Thứ Tư, ngày 03/01/2024 | 04:44
Qua 18 năm xây dựng và phát triển, kinh tế của huyện từng bước tăng trưởng ổn định, hạ tầng phát triển đồng bộ, hộ nghèo giảm nhanh, đời sống người dân được cải thiện.
Trung tâm huyện Phụng Hiệp sau 18 năm điều chỉnh địa giới hành chính với thành phố Ngã Bảy.
Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư
Ông Huỳnh Văn Chọn, nguyên Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Khi mới chia tách, nỗi trăn trở lớn nhất của chúng tôi là hạ tầng kinh tế, xã hội của huyện gặp rất nhiều khó khăn. Việc đi lại và giao thương hàng hóa của người dân chủ yếu bằng ghe xuồng. Chính vì thế, ngay sau khi chia tách huyện, chúng tôi đã tập trung, tranh thủ mọi nguồn lực để phát triển hạ tầng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Bởi huyện đã xác định, chỉ có hạ tầng phát triển mới có thể mở ra những hướng làm ăn mới, giúp cho một huyện vùng sâu như Phụng Hiệp phát triển”.
Xác định được đúng “điểm nghẽn” nên 18 năm qua, mỗi năm huyện Phụng Hiệp đã huy động mọi nguồn lực từ 50-100 tỉ đồng để đầu tư mở rộng mạng lưới giao thông. Từ một huyện chỉ có khoảng 200km lộ giao thông, đến nay đã xây dựng mở rộng được hơn 1.200km lộ giao thông nông thôn, 50km tỉnh lộ (927, 928) và 49km quốc lộ (Quốc lộ 1A, Quốc lộ 61) và Quản lộ Phụng Hiệp phục vụ nhu cầu đi lại cho người dân.
Được khánh thành và đưa vào sử dụng từ tháng 1-2012, tuyến Tỉnh lộ 928 dài 24,5km bắt đầu từ xã Thạnh Hòa đến thị trấn Búng Tàu đã trở thành một trong hai tuyến đường huyết mạch của huyện Phụng Hiệp. Mặt đường láng nhựa rộng 5,5m, tổng vốn đầu tư 238 tỉ đồng, bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới. Được thi công hoàn thành vượt tiến độ hơn 3 tháng, giúp rút ngắn khoảng cách đi lại cho người dân ở 7 địa phương mà tuyến lộ đi qua.
Ông Châu Hoàng Hai, người dân huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Trước đây, việc đi lại của người dân rất khó khăn, xã này đi qua xã khác chủ yếu bằng ghe xuồng. Nhưng giờ đây mạng lưới giao thông đã phủ kín đến các ấp. Kết hợp với các tuyến tỉnh lộ, quốc lộ được đầu tư nâng cấp, đã rút ngắn được thời gian, chi phí trong việc đi lại và mua bán của Nhân dân”.
Bên cạnh việc mở rộng hệ thống giao thông, những năm qua huyện Phụng Hiệp còn quan tâm phát triển hệ thống thủy lợi để phục vụ sản xuất. Thông qua các chương trình, dự án như: Kiên cố đê bao vùng mía, công trình phòng chống hạn mặn, chiến dịch giao thông - thủy lợi hàng năm... huyện đã huy động các nguồn lực gần 300 tỉ đồng xây dựng được 97 cống hở, 28 trạm bơm điện và nạo vét đê bao thủy lợi với tổng chiều dài hơn 900km.
Như tuyến kênh xáng Quản lộ Phụng Hiệp, trước đây mùa khô thì bị mặn xâm nhập, mùa nước thì bị ngập úng. Giai đoạn 2015-2018, huyện đầu tư hệ thống cống kết hợp với trạm bơm để khép kín hơn 9.000ha đất sản xuất của các xã Phương Phú, Tân Phước Hưng và thị trấn Búng Tàu, giúp người dân chủ động được sản xuất trong hai mùa mưa nắng.
Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phụng Hiệp, cho biết: Thời điểm mới chia tách hệ thống thủy lợi của huyện chưa hoàn chỉnh, các vùng sản xuất còn manh mún, sản xuất của người dân liên tục gặp cảnh ngập úng khi lũ về. Nhưng qua từng năm duy tu, nâng cấp và đầu tư mới, đến nay hệ thống thủy lợi của huyện phục vụ tưới tiêu 100% diện tích đất nông nghiệp. Trong đó có gần 50% diện tích, tương đương khoảng 19.000ha đất sản xuất nông nghiệp khép kín hoàn toàn”.
Bên cạnh đầu tư cho hạ tầng phục vụ kinh tế, huyện còn quan tâm đầu tư cho lĩnh vực giáo dục và y tế. 18 năm qua, Phụng Hiệp huy động hơn 1.500 tỉ đồng đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất giáo dục và y tế. Từ một huyện chỉ có hơn 15% số phòng học được kiên cố hóa, còn lại là tre lá tạm bợ, đến nay huyện đã xóa trắng trường tre lá, 55/68 điểm trường đạt chuẩn quốc gia. 100% xã, thị trấn trong huyện đạt chuẩn quốc gia về y tế.
Thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển
Phụng Hiệp đi lên từ một huyện có xuất phát thấp, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trong đó cây lúa và cây mía là chủ lực. Giờ đây, nơi này được biết đến là một trong những địa phương đi đầu của tỉnh Hậu Giang trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn kết với doanh nghiệp trong tiêu thụ.
Điển hình như cây khóm MD2 ở vùng đất Phương Bình. Từ 4ha trồng ban đầu, đến nay đã mở rộng được 120ha. Tất cả diện tích được Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm xuất khẩu Miền Tây (WestFood) cung ứng giống, phân, thuốc bảo vệ thực vật, hướng dẫn kỹ thuật và ký kết hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Với năng suất từ 70-90 tấn/ha, sau khi trừ hết các khoản chi phí, nông dân lợi nhuận hơn 120 triệu đồng/ha, cao gấp nhiều lần so với trồng mía.
Ông Trần Thanh Vẹn, ở ấp Phương Thạnh, xã Phương Bình, cho biết: “Trước đây trồng mía lợi nhuận 1ha mỗi năm chỉ đạt từ 10-20 triệu đồng, nhưng khi chuyển qua trồng khóm MD2 thì lợi nhuận tăng hơn gấp 10 lần. Từ đó kinh tế gia đình cũng có bước phát triển mạnh”.
Từ năm 2005 đến nay, Phụng Hiệp đã chuyển đổi hơn 9.000ha mía, lúa, mía kém hiệu quả sang các loại cây trồng cho giá trị kinh tế cao như: Mãng cầu, sầu riêng, khóm MD2, chanh không hạt. Củng cố được 53 HTX, 170 tổ kinh tế hợp tác với tổng nguồn vốn đóng góp hơn 35 tỉ đồng. Toàn huyện hiện có hơn 1.353 mô hình sản xuất nông nghiệp cho thu nhập kinh tế cao, trong đó có 139 mô hình sản xuất theo hướng công nghệ cao. Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Phụng Hiệp năm qua cán đích 3.985 tỉ đồng, tăng trưởng bình quân hơn 2%/năm. Đáng phấn khởi hơn là toàn huyện hiện có 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 30 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh.
Ông Lê Như Lê, Phó Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Để lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của huyện có bước tăng trưởng mạnh như hiện nay là nhờ sự tiếp sức của các đề án, nghị quyết về chuyển đổi cây trồng, vật nuôi. Từng bước giúp huyện quy hoạch hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, tạo điều kiện cho 21 công ty, doanh nghiệp, đại lý tham gia ký kết hợp đồng bao tiêu 7 loại nông sản với tổng diện tích hơn 6.000ha, cải thiện thu nhập từ 30-50% so với trước đây. Bên cạnh đó, hiện nay huyện cũng đã xây dựng được 17 mã số vùng trồng cho nông sản, trái cây đủ điều kiện xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước châu Âu với tổng sản lượng hơn 8.100 tấn/năm”.
Nông nghiệp được quy hoạch phát triển hợp lý, từng bước chuyển dịch từ nông nghiệp hàng hóa sang kinh tế thị trường, qua đó tạo điều kiện cho các lĩnh vực sản xuất khác phát triển theo. Toàn huyện hiện có hơn 9.000 cơ sở kinh doanh, tăng gần 4.000 cơ sở so với năm 2005. Giá trị sản xuất, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đều tăng mạnh.
Kinh tế phát triển, cũng tạo điều kiện cho người dân cải thiện đời sống tinh thần. Thông qua các phong trào, các cuộc vận động, toàn huyện hiện có hơn 88% hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa, 7.000 gương người tốt việt tốt. Là địa phương có hơn 14.000 gia đình chính sách, người có công, trong đó có hơn 2.000 đối tượng nhận trợ cấp hàng tháng hơn 3,5 tỉ đồng. Bằng các nguồn lực hỗ trợ, 18 năm qua huyện Phụng Hiệp đã xây dựng hơn 6.000 căn nhà tình nghĩa, tình thương với tổng kinh phí gần 200 tỉ đồng.
Ông Nguyễn Văn Vui, Bí thư Huyện ủy Phụng Hiệp, cho biết: “Dù là địa phương có điểm xuất phát thấp nhưng bằng sự đoàn kết, quyết tâm, quá trình lãnh chỉ đạo đều có sự kế thừa và phát triển, những cái nhất của huyện trước đây như: Hạ tầng, hộ nghèo, giáo dục, y tế… qua từng giai đoạn, từng thời kỳ đã được tháo gỡ. Song song đó, các lĩnh vực thế mạnh của huyện là nông nghiệp, công nghiệp và du lịch cũng được khơi dậy và phát huy. Bên cạnh phát triển kinh tế, huyện cũng tập trung các nguồn lực để quan tâm chăm lo cho các đối tượng gia đình chính sách, hộ nghèo, từng bước rút ngắn sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn.
Cũng theo Bí thư Huyện ủy Phụng Hiệp, với những tiềm năng và lợi thế sẵn có, tới đây huyện Phụng Hiệp còn thụ hưởng 2 tuyến cao tốc và 3 tuyến tỉnh lộ được nâng cấp và xây dựng mới, là cơ hội không thể tốt hơn cho huyện kêu gọi đầu tư phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp gắn với thương mại - dịch vụ. Song song đó, tỉnh cũng đã quy hoạch cho huyện Phụng Hiệp 3 cụm công nghiệp dọc theo các tuyến giao thông trọng điểm này, giúp cho huyện chuyển dịch lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp và các ngành nghề khác. Niềm tin của huyện đến năm 2025, cuộc sống người dân sẽ phát triển vượt bậc so với thời điểm hiện tại.
Từ một địa phương được đánh giá yếu kém về mọi mặt ở thời điểm mới chia tách, một chặng đường 18 năm nỗ lực phát triển đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi một vùng nông thôn đang chuyển mình tươi đẹp. Kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển, đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng lên. Trở thành một nét chấm phá quan trọng trong bức tranh tươi sáng của tỉnh Hậu Giang sau 20 năm thành lập.
Bài, ảnh: DUY KHÁNH
07:27 29/11/2024
(HG) - Để chuẩn bị nguồn rau màu cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 sắp tới, đến thời điểm hiện tại, nông dân thị xã Long Mỹ đã xuống giống được hơn 570ha
07:24 29/11/2024
(HG) - Cục Thủy sản - Bộ NN&PTNT cho biết, đến hết tháng 10 năm nay, kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước ước đạt 8,2 tỉ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ; trong đó xuất khẩu tôm đạt hơn 3,2 tỉ USD, tăng 13% so với cùng kỳ và xuất khẩu cá tra đạt gần 1,7 tỉ USD, tăng 10% so với cùng kỳ.
07:21 29/11/2024
(HG) - Thời gian qua, với sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh Hậu Giang thường xuyên quan tâm đầu tư xây dựng mới và nâng cấp sửa chữa hệ thống công trình thủy lợi ngăn mặn, lũ; nhờ vậy, hiện hệ thống đê bao, cống, bọng, trạm bơm đã góp phần quan trọng trong việc phục vụ sản xuất, dân sinh, đồng thời bảo vệ các vùng sản xuất, bảo vệ môi trường và phòng, chống giảm nhẹ thiên tai cho người dân.
07:12 29/11/2024
(HG) - Nhằm thực hiện Kế hoạch Hỗ trợ tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết, chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2024, Sở Công thương tỉnh hỗ trợ 4 đơn vị là Công ty TNHH MTV Vinh Lộc; Công ty TNHH TM và DV Thiên Yết; Công ty Cổ phần công nghệ thực phẩm Sáng tạo; Công ty TNHH MTV Tâm Phúc Thành tham gia trưng bày giới thiệu sản phẩm tại Triến lãm Quốc tế về Khoa học Công nghiệp sinh học tại Thành phố Hồ Chí Minh.
18:40 28/11/2024
Sau hơn 3 tháng thả nuôi, thời điểm này nông dân trong tỉnh bắt đầu vào vụ thu hoạch cá ruộng để chuẩn bị xuống giống vụ lúa Đông xuân. Năm nay nước về sớm nên cá đạt năng suất và giá bán cao hơn mọi năm, giúp nhiều nông hộ nuôi cá ruộng có lãi cao.
18:39 28/11/2024
Mô hình trồng nấm mối đen đã được Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang xây dựng tại nông hộ kết hợp với ứng dụng công nghệ sấy thăng hoa trong chế biến cho hiệu quả thiết thực là điểm tham quan học tập của nông dân trong và ngoài tỉnh.
18:36 28/11/2024
Nhiều khu tái định cư phục vụ người dân ảnh hưởng dự án cao tốc trục dọc và trục ngang đã bắt đầu đón những hộ dân đầu tiên về nơi ở mới. An cư đã có nhưng “lạc nghiệp” vẫn đang là mối quan tâm lớn của bà con hiện nay.
16:28 28/11/2024
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Giá xăng tăng trở lại, lên sát 21.000 đồng/lít; Giá cà phê tăng mạnh, lên mức cao nhất từ trước đến nay; Giá vàng đồng loạt giảm.
10:00 28/11/2024
(HG) - Theo Cục Thuế tỉnh, để hỗ trợ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (HKD) thực hiện tốt việc sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) khi bán hàng và cung ứng dịch vụ, lập HĐĐT đúng quy định thì cần lưu ý một số nội dung.
08:05 28/11/2024
Sau gần một năm triển khai Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 (đề án),
07:29 29/11/2024
(HG) - Chiều ngày 27-11, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Văn Thanh có cuộc họp với các sở, ban, ngành, địa phương để thông qua các văn bản quy phạm pháp luật do Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu ban hành.
07:25 29/11/2024
(HG) - Đoàn kiểm tra liên ngành về hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2024 Bộ Y tế đã kiểm tra tại tỉnh vào ngày 28-11.
07:24 29/11/2024
(HG) - Cục Thủy sản - Bộ NN&PTNT cho biết, đến hết tháng 10 năm nay, kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước ước đạt 8,2 tỉ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ; trong đó xuất khẩu tôm đạt hơn 3,2 tỉ USD, tăng 13% so với cùng kỳ và xuất khẩu cá tra đạt gần 1,7 tỉ USD, tăng 10% so với cùng kỳ.
07:16 29/11/2024
Dẫu kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng nhiều chị em phụ nữ đã tiết kiệm, chủ động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, để đảm bảo cuộc sống khi hết tuổi lao động.