có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều người trong xã hội chúng ta.

Trước tiên, người tham gia giao thông có văn hoá là người phải am hiểu, nắm được các quy định về pháp luật về giao thông như khi tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, tuân thủ quy định về tốc độ không được phóng nhanh vượt ẩu, đảm bảo về độ tuổi, phải có giấy phép lái xe đối với loại phương tiện điều khiển, đã uống rượu bia rồi thì không điều khiển phương tiện tham gia giao thông,…

Chấp hành các quy tắc khi tham gia giao thông như gặp đèn đỏ thì phải dừng lại trước vạch dừng, đèn vàng phải giảm tốc độ đi chậm, xe xuống dốc phải nhường đường cho xe lên dốc, khi rẽ sang hướng khác phải bậc đèn tín hiệu để báo hiệu cho các phương tiện khác biết,..

Có hành vi ứng xử đẹp khi tham gia giao thông là phải giúp đỡ các phương tiện khác khi gặp sự cố, nhường chỗ ngồi cho người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, người khuyết tật, trẻ em, khi đi đến đoạn đường có biển báo hiệu có người đi bộ qua đường thì người điều khiển phương tiện phải dừng lại nhường đường cho người đi bộ qua đường trước rồi mới tiếp tục đi, hay khi đi trên đường có vũng nước thì người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ đi chậm để tránh không gây tạc nước ướt người khác. Nếu lỡ xảy ra va quẹt, va chạm với nhau thì không nên bỏ chạy, không nên cự cãi, chữi nhau, đánh nhau mà phải hỏi thăm về tình trạng sức khoẻ có bị như thế nào không, kiểm tra phương tiện có hư hỏng không và quan trọng nhất là phải xin lỗi về hành vi đã gây ra, rồi đưa ra biện pháp khắc phục cho hài hoà vì tham gia giao thông trên đường không ai muốn xảy ra va chạm với người khác nếu đã lỡ gây ra thiệt hại thì phải có trách nhiệm khắc phục.

Đất nước ta ngày càng phát triển, đời sống vật chất, tinh thần, trình độ hiểu biết về pháp luật của người dân ngày càng được nâng cao nên việc ứng xử có văn hoá khi tham gia giao thông là một việc tất yếu, nó không chỉ thể hiện trình độ phát triển của một dân tộc, một quốc gia mà nó còn thể hiện tính nhân văn, đạo đức sống của con người trong xã hội, thể hiện sự nhân nghĩa, tình người tương trợ nhau trong cuộc sống. Chúng ta phải biết tiếp thu những giá trị văn hoá tiến bộ của các dân tộc khác để nâng tầm hình ảnh của người Việt Nam với bạn bè thế giới trong quá trình phát triển, hội nhập, bỏ đi những gì không còn phù hợp, không còn đúng chuẩn mực ra khỏi đời sống xã hội. Tuy nhiên đây là vấn đề không thể thay đổi ngay trong một xóm, một chiều mà nó đòi hỏi phải có quá trình thay đổi trong nhận thức của con người trong xã hội.

Qua tìm hiểu các nước trên thế giới, việc tuân thủ chấp hành pháp luật của người dân rất nghiêm, trong đó có chấp hành pháp luật giao thông. Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông của họ rất hiện đại, việc kiểm soát người chấp hành pháp luật giao thông phần lớn qua hệ thống camera giám sát, rất ít lực lượng Cảnh sát giao thông tuần tra trên đường nhưng lại ít trường hợp người tham gia giao thông vi phạm luật. Nguyên nhân là do quy định xử phạt đối với người vi phạm Luật giao thông rất nghiêm khắc, rất nặng, mức phạt cao và có thể bị truy cứu trạch nhiệm hình sự, một phần nửa là ý thức chấp hành người dân của nước họ cao, đa số người dân không dùng tiền mặt trong giao dịch mà thông qua tài khoản, do đó khi vi phạm Cảnh sát không lập biên bản mà chỉ dán tem lên phương tiện lên phương tiện người điều khiển vi phạm, phải chấp hành nộp phạt hoặc bị trừ tiền trong tài khoản, họ phải chấp hành nghiêm vì vi phạm là ảnh hưởng đến quyền lợi kinh tế của họ.    

Ở bài viết này, chỉ đề cập đến vấn đề văn hoá “Đã uống rượu bia thì không điều khiển phương tiện tham gia giao thông” đây là vấn đề không mới, đã được đề cập, bàn luận nhiều trong xã hội, trên các phương tiện thông tin đại trúng, trên nghị trường của Quốc hội. Nhiều người có ý kiến, phân tích, thảo luận đưa ra những nhìn nhận chủ quan của mình về việc đã uống rượu, bia thì có nên điều khiển phương tiện tham gia giao thông hay không? Uống rượu, bia bao nhiêu thì mới bị xử phạt hay có uống rượu, bia mà tham gia giao thông là bị phạt.

Như chúng ta đã biết, phong tục tập quán của người Việt Nam miếng trầu, ly rượu mời nhau là để mở đầu câu chuyện khi gặp gỡ, thể hiện sự quý mến khách, trân trọng nhau trong văn hoá ứng xử, giao tiếp của người Việt. Đây là một nét văn hoá đẹp đã được ông cha ta để lại nhằm gắn kết tình nghĩa giữa những người đã quen biết nhau cũng như tạo sự làm quen giữa những người mới gặp nhau lần đầu. Cho nên cần phải được gìn giữ, lưu truyền để phát huy những giá trị văn hoá tốt đẹp đó. Ở gốc độ nêu trên việc dùng rượu, bia làm phương tiện trong giao tiếp là tích cực nhằm mang lại hiệu quả trong xã giao, làm cho cuộc trò chuyện được cỡi mở, ấm tình thân mật, làm cho mọi người dễ chia sẻ với nhau hơn. Đó là ở gốc độ tích cực, việc gì cũng có hai mặt của nó đó là tích cực và tiêu cực. Việc sử dụng rượu, bia được cho là tiêu cực đó là sử dụng rượu, bia không đúng mục đích, sử dụng nó mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh, vui cũng uống, buồn cũng uống, lạm dụng nó, sử dụng nó không có chừng mực, sử dụng nó vô tội vạ và trở nên nghiện rượu, bia ảnh hưởng đến công ăn việc làm, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người sử dụng. Phần lớn các vụ việc gây mất an ninh trật tự đều có liên quan đến sử dụng rượu, bia quá chén, lúc mới uống thì còn tỉnh táo, còn lý chí, còn nhận thức, còn kiềm chế được bản thân. Khi đã uống nhiều thì không còn tỉnh táo, không còn đủ bình tĩnh để nhận thức được vấn đề, dễ dẫn đến nóng nảy, không ai chịu nhường nhịn ai như câu tục ngữ truyền miệng “rượu vào lời ra” dẫn đến bất đồng chính kiến, cãi nhau, xô xát đánh nhau. Làm cho cuộc gặp gỡ giữa những người bạn, người quen, bữa tiệc vui trở nên mất ý nghĩa, làm cho những người bạn trở nên xung đột, đối nghịch nhau.

            Người sử dụng rượu, bia điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ như thế nào? Có bình thường, có vững tay lái, có minh mẫn để xử lý tình huống như lúc chưa sử dụng rượu, bia hay không? Có làm chủ được tốc độ không? Chắc câu hỏi này không cần phải trả lời cũng có đáp án là như thế nào rồi. Như chúng ta đã biết rượu, bia là thức uống có cồn, khi uống vào trong cơ thể của con người sẽ làm cho máu loảng ra, tim mạch sẽ đập nhanh hơn, đau đầu, chóng mặt và dễ gây cho con người buồn ngủ do say rượu, bia nhưng cũng có người uống với số lượng nhiều mới bị tình trạng như trên. Nói chung về mặt khoa học, về nhận thức chủ quan của mỗi người thì uống nhiều rượu, bia sẽ không tốt cho sức khoẻ, dễ gây tổn hại đến các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Về mặt sinh học là như vậy, còn đối với người say rượu, bia điều khiển phương tiện tham gia giao thông thì có an toàn không, có nguy hiểm cho bản thân và người khác không? Câu trả lời chắc chắn là có. Khách qua mà nhận xét khi đã uống nhiều rượu, bia chắc chắn một điều là con người sẽ không còn bình tĩnh, không thể kiểm soát tốt hành vi của mình được bình thường như lúc tỉnh táo, nguyên nhân là do ethanol trong máu tăng cao, ethanol sẽ kích thích sản sinh dopamine trong võ não một chất giúp não bộ điều khiển chuyển động và phối hợp vận chuyển gây ra cảm giác dễ chịu và lâng lâng sẽ gây ra tình trạng buồn ngủ. Nói chung dù cho tình trạng sức khoẻ tốt hay không tốt, uống ít hay uống nhiều rượu, bia thì cũng đều làm cho cơ thể con người dẫn đến tình trạng say, chỉ là lâu say hay mau say mà thôi. Lúc mới uống rượu, bia xong rời bàn tiệc, con người vẫn còn điều khiển hành vi của mình được mặc dù nó không được chuẩn như lúc còn tỉnh. Vẫn có thể lên phương tiện để điều khiển nhưng lúc đó hệ thần kinh đã bị ethanol kích thích sẽ làm não bộ điều khiển các bộ phận trong cơ thể không còn chuẩn nữa, làm cho nhận thức của con người bị giảm sút, cơn buồn ngủ càng lúc càng nhiều hơn, cảm nhận tốc độ đang điều khiển phương tiện đi rất chậm mặc dù tốc độ lúc đó đã chạy nhanh hơn so với bình thường. Và do cơn buồn ngủ đến nên mắt thường xuyên nhắm lại, không còn quan sát được như lúc tỉnh, lúc đó người say rượu, bia chỉ mong muốn điều khiển xe làm sao chạy được về đến nhà càng nhanh, càng tốt để ngủ. Đây chính là lý do gây ra sự mất an toàn, sự nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi đã sử dụng rượu, bia và cho ngững người tham gia giao thông khác.

Theo số liệu thống kê Việt Nam là nước xếp thứ 2 khu vực Đông Nam Á, xếp thứ 3 khu vực châu Á, xếp thứ 9 thế giới về mức tiêu thụ bình quân rượu, bia trên đầu người. Bình quân một người Việt Nam trên 15 tuổi uống khoảng 170 lít bia/năm. Tỉ lệ sử dụng rượu, bia tăng ở mức đáng báo động, nhất là trong độ tuổi thanh thiếu niên. Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng mỗi năm số vụ tử vong do có liên quan đến rượu, bia lên tới 40.000 người. Theo thống kê của Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia, khoảng 40% số vụ tai nạn giao thông và 11% số người chết liên quan đến sử dụng rượu, bia. Trong số 10 nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia thì có khoảng 06 người trong độ tuổi từ 15 tuổi đến 29 tuổi. Việc số người tử vong cao do tại nạn giao thông gây hậu quả rất lớn ngồn nhân lực, tinh thần của người thân, ngoài những người bị tử vong thì còn có những người bị chấn thương nặng trên các bộ phận của cơ thể, mất khả năng nhận thức, đi lại, lao động vĩnh viễn. Số người bị chấn thương sọ não nằm một chỗ, không có khả năng nhận thức, chỉ còn cuộc sống thực vật phải phụ thuộc vào người khác chăm sóc gây ra gánh nặng cho gia đình, xã hội, vừa mất đi nguồn nhân lực, vừa thiệt hại về kinh tế.

            Trước sự gia tăng của các vụ tai nạn giao thông do có liên quan đến việc sử dụng rượu,bia tham gia giao thông. Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã đề ra nhiều giải pháp, biện pháp như sửa đổi luật, nghị định, tăng mức phạt, hình thức phạt bổ sung, tăng cường lực lượng tuần tra kiểm soát, kiểm tra nồng độ cồn, xử lý nghiêm đối với các trường hợp trong hơi thở, trong máu có nồng độ cồn để kiềm chế số vụ tại nạn giao thông. Việc tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các trường hợp điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong hơi thở, trong máu có nồng độ cồn đã phát huy hiệu quả tích cực, đã tác động và làm thay đổi rất lớn trong nhận thức của người dân trong cả nước. Đa số người dân đều đồng tình việc Nhà nước, Chính phủ ban hành các quy định xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm về nồng độ cồn vì người dân cho rằng có xử lý thật nghiêm, xử phạt thật nặng thì mới thay đổi được nhận thức, thói quen không tốt, mới nâng cao ý thức chấp hành của người dân, hạn chế các vụ tai nạn thương tâm do sử dụng rượu, bia gây ra, làm như vậy là có lợi cho người dân, cho cộng đồng xã hội. Không thể để cho những người say, xỉn rượu, bia điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên đường, vì khi đã say rượu, bia họ muốn chạy như thế nào thì chạy, coi thường tính mạng của bản thân và tính mạng của người khác vì say rượu, bia không thể làm chủ được tay lái, tốc độ nữa, không còn tuân thủ các quy tắc, quy định nữa.

Điều đáng nói, đáng quan tâm ngoài những người dân vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông do có liên quan đến việc đã sử dụng rượu, bia rồi điều khiển phương tiện tham gia giao thông thì có cán bộ, đảng viên đang công tác trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, khối cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước. Không chỉ cán bộ, đảng viên vi phạm quy định mà còn có những vị lãnh đạo ở vị trí cao cũng vi phạm. Cán bộ, đảng viên là những người trực tiếp thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhưng lại chưa chấp hành nghiêm quy định Nhà nước đã ban hành là khi đã sử dụng rượu, bia thì không điều khiển phương tiện tham gia giao thông nhưng vẫn còn có cán bộ, đảng viên chưa chấp hành tốt, vẫn còn vi phạm quy định. Đối với người dân bình thường chỉ bị xử phạt phạt hành chính theo quy định, còn đối với cán bộ, đảng viên vi phạm ngoài bị xử phạt hành chính còn bị xử lý, kỷ luật, hạ bậc thi đua theo quy định của ngành, tổ chức, cơ quan, đơn vị mình đang công tác, ảnh hưởng đến uy tín của cán bộ, đảng viên đối với đồng nghiệp và quần chúng Nhân dân, ảnh hưởng đến công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ.

Nhưng cũng có ý kiến của một số ít người lại cho rằng kiểm tra, kiểm soát nghiêm ngặc nồng độ cồn cũng gây ra khó khăn đối với một số ít người bị bệnh lý phải sử dụng rượu thuốc để điều trị bệnh, các hàng quán kinh doanh dịch vụ ăn uống bị ảnh hưởng do ít khách hàng lại quán, cơ sở kinh doanh mặc hàng bia, rượu cũng bị ảnh hưởng doanh số bán, ảnh hưởng đến thu nhập, thiệt hại về kinh tế dẫn đến thất thu ngân sách địa phương, Nhà nước. Cho thấy để thực hiện một chính sách vào đời sống xã hội luôn có những luồng ý kiến trái chiều nhau, có những mặt tích cực và những hạn chế nhất định, phải có sự đánh giá, so sánh giữa cái được và cái mất, cái nào tốt hơn, có lợi hơn cho người dân, cho xã hội. Điều quan trọng là chính sách đó hướng về lợi ích của ai, một số ít hay đa số người dân, nó có đem lại hạnh phúc, an tâm về tinh thần cho Nhân dân, được tuyệt đại đa số người dân đồng thuận ủng hộ thì chính sách đó mới có tính nhân văn, mới mang lại hiệu quả tích cực lâu dài. Tuy biết rằng thực hiện quy định kiểm tra nồng độ cồn và xử lý nghiêm đối với các trường hợp sử dụng rượu, bia tham gia giao thông sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định về kinh tế, trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống. Tuy nhiên, tác dụng tích cực của việc làm này là hạn chế được tai nạn giao thông xảy ra, hạn chế được số người bị tử vong, hạn chế được cảnh đau thương tang tóc, hạn chế được cảnh người đầu bạc phải khóc tiễn đưa người đầu xanh, vợ mất chồng, con mất cha, gia đình mất người thân, trụ cột trong gia đình, hạn chế được số người bị thương tật mất đi sức lao động vĩnh viễn dẫn đến gánh nặng cho gia đình, đôi khi phải lâm vào cảnh bần cùng, khốn đốn do phải chăm sóc, nuôi dưỡng suốt quản đời còn lại, gây ra tình trạng mất đi một phần nhân lực đóng góp cho xã hội. Khi nhìn nhận chính sách ở một góc độ tích cực thì đảm bảo an toàn cho những người tham gia giao thông, giữ được hạnh phúc cho nhiều gia đình trong xã hội, cũng góp phần giữ gìn sức khoẻ cho người dân vì sử dụng nhiều rượu, bia cũng không tốt sẽ gây ra nhiều bệnh lý cho con người, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng lao động.

Như chúng ta đã biết, do điều kiện kinh tế còn khó khăn người dân không có điều kiện để mua ô tô nên đa số người dân Việt Nam sử dụng xe mô tô, xe máy, xe máy điện để làm phương tiện phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như đi làm, vận chuyển hàng hoá, đi lại. Không phải ai điều khiển được xe là đều hiểu được các quy định, quy tắc giao thông, đường xá đi lại thì chật hẹp, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông lại nhiều, ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông của người dân chưa cao, một bất cẩn cũng có thể dẫn đến va chạm với các phương tiện khác trên đường, gây nguy hiểm cho bản thân và nhiều người khác. Điều khiển phương tiện tham gia giao thông trong tình trạng sức khoẻ bình thường, lúc bình tĩnh đã nguy hiểm chứ chưa nói đến việc đã sử dụng rượu, bia mất tỉnh táo thì lại càng nguy hiểm hơn.

Ở các thành phố lớn thì có các phương tiện vận chuyển hành khách công cộng như xe taxi, xe buýt, xe Gabs rất thuận tiện cho người dân khi có nhu cầu di chuyển, đi lại cũng như trong trường hợp đã có sử dụng rượu, bia thì có thể gọi điện cho các phương tiện công cộng trên để đưa đến nơi khác theo yêu cầu, rất an toàn. Còn ở những vùng quê điều kiện kinh tế còn khó khăn, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông chưa hoàn thiện, thậm chí có nơi chưa có đường giao thông để phục vụ cho nhu cầu đi lại thì người dân chủ yến sử dụng phương tiện xe mô tô, xe gắn máy, nếu có sử dụng rượu, bia thì không thể có các loại phương tiện công cộng để di chuyển cho việc đi lại nên khi người dân đã có sử dụng rượu, bia thì chỉ có sử dụng xe mô tô, xe gắn máy để làm phương tiện di chuyển. Đây cũng là một vấn đề cần phải suy ngẫm, tìm ra giải pháp. Nhưng quy định của pháp luật Nhà nước thì phải nghiêm chỉnh chấp hành, không phân biệt đồng bằng hay miền núi, nông thôn hay thành thị vì mọi người đều bình đẳng trước pháp luật nên đều phải chịu sự chế tài của pháp luật khi vi phạm. Quy định nghiêm cấm người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu, hơi thở có cồn, chất kích thích đã được quy định trong Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định ngưỡng vi phạm nồng độ cồn khi vượt quá 50mg/100ml máu  hoặc 0,25mg/1 lít khí thở, đến Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 thì mới giới hạn ngưỡng nồng độ cồn bằng 0. Nhà nước, Chính phủ chỉ đạo xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông là nhằm nâng cao nhận thức, ý thức của người dân trong bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người điều khiển phương tiện tham giao thông. Việc tăng mức tiền phạt lên cao so với trước đây đối với lỗi vi phạm nồng độ cồn là việc tăng chế tài của pháp luật đối với một hành vi vi phạm nhằm làm chuyển biến ý thức chấp hành pháp luật giao thông trong toàn xã hội, việc làm này nhằm hạn chế số vụ tai nạn giao thông xảy ra, mục đích là giữ gìn tính mạng, sức khoẻ cho người dân, đem lại hạnh phúc cho cả cộng đồng. Thượng tôn, tuân thủ quy định pháp luật chính là bản thân mỗi người có lòng tự trọng của mình, không muốn bị chế tài, xử lý của pháp luật đối với bản thân khi tham gia vào bất cứ hoạt động nào trong xã hội. Bản thân mỗi người tôn trọng pháp luật, sẽ có sức lan toả cho cộng đồng, vì con người ai cũng có nhận thức, suy nghĩ nếu vi phạm ngoài việc bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phạt, còn bị ảnh hưởng uy tín trong xã hội, mất đi thể diện với gia đình, bạn bè người thân, đồng nghiệp, mất đi một khoản tiền khá lớn so với thu nhập hàng tháng từ đó sẽ tạo nên ý thức chấp hành chung của mọi người. Có ý thức, thói quen đã uống rượu, bia thì không điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà nhờ người khác hoặc sử dụng các phương tiện công cộng để di chuyển đến nơi khác. Điều này còn thể một xã hội văn minh, tiến bộ, luôn tôn trọng pháp luật, tôn trọng giá trị cao cả mà tạo hoá đã ban tặng cho con người là mạng sống.

Đất nước ta, Nhân dân ta đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh, đã có biết bao thế hệ cha anh hy sinh xương máu, thân thê, công sức để giành lấy độc lập, tự do cho dân tộc, thống nhất non sông, đất nước. Đây là sự mất mát, đau thương không có gì bù đắp được cho nên mỗi người chúng ta được sống trong hoà bình phải luôn ghi nhớ đến công lao của cha anh, biết quý trọng, trân trọng những gì mình đang được thừa hưởng. Phải biết bảo vệ, phải xây dựng, phát triển thành quả trên thành những giá trị tốt đẹp hơn từ chính ý thức và nhận thức của chúng ta. Do đó, chúng ta phải thể hiện bằng việc gìn giữ, bảo vệ, xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống, chỉ số hạnh phúc của người dân. Muốn làm được điều này thì người dân phải cùng với Nhà nước xây dựng một xã hội mà mọi hành vi, hành động, ứng xử của con người đều tuân thủ quy định của pháp, được thực hiện đúng mực, có sự đồng cảm, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong cuộc sống. Một xã hội mà người dân luôn chấp hành tốt các quy định của pháp luật khi tham gia vào các hoạt động xã hội, việc chấp hành pháp luật ngoài ý nghĩa thể hiện sự thượng tôn pháp luật, lòng tự trọng của bản thân, nó còn thể hiện lòng yêu nước vì có yêu nước chúng ta mới ủng hộ các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chúng ta mới chấp hành tốt sự điều hành, quản lý của Nhà nước để đem lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho chính chúng ta.

Văn hoá giao thông là một hành vi ứng xử đẹp của con người có văn hoá khi tham gia giao thông, thể hiện đạo đức sống của con người trong một xã hội, thể hiện được trình độ nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân sống trong một đất nước phát triển.

 

ĐẶNG VĂN TUÂN

 

* Bài viết được đăng phục vụ dự thi Giải Báo chí cấp tỉnh về xây dựng Đảng (Búa liềm vàng) lần thứ III-năm 2024. Tòa soạn không tham gia biên tập, tôn trọng tuyệt đối chính kiến, nội dung, hình ảnh bài viết đã được cơ quan chủ quản thống nhất thông qua.

Viết bình luận mới

Xem thêm

PHÁT HUY TRÁCH NHIỆM NÊU GƯƠNG CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN VÀ NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU

08:34 10/10/2024

Trên cơ sở kế thừa và phát triển các quan điểm về dân chủ của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản của các cơ quan Nhà nước trong chế độ ta, nó đã được thể hiện trong tổ chức Nhà nước của ta” trong (Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, t.12, tr.379). Theo Người, quyền dân chủ được thể hiện trên mọi lĩnh vực của

TRÁCH NHIỆM TIẾP DÂN CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CẤP UỶ

23:26 09/10/2024

Thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị khóa XII về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh,

VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO TRONG NHÀ TRƯỜNG

23:23 09/10/2024

Trường THCS Thuận Hưng tọa lạc tại cửa ngỏ của con đường Tỉnh lộ xuôi về huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang. Chi bộ nhà trường thuộc Đảng ủy xã Thuận Hưng.

Tâm sự của đôi Bạn đời kháng chiến

23:20 09/10/2024

Tôi sinh ra và lớn lên khi chiến tranh đã lùi xa, đất nước đã hoàn toàn thống nhất, Bắc-Nam sum họp một nhà.

HỌC VÀ LÀM THEO PHONG CÁCH “NÓI ĐI ĐÔI VỚI LÀM”CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH THUẬN ĐÔNG 1

23:18 09/10/2024

Hồ Chí Minh vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc ta. Con người, cuộc đời, sự nghiệp của Người luôn là tấm gương sáng cho chúng ta học tập và noi theo.

SỰ NGHIỆP “TRỒNG NGƯỜI” TRƯỜNG THCS CHIÊM THÀNH TẤN, HUYỆN LONG MỸ

23:12 09/10/2024

Giáo dục và đào tạo luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, được coi là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân.

BÀI DỰ THI GIẢI BÚA LIỀM VÀNG

23:05 09/10/2024

Đảng ta là một tổ chức chặt chẽ, được xây dựng và trưởng thành từ đội ngũ đảng viên.

BÀI VIẾT THAM GIA DỰ THI GIẢI BÚA LIỀM VÀNG

23:01 09/10/2024

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc lấy gương người tốt việc tốt để tuyên truyền, giáo dục cho đông đảo quần chúng nhân dân, với nguyện vọng thế hệ sau sẽ tiếp bước thế hệ trước để phát huy tốt nhất ý chí, tinh thần trách nhiệm,

PHÁT HUY NGUỒN GỐC SỨC MẠNH CỦA ĐẢNG TRONG TẬP THỂ

22:58 09/10/2024

Trên cơ sở kế thừa và phát triển các quan điểm về dân chủ của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:

Nâng cao công tác xây dựng Đảng tại Chi bộ Công an xã Lương Tâm

22:54 09/10/2024

Ngay từ khi thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng công tác xây dựng Đảng. Đó là cơ sở, là tiền đề bảo đảm cho Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, hoàn thành sứ mệnh lịch sử của dân tộc.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo qua xem phim online

15:20 22/10/2024

Bộ TT&TT vừa đưa ra cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua cách thức mời xem phim online và bình chọn được trả phí.

Chính phủ muốn xây dựng Cơ sở dữ liệu tổng hợp Quốc gia

15:18 22/10/2024

Chính phủ đề xuất tập hợp dữ liệu trung ương, địa phương và chuyên ngành nhằm chia sẻ, phân tích, ứng dụng vào phát triển kinh tế xã hội.

Nhiều lỗi giao thông được đề xuất tăng mức phạt hàng chục lần, tái phạm 'đánh võng' sẽ bị thu xe

15:16 22/10/2024

Đại diện Cục Cảnh sát giao thông đánh giá đây là những hành vi nguy cơ rất cao gây ra tai nạn và cố ý xâm phạm trật tự an toàn giao thông. Do vậy mức phạt cần gia tăng để tạo tính răn đe tương xứng.

Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ Công an tỉnh

14:33 22/10/2024

(HGO) - Sáng ngày 22-10, Công an tỉnh tổ chức Lễ công bố các Quyết định của Giám đốc Công an tỉnh về công tác cán bộ.