Thứ Sáu, ngày 05/01/2024 | 07:26
Bước sang thời kỳ đổi mới, từ chủ trương của nhà nước thừa nhận kinh tế nhiều thành phần. Vận dụng cơ chế khoán, đã có 56 cơ sở tiểu thủ công nghiệp được thành lập mới, hầu hết đều ở thị trấn Vị Thanh, thu hút hàng ngàn lao động tham gia.
Cán tôn ở thị xã Vị Thanh (khoảng năm 2007-2008).
Thực hiện cơ chế xóa bao cấp, các đơn vị quốc doanh tự cân đối thu chi, tiêu thụ sản phẩm. Song song đó, nhà nước khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế. Do không kịp đổi mới theo tình hình mới, một số xí nghiệp quốc doanh thua lỗ, nợ nần không khả năng thanh toán nên ngừng hoạt động, hoặc giải thể như: Xí nghiệp chế biến thực phẩm, xí nghiệp ép dầu xà bông, xí nghiệp gỗ và một số nhà máy xay xát quốc doanh. Bên cạnh đó, vẫn có một số đơn vị sản xuất ổn định, thích nghi cơ chế mới như: Xí nghiệp máy kéo, xí nghiệp đường, xí nghiệp nước đá,... Hầu hết đều trên địa bàn thị trấn Vị Thanh.
Giai đoạn 1988-1998, huyện Vị Thanh sắp xếp hoạt động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo 4 ngành chủ yếu: Chế biến lương thực, thực phẩm, cơ khí sửa chữa, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng. Năm 1995, tỉnh Cần Thơ đầu tư xây dựng nhà máy đường, công suất 1.000 tấn/ngày và nhà máy chế biến lúa, gạo tại xã Hỏa Lựu, với công nghệ hiện đại của Đan Mạch, công suất 10 tấn/giờ. Đây là 2 cơ sở công nghiệp lớn nhất trên địa bàn Vị Thanh - Hỏa Lựu vào thời điểm thành lập.
Cuối năm 1999, thị xã Vị Thanh được tái lập; là cơ hội, điều kiện thuận lợi để Vị Thanh phát triển kinh tế toàn diện, trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây cũng là lúc thị xã xác định lại cơ cấu kinh tế “công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và thương mại - dịch vụ”. Thị xã Vị Thanh được tỉnh xác định quy hoạch khu công nghiệp thứ ba, sau khu công nghiệp Trà Nóc, Hưng Phú. Theo đó, đề án có tổng diện tích 150ha, là khu công nghiệp hỗn hợp nhiều ngành nghề, liên quan nhiều đến 3 tỉnh: Cần Thơ - Kiên Giang - Bạc Liêu.
Song song đó, cụm công nghiệp thị xã Vị Thanh, diện tích 62,5ha, được UBND tỉnh Cần Thơ có quyết định phê duyệt, vào ngày 2-8-2002. Bước đầu, thị xã vận động được 9 cơ sở sản xuất đăng ký vào cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp với diện tích 24ha, thu hút hàng trăm lao động.
Tính đến ngày 30-4-2001, toàn thị xã Vị Thanh có 198 cơ sở sản xuất, 2005 lao động. Trong đó, có 2 nhà máy quốc doanh, khoảng 700 lao động Nhà máy đường Vị Thanh, công suất được nâng lên 1.300 tấn mía/ngày. Giá trị sản lượng về sản xuất công nghiệp của thị xã đạt 81,7 tỉ đồng.
Tuy nhiên, có thể thấy tình hình thực tế tốc độ phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thị xã Vị Thanh còn chậm, phần lớn là các cơ sở sản xuất nhỏ, bình quân từ 4-5 lao động/cơ sở... Mặt khác, do thiết bị cũ kỹ, lạc hậu vốn đầu tư thấp, lực lượng lao động kỹ thuật ít, nên sản phẩm làm ra không nhiều, thiếu tính cạnh tranh. Khâu chế biến đặc sản khóm, thế mạnh của thị xã chưa sản xuất ra được những sản phẩm cạnh tranh được trên thị trường.
Để theo kịp bước phát triển chung về kinh tế; tỉnh Hậu Giang chủ trương thành lập các khu công nghiệp Sông Hậu (huyện Châu Thành), Tân Phú Thạnh (huyện Châu Thành A), nhằm tận dụng lợi thế, liền kề thành phố Cần Thơ. Trong lúc này, các khu, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thị xã cũng chưa phát triển. Từ đó, Vị Thanh kịp thời xác định lại hướng đi mới; tập trung mục tiêu hàng đầu là phát triển thương mại - dịch vụ. Được sự chỉ đạo của tỉnh Hậu Giang, thành phố Vị Thanh xóa quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, chỉ tập trung phát huy cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, với thế mạnh sản xuất chủ lực: Chế biến lúa gạo, chế biến đường, chế biến gỗ, cơ khí, vật liệu xây dựng, đồ nhựa, may mặc,...
Được thành phố vận động, khuyến khích, hỗ trợ, các ngành nghề thủ công dần khôi phục, phát triển đều như: Cơ sở chế biến thực phẩm, chằm lá, đan lục bình, thủ công mỹ nghệ,... Tuy nhiên, với sự ra đời của công nghệ xây dựng mới, nên có tình trạng nghề rèn, nghề mộc, nghề đóng ghe xuồng không còn sung túc như trước đây; số thợ làm nghề cũng giảm dần.
Đến cuối năm 2020, hoạt động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố Vị Thanh tiếp tục đạt kết quả tích cực, hầu hết các cơ sở, công ty, xí nghiệp đều ổn định sản xuất, hàng hóa có khả năng cạnh tranh trên thị trường Tại cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, có 26 nhà đầu tư đăng ký theo hình thức thuê đất và giao đất; tổng mức đầu tư 1.201 tỉ đồng, tổng diện tích 42,95/43,44ha; chiếm 98,87%.
Nhiều cơ sở sản xuất có sáng chế mới, như đóng chiếc chẹt bằng sắt (thay gỗ), máy suốt lúa, máy xới cải tiến, máy phun áp lực,... Trên địa bàn có 10 trại cưa xẻ gỗ và 4-5 lò rèn di động bằng chiếc chẹt, hoạt động trên sông thường xuyên phục vụ nhân dân vùng ven và các huyện lân cận.
Có thể nói từ thời khẩn hoang, cuối triều Nguyễn - những ngành nghề thủ công thô sơ buổi đầu đã manh nha hình thành, với nghề mộc: Cất chòi, cất nhà chôn chân; chằm lá lợp nhà... Từng bước nghề mộc tinh xảo hơn, đã đóng được các loại ghe, xuồng, cất nhà kê tán. Đồng thời các lò rèn ra đời, đáp ứng nhu cầu công cụ sinh hoạt gia đình và nông cụ canh tác, dụng cụ đánh bắt cá, ăn ong,...
Khi người Pháp tiến hành khai thác lớn, đào kinh, đắp lộ, lập chợ,... thì hoạt động tiểu thủ công nghiệp đã tiến thêm nhiều bước với nghề hàn thiếc, nghề kim hoàn; các giàn xay lúa bán công nghiệp. Thời Pháp thuộc, với bước tiến của ngành cơ khí, giao thông thủy, giao thông bộ phát triển; tàu bè, xe cộ trở thành phương tiện di chuyển hiện đại. Đặc biệt, với sự xuất hiện của các nhà máy xay lúa lớn của các điền chủ ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Vị Thanh - Hỏa Lựu đã định hình, tiếp tục phát triển trong 2 cuộc kháng chiến, nhất là khi Vị Thanh trở thành tỉnh lỵ - đô thị quân sự khá sầm uất vào thời kháng chiến chống Mỹ. Trước ngày 30-4-1975, khu vực Vị Thanh - Hỏa Lựu đã có khoảng 50% diện tích sản xuất nông nghiệp được cơ giới hóa, với việc sử dụng máy cày, máy bơm nước, máy suốt lúa... Tại khu vực thị xã, nhiều cơ sở sản xuất tái hoạt động hoặc mở mới, mà cao điểm là việc ra đời của Nhà máy đường Vị Thanh và Nhà máy chế biến gạo Đan Mạch, cùng cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; cụm công nghiệp - kho tàng bến bãi,... Trải qua một số khó khăn đến năm 2020, tiếp tục thu hút nhiều nhà đầu tư đến thực hiện các dự án sản xuất.
Kết quả của quá trình hình thành và phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn Vị Thanh - Hỏa Lựu cho thấy sự gắn kết chặt chẽ với sản xuất nông nghiệp; cây lúa, cây mía, cây khóm đã trở thành nguồn nguyên liệu chủ lực.
VỊ THANH
07:27 29/11/2024
(HG) - Để chuẩn bị nguồn rau màu cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 sắp tới, đến thời điểm hiện tại, nông dân thị xã Long Mỹ đã xuống giống được hơn 570ha
07:24 29/11/2024
(HG) - Cục Thủy sản - Bộ NN&PTNT cho biết, đến hết tháng 10 năm nay, kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước ước đạt 8,2 tỉ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ; trong đó xuất khẩu tôm đạt hơn 3,2 tỉ USD, tăng 13% so với cùng kỳ và xuất khẩu cá tra đạt gần 1,7 tỉ USD, tăng 10% so với cùng kỳ.
07:21 29/11/2024
(HG) - Thời gian qua, với sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh Hậu Giang thường xuyên quan tâm đầu tư xây dựng mới và nâng cấp sửa chữa hệ thống công trình thủy lợi ngăn mặn, lũ; nhờ vậy, hiện hệ thống đê bao, cống, bọng, trạm bơm đã góp phần quan trọng trong việc phục vụ sản xuất, dân sinh, đồng thời bảo vệ các vùng sản xuất, bảo vệ môi trường và phòng, chống giảm nhẹ thiên tai cho người dân.
07:12 29/11/2024
(HG) - Nhằm thực hiện Kế hoạch Hỗ trợ tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết, chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2024, Sở Công thương tỉnh hỗ trợ 4 đơn vị là Công ty TNHH MTV Vinh Lộc; Công ty TNHH TM và DV Thiên Yết; Công ty Cổ phần công nghệ thực phẩm Sáng tạo; Công ty TNHH MTV Tâm Phúc Thành tham gia trưng bày giới thiệu sản phẩm tại Triến lãm Quốc tế về Khoa học Công nghiệp sinh học tại Thành phố Hồ Chí Minh.
18:40 28/11/2024
Sau hơn 3 tháng thả nuôi, thời điểm này nông dân trong tỉnh bắt đầu vào vụ thu hoạch cá ruộng để chuẩn bị xuống giống vụ lúa Đông xuân. Năm nay nước về sớm nên cá đạt năng suất và giá bán cao hơn mọi năm, giúp nhiều nông hộ nuôi cá ruộng có lãi cao.
18:39 28/11/2024
Mô hình trồng nấm mối đen đã được Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang xây dựng tại nông hộ kết hợp với ứng dụng công nghệ sấy thăng hoa trong chế biến cho hiệu quả thiết thực là điểm tham quan học tập của nông dân trong và ngoài tỉnh.
18:36 28/11/2024
Nhiều khu tái định cư phục vụ người dân ảnh hưởng dự án cao tốc trục dọc và trục ngang đã bắt đầu đón những hộ dân đầu tiên về nơi ở mới. An cư đã có nhưng “lạc nghiệp” vẫn đang là mối quan tâm lớn của bà con hiện nay.
16:28 28/11/2024
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Giá xăng tăng trở lại, lên sát 21.000 đồng/lít; Giá cà phê tăng mạnh, lên mức cao nhất từ trước đến nay; Giá vàng đồng loạt giảm.
10:00 28/11/2024
(HG) - Theo Cục Thuế tỉnh, để hỗ trợ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (HKD) thực hiện tốt việc sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) khi bán hàng và cung ứng dịch vụ, lập HĐĐT đúng quy định thì cần lưu ý một số nội dung.
08:05 28/11/2024
Sau gần một năm triển khai Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 (đề án),
07:29 29/11/2024
(HG) - Chiều ngày 27-11, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Văn Thanh có cuộc họp với các sở, ban, ngành, địa phương để thông qua các văn bản quy phạm pháp luật do Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu ban hành.
07:25 29/11/2024
(HG) - Đoàn kiểm tra liên ngành về hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2024 Bộ Y tế đã kiểm tra tại tỉnh vào ngày 28-11.
07:24 29/11/2024
(HG) - Cục Thủy sản - Bộ NN&PTNT cho biết, đến hết tháng 10 năm nay, kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước ước đạt 8,2 tỉ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ; trong đó xuất khẩu tôm đạt hơn 3,2 tỉ USD, tăng 13% so với cùng kỳ và xuất khẩu cá tra đạt gần 1,7 tỉ USD, tăng 10% so với cùng kỳ.
07:16 29/11/2024
Dẫu kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng nhiều chị em phụ nữ đã tiết kiệm, chủ động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, để đảm bảo cuộc sống khi hết tuổi lao động.