Khơi thông “điểm nghẽn”, giảm chi phí logistics

Thứ Năm, ngày 20/07/2023 | 18:16

Được ví như xương sống của nền kinh tế, là động lực cho các ngành khác từ nông nghiệp đến dịch vụ, thế nhưng hoạt động của ngành logistics tại ĐBSCL lại đang thiếu và yếu vì còn nhiều điểm nghẽn. Thực tế này đặt ra yêu cầu phải nhanh chóng “cởi trói” những nút thắt để vùng đất chín rồng cất cánh.

Tàu trọng tải 20.000 tấn vào sông Hậu cập cảng VIMC, Hậu Giang. Ảnh: VĂN CẢNH

Những tín hiệu tích cực

13 tỉnh ĐBSCL nhưng hiện chỉ có 1.461 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, chiếm khoảng 4,39% số lượng doanh nghiệp logistics của cả nước. Là vùng xuất nhập khẩu hàng chục triệu tấn hàng hóa mỗi năm, nhưng chi phí logistics cho hàng nông, thủy sản chiếm tới 30% giá thành sản phẩm… Những con số biết nói này đã phần nào phác họa bức tranh kinh tế của ngành logistics tại ĐBSCL hiện nay, đó là thiếu và yếu.

Dễ nhận thấy nhất là số lượng doanh nghiệp chuyên nghiệp, bài bản tham gia ngành này tại ĐBSCL chưa nhiều mà phổ biến nhất là các doanh nghiệp thủy sản “tự bơi”, tự trang bị hệ thống logistics cho sản phẩm của mình. Nhưng đây chưa phải là lý do duy nhất. Ông Đào Trọng Khoa, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, cho rằng: “Năng lực về vận tải và hạn chế về hạ tầng là điểm nghẽn rất lớn, để cho các doanh nghiệp đầu tư và mở rộng hoạt động của mình ở khu vực ĐBSCL”.

Theo các chuyên gia, logistics là yếu tố then chốt thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng. Nếu giải được bài toán logistics sẽ giúp khắc phục tình trạng thất thoát nông sản sau thu hoạch của vùng từ 30 đến 40%.

Tín hiệu tích cực và cũng kỳ vọng mới cho logistics toàn vùng thời gian tới là Quy hoạch tích hợp vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ có 8 trung tâm đầu mối. Trong đó, 1 trung tâm có chức năng tổng hợp ở thành phố Cần Thơ; 4 trung tâm đầu mối cấp vùng ở Bến Tre, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau; 3 trung tâm đầu mối liên quan đến logistics ở Đồng Tháp, Hậu Giang và Sóc Trăng. Điều này sẽ mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp và cả bà con nông dân.

Bên cạnh đó, cái khó “kinh niên” của ĐBSCL cũng đang được Chính phủ quan tâm tháo gỡ một cách bài bản. Minh chứng rõ nhất là nhiều dự án giao thông có quy mô lớn đã, đang và sẽ được triển khai. Dự kiến, sắp tới sẽ có thêm cao tốc thông suốt từ Thành phố Hồ Chí Minh tới Cần Thơ, rồi Cà Mau, Châu Đốc (An Giang).

Ngoài ra, theo Nghị quyết 45 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thí điểm cho thành phố Cần Thơ, tới đây luồng Định An, sông Hậu sẽ được nạo vét cho tàu có trọng tải từ 10.000 tấn trở lên ra vào các cảng của thành phố Cần Thơ. Đây sẽ là vận hội mới cho cả ĐBSCL, bởi khi luồng Định An được khơi thông cũng đồng nghĩa vận chuyển hàng hóa nông sản của vùng bằng đường thủy sẽ thông suốt.

Thời điểm vàng để bứt phá

Ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ), cho biết: “Nếu logistics được đầu tư hệ thống kho lạnh, kho mát thì năng lực sản xuất từ các nông hộ sẽ mạnh hơn vì họ dự trữ, bảo quản hàng hóa tốt hơn, năng lực sản xuất sẽ cao hơn. Đặc biệt thành phố Cần Thơ đang quy hoạch trung tâm logistics kể cả đường không và đường biển. Đây là cơ hội để thay đổi toàn bộ ngành logistics của chúng ta. Thời điểm vàng logistics ở ĐBSCL là trong giai đoạn 5-10 năm tới”.

Chưa dừng lại ở đó, trong Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định, đến năm 2030, phát triển nơi đây trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững, năng động và hiệu quả cao của quốc gia, khu vực và thế giới trên cơ sở phát triển hệ thống các trung tâm đầu mối về nông nghiệp. Đồng thời, tập trung đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistics để tạo điều kiện phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu.

Lợi thế và cơ hội đã có, vấn đề cốt lõi cần giải quyết rào cản về kết nối hạ tầng, nguồn nhân lực, quản trị doanh nghiệp. Bàn về vấn đề này, PGS.TS Hồ Thị Thu Hòa, Viện trưởng Viện nghiên cứu và Phát triển logistics Việt Nam, chia sẻ: “ĐBSCL cần chú trọng, tập trung phát triển cơ sở hạ tầng logistics đặc biệt là gồm kho, bãi lạnh, phương tiện vận tải lạnh và các điều kiện từ kết nối tới vùng trồng để sản phẩm sau khi thu hoạch có thể đưa vào bảo quản lạnh góp phần nâng cao giá trị của nông sản ĐBSCL nói riêng và nông sản Việt nói chung. Chúng tôi tin rằng với những chính sách phát triển và chú trọng vào logistics, đặc biệt logistics phục vụ cho hàng nông nghiệp sẽ góp phần nâng cao chuỗi giá trị nông sản Việt Nam trên trường quốc tế”.

Nhìn ở góc độ chính sách, tiến sĩ Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh nhìn nhận, cần phải có cơ chế chính sách đặc biệt cho ĐBSCL. “Phát triển vùng ĐBSCL phải trở thành trung tâm logistics mang tầm quốc tế, không chỉ kết nối trong vùng, kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh mà còn kết nối quốc tế. Ngoài ra, phát triển hạ tầng vùng ĐBSCL phải đặc thù, đặc biệt là thích ứng với biến đổi khí hậu và điều kiện hệ sinh thái cho phát triển nông nghiệp và quá trình công nghiệp hóa”, tiến sĩ Võ Trí Thành nhấn mạnh.

Sớm đón đầu cơ hội vàng này, tại Hậu Giang, địa phương đã hoàn thành xong Quy hoạch phát triển tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Về logistics, giai đoạn 2021-2030 quy hoạch trên địa bàn tỉnh 3 trung tâm logistic gồm Trung tâm logistics Mekong; Khu trung tâm logistics Hậu Giang; Khu trung tâm logistics nông sản xuất khẩu Hậu Giang. Việc hình thành trung tâm logistics tại tỉnh sẽ giúp giảm chi phí, giảm rủi ro vận chuyển và bảo quản sau thu hoạch, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cho nông sản. Mục tiêu đến năm 2050, Hậu Giang trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp và logistics của vùng ĐBSCL, trở thành tỉnh có trình độ phát triển khá so với cả nước.

Ông Phạm Minh Tuấn, Phó Tổng giám đốc kỹ thuật Công ty TNHH Một thành viên dịch vụ hàng hải Hậu Giang (VIMC), cho biết: Cơ sở hạ tầng hiện nay các cảng khu vực ĐBSCL cũng như cảng Hậu Giang thiết kế chung cho tàu khoảng 20.000 tấn vào được cảng và cơ sở hạ tầng của các cảng đáp ứng được. Hiện nay, vận tải logistics đa phần các nhà máy ở đây chủ yếu đi đường bộ, chỉ một phần nào đó đi đường thủy. Luồng của mình chưa thông nên các tàu tải trọng lớn không vào được nên các nhà máy hiện nay sử dụng phương thức vận tải bằng đường bộ là chính. Hiện tàu tần suất vào cảng Hậu Giang thường xuyên là tàu 7.000 tấn là đầy tải và mỗi tháng trung bình từ 4-6 lượt tàu trên 10.000 tấn.

Gần đây, Hậu Giang đón tàu chuyên dụng DING HENG 38 là tàu lớn nhất đi vào luồng sông Hậu, mở ra cơ hội mới và đánh dấu bước phát triển mới cho logistics của tỉnh nhà.

Việc phát triển cảng biển và dịch vụ logistics của khu vực ĐBSCL sẽ là động lực để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa nói riêng và kinh tế vùng nói chung. Hy vọng với sự nỗ lực của Chính phủ, các cấp, các ngành và địa phương, bức tranh logistics tại ĐBSCL thời gian tới sẽ có nhiều khởi sắc, vực dậy khu vực nhiều tiềm năng này, tăng khả năng cạnh tranh, giúp nông dân làm giàu trên mảnh đất quê hương.

MỘNG TOÀN

Viết bình luận mới

Xem thêm

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 24-11: Gạo Việt Nam đắt đỏ nhất thế giới

16:26 25/11/2024

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Xuất nhập khẩu vượt trên 681 tỷ USD; Hôm nay bắt đầu Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024); Giá vàng chiều nay giảm nhẹ.

Bài 2: Để không còn loay hoay tìm nguồn cát

09:22 25/11/2024

Cát sông không phải là vô tận, do vậy việc nghiên cứu khảo sát trữ lượng cũng như sớm tìm giải pháp thay thế cũng là cách đảm bảo cho tiến độ của cao tốc tại ĐBSCL.

Triển khai “Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam”

09:01 25/11/2024

(HG) - Sở Công thương tỉnh vừa có văn bản hưởng ứng “Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024”. Theo đó, Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia diễn ra từ ngày 25-11 đến ngày 1-12. Trong đó, 60 giờ Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 diễn ra từ 0 giờ ngày 29-11 đến 12 giờ ngày 1-12. Đối tượng tham gia là tất cả các tổ chức, thương nhân theo quy định của pháp luật. Hạn mức tối đa về giá trị và mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại là 100%.

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 24-11: Gian nan xử lý vi phạm trên thị trường thương mại điện tử

14:36 24/11/2024

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh; Vàng SJC giao dịch ở mức 87 triệu đồng/lượng; Đồng Bitcoin đã tăng giá khoảng 130% trong năm nay.

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 23-11: Quy mô nền kinh tế Internet Việt Nam năm 2024 ước đạt 36 tỷ USD

15:50 23/11/2024

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Sẽ tự động quyết toán, hoàn thuế thu nhập cá nhân từ đầu năm 2025; Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam; Vàng miếng ổn định, vàng nhẫn phá ngưỡng 86,5 triệu đồng/lượng

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 22-11: Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

15:08 22/11/2024

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Giá vàng chưa dứt đà tăng; Vietnam Airlines tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025; Thị trường đường tiếp tục đối mặt với áp lực giảm giá.

Tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP

09:06 22/11/2024

(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP

Hậu Giang có 203ha nông sản được cấp xác nhận an toàn thực phẩm

09:01 22/11/2024

(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.

Tập huấn quy trình giao dịch ứng dụng quản lý tín dụng chính sách

08:57 22/11/2024

(HG) - Theo Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) thành phố Ngã Bảy, mới đây phòng giao dịch đã phối hợp với Hội Nông dân thành phố mở lớp tập huấn cho hội viên Hội Nông dân về quy trình giao dịch

Nỗ lực xây dựng nông thôn mới

07:27 22/11/2024

Phong trào xây dựng nông thôn mới được các địa phương cả nước đẩy mạnh thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Ra mắt mô hình “Tổ Phụ nữ công nhân sinh hoạt Hội online”

17:25 25/11/2024

(HG) - Hội LHPN thành phố Ngã Bảy vừa ra mắt mô hình “Tổ Phụ nữ công nhân sinh hoạt Hội online”, tại khu vực Xẻo Vông B, phường Hiệp Lợi, với 22 thành viên tham gia.

Xem xét các tờ trình tại kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm

14:20 25/11/2024

(HGO) – Ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo một số sở và ban HĐND tỉnh có cuộc họp bàn nội dung một số dự thảo tờ trình để trình kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm.

Viện kiểm sát: Không có căn cứ giảm án tử hình cho bà Trương Mỹ Lan

14:08 25/11/2024

Ngày 25-11, phiên tòa phúc thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, SCB tiếp tục phần tranh luận. Các luật sư đề nghị không tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan, viện kiểm sát nói không có căn cứ giảm án.

Tạo sự thống nhất, đồng thuận cao trong thực hiện quyết tâm sắp xếp, tổ chức bộ máy

14:04 25/11/2024

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Trung ương tập trung cho ý kiến vào những vấn đề quan trọng, từ đó tạo sự thống nhất đồng thuận cao trong cả hệ thống chính trị và quyết tâm thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị theo đúng mục tiêu, yêu cầu đề ra, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới.