Thứ Ba, ngày 09/03/2021 | 19:46
Xâm nhập mặn mùa khô 2020-2021 ở vùng ĐBSCL diễn ra ở mức cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN), nhưng thấp hơn so với cùng kỳ các năm xâm nhập mặn lịch sử. Một phần là do công tác chuẩn bị, ứng phó được thực hiện tốt nên chưa ảnh hưởng đến sản xuất và dân sinh.
Các vùng bị ảnh hưởng mặn của tỉnh Hậu Giang đã chủ động đóng các cống để ngăn nước mặn xâm nhập vào nội đồng.
Xâm nhập mặn gia tăng
Theo Tổng cục Thủy lợi - Bộ NN&PTNT, tổng lượng dòng chảy trên dòng chính sông Mekong về ĐBSCL (tính tại trạm Kratie) từ đầu mùa khô đến nay bình quân là 61,28 tỉ m3, cao hơn 4,0 tỉ m3 so với TBNN cùng kỳ; cao hơn 18,68 tỉ m3 so với mùa khô năm 2015-2016, cao hơn 26,82 tỉ m3 so với mùa khô 2019-2020. Dung tích Biển Hồ Campuchia từ đầu mùa khô đến nay hầu hết ở mức thấp hơn TBNN, nhưng cao hơn mùa khô năm 2019-2020 và năm 2015-2016. Đến ngày 1-3-2021, tổng dung tích đạt 2,31 tỉ m3, thấp hơn TBNN 1,03 tỉ m3, cao hơn năm 2020 khoảng 0,41 tỉ m3, cao hơn năm 2016 khoảng 0,31 tỉ m3. Theo thông tin từ Ủy hội sông Mekong quốc tế, hồ chứa thủy điện Cảnh Hồng (Trung Quốc) thực hiện giảm xả nước xuống hạ du từ ngày 5 đến ngày 24-1-2021 với lưu lượng giảm gần 50% so với thời gian trước (còn khoảng 1.000m3/s); tuy nhiên, thực tế mức giảm xả nước đã diễn ra liên lục từ ngày 5-1 cho đến nay. Việc giảm lượng xả thủy điện ở thượng nguồn đã làm gia tăng xâm nhập mặn ở ĐBSCL.
Nạo vét thủy lợi nội đồng để trữ nước ngọt phục vụ sản xuất.
Dự báo, lưu lượng nước từ thượng nguồn về ĐBSCL thấp đến giữa tháng 3-2021, sau đó khả năng gia tăng do điều tiết tăng cường từ các hồ chứa thượng lưu. Lưu lượng dòng chảy về bình quân trong tháng 3-2021 qua trạm Kratie đạt khoảng 2.400m3/s, thấp hơn gần 5% so với tháng 2-2021. Trong tháng 3, xâm nhập mặn sẽ xuất hiện sâu vào các kỳ triều cường từ ngày 11 đến 15-3 và 27 đến 31-3. Ranh mặn 4%o được dự báo trên sông Vàm Cỏ, phạm vi ảnh hưởng từ 80-85km, so với năm 2016 thấp hơn từ 3-5km, so với năm 2020 thấp hơn 5-12km; sông Cửa Đại, Cửa Tiểu, phạm vi ảnh hưởng từ 50-55km, sâu hơn năm 2016 từ 2-5km, thấp hơn năm 2020 từ 6-10km; sông Hàm Luông, phạm vi ảnh hưởng từ 65-70km, sâu hơn cùng kỳ năm 2016 từ 3-8km, thấp hơn năm 2020 từ 8-13km; sông Cổ Chiên, phạm vi ảnh hưởng từ 50-55km, thấp hơn năm 2016 từ 3-5km, thấp hơn so với năm 2020 từ 1-3km; sông Hậu, phạm vi ảnh hưởng từ 51-54km, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2016 từ 4-6km, thấp hơn so với năm 2020 từ 1-2km; sông Cái Lớn, phạm vi ảnh hưởng từ 50-55km, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2016 từ 10-12km, thấp hơn so với năm 2020 từ 4-6km. Từ đầu tháng đến giữa tháng 4, ở vùng cửa sông Cửu Long, xâm nhập mặn bắt đầu giảm dần, phạm vi cách biển từ 30-45km, có nước ngọt khi triều thấp, chân triều; vùng sông Vàm Cỏ và sông Cái Lớn, xâm nhập mặn tiếp tục duy trì ở mức như trong tháng 3. Từ nửa cuối tháng 4 đến đầu tháng 5, xâm nhập mặn trên sông Vàm Cỏ và sông Cái Lớn bắt đầu giảm; ở vùng các cửa sông Cửu Long, xâm nhập mặn khả năng sẽ giảm nhanh, nguồn nước ngọt xuất hiện khá dồi dào, các vùng 25-30km trở vào có thể có nước ngọt.
Viện Khoa hoạc Thủy lợi miền Nam dự báo nguồn nước mùa khô năm 2020-2021 về thấp ngay từ đầu mùa khô và mặn bất thường có thể xảy ra sớm ngay từ các tháng đầu mùa khô và kéo dài tới tháng 5, có thể còn xảy ra những biến động bất thường ở bất cứ thời điểm nào theo vận hành thủy điện và các thời tiết cực đoan, triều cường, gió chướng. Vì vậy, các địa phương trong vùng ĐBSCL chủ động các giải pháp ứng phó, phòng chống hạn, mặn nặng ngay từ bây giờ. Chủ động các biện pháp phòng, chống hạn, mặn trong tháng 3 như vận hành hệ thống công trình hợp lý, tăng cường khả năng lấy nước ngay khi có thể, hạn chế tiêu thoát, đảm bảo tích trữ nước trước khi các ảnh hưởng gia tăng từ thượng nguồn về. Đồng thời tăng cường công tác giám sát mặn, cập nhật các bản tin dự báo thường xuyên để điều chỉnh kế hoạch phù hợp với các diễn biến nguồn nước; tiếp tục theo dõi thông tin cập nhật để điều hành sản xuất…
Chủ động bảo vệ sản xuất
Theo Cục Trồng trọt - Bộ NN&PTNT, tổng diện tích lúa Đông xuân 2020-2021 là 1,517 triệu héc-ta, đến nay đã thu hoạch được 400.000ha. Các trà lúa còn lại ở giai đoạn chín, đòng trổ và đẻ nhánh. So với các năm thì năm nay nguồn nước thuận lợi, thời gian sản xuất vụ Đông xuân đã được đẩy sớm hơn khoảng 10 ngày. Trong các đợt xâm nhập mặn đã xảy ra từ đầu năm, một số thời điểm đã ảnh hưởng đến việc lấy nước của các công trình thủy lợi. Tuy nhiên, do xuất hiện các đợt mưa trái mùa diện rộng ở đồng bằng trong tháng 1, tháng 2, bên cạnh đó các địa phương đã chủ động tích trữ nước cho vườn cây ăn trái như tỉnh Bến Tre đã đào gần 500 ao với dung tích 500m3 nước/ao; tỉnh Tiền Giang, tại huyện Cai Lậy, nông dân đã đầu tư 1.200 dụng cụ tích nước tưới, trong đó đào 109 ao với dung tích 2.000m3 nước/ao; các tỉnh Long An, Sóc Trăng, Trà Vinh đã tích nước trong hệ thống kênh, rạch nên đến nay xâm nhập mặn chưa ảnh hưởng đến sản xuất và dân sinh.
Trong tháng 3, tháng 4, cần đề phòng khả năng bị ảnh hưởng mặn của khoảng 40.000ha cây ăn trái ở Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Sóc Trăng và khoảng 5.000ha lúa của tỉnh Trà Vinh. Ông Lương Văn Anh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, cho rằng: Để bảo đảm nguồn nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp năm 2021, các địa phương tiếp tục triển khai giải pháp ứng phó xâm nhập mặn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ NN&PTNT. Trong thời kỳ triều thấp, khi độ mặn cho phép thì chủ động vận hành các công trình thủy lợi để lấy, tích trữ nước ngọt tối đa vào hệ thống kênh mương, ao đầm, khu trũng phục vụ sản xuất, dân sinh, đặc biệt là tại các vùng cây ăn trái. Chỉ tổ chức xuống giống vụ Hè thu ở những khu vực chủ động về nguồn nước, các khu vực không chủ động về nguồn nước cần đợi mùa mưa chính vụ để xuống giống.
Bà Nguyễn Thị Giang, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang, cho biết: Để đảm bảo sản xuất vụ lúa Hè thu 2021 được thắng lợi, ngành nông nghiệp đã xây dựng lịch xuống giống và thực hiện trong 3 đợt. Cụ thể, đợt 1 từ ngày 28-3 đến ngày 4-4; đợt 2 từ ngày 28-4 đến 5-5-2021; đợt 3 xuống giống khi mùa mưa bắt đầu, đối với các xã bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn hàng năm trên địa bàn của huyện Long Mỹ, thành phố Vị Thanh, thành phố Ngã Bảy. Theo dự kiến, vụ lúa Hè thu năm nay toàn tỉnh xuống giống khoảng 76.000ha. Các giống chủ lực được khuyến cáo sử dụng có khả năng chống chịu mặn như OM 5451, OM 6976, OM 4900, ST 24; bên cạnh đó còn có các giống lúa bổ sung như OM 18, RVT, Đài thơm 8. Riêng các giống lúa chất lượng thấp như IR 50404, OM 576 không gieo sạ vượt quá 20% diện tích sản xuất của địa phương để tránh tình trạng khó khăn trong tiêu thụ. Trong điều kiện xảy ra xâm nhập mặn, nông dân có thể áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật như sử dụng các loại phân bón để tăng sức đề kháng và chống chịu với sâu bệnh, hạn, mặn; chủ động trữ nước ngọt, nước mưa để phục vụ sản xuất.
Theo Viện Khoa hoạc Thủy lợi miền Nam, nguồn nước mùa khô năm 2020-2021 về vùng ĐBSCL xấp xỉ so với trung bình 10 năm gần đây. Vùng thượng nguồn ĐBSCL, bao gồm phần đất tỉnh An Giang, Đồng Tháp, thượng nguồn Long An, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ, nguồn nước hiện thuận lợi cho sản xuất, tận dụng thời điểm lấy nước ở các vị trí xa kênh trục. Vùng giữa ĐBSCL, bao gồm phần đất thuộc thành phố Cần Thơ, tỉnh Tiền Giang, Long An, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, tỉnh Vĩnh Long và vùng được kiểm soát mặn ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre mặn xuất hiện sớm đã ảnh hưởng đến các cửa lấy nước vào các kỳ triều cường, vì vậy người dân cần chủ động tích trữ và kiểm tra chất lượng nước khi lấy nước. Vùng ven biển ĐBSCL, bao gồm Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và tỉnh Kiên Giang, dự báo 2021 là năm hạn, mặn cao nên cần chủ động các biện pháp tích trữ nước ngay khi có thể, khi mặn rút ở các kỳ triều kém. Chủ động các biện pháp tích trữ nước bảo vệ vườn cây trái và nước sinh hoạt.
Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang, cho biết: Với tình hình dự báo xâm nhập hết sức gay gắt nên tỉnh đã tiến hành kiểm tra, rà soát, vận hành các hệ thống cống, đập thời vụ; kịp thời thông tin cho người dân, các địa phương vùng ảnh hưởng mặn xuống các đập thời vụ, trữ nước kịp thời đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục bổ sung các nguồn lực để cho các địa phương gia cố các đập nhằm bảo vệ được nội đồng không bị xâm nhập mặn…
Theo Tổng cục Thủy lợi, mùa khô năm 2020-2021, xâm nhập mặn đã xuất hiện sớm từ ngày 24-1-2021 tại một số cửa sông, sớm hơn gần 1 tháng so với TBNN, tương đương so với mùa khô năm 2015-2016, muộn hơn 1,5 tháng so với mùa khô năm 2019-2020. Mức độ xâm nhập mặn nhìn chung cao hơn TBNN cùng kỳ nhưng thấp hơn so với các năm 2016 và 2020; đã xảy ra các đợt xâm nhập mặn sâu, xuất hiện từ ngày 10 đến 14-1, 24 đến 30-1, 12 đến 16-2 và 24-2 đến 2-3-2021. |
Bài, ảnh: HOÀI THU
16:32 23/04/2025
(HG) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa yêu cầu Bộ Xây dựng chủ động triển khai các giải pháp khắc phục tình trạng nước nhiễm mặn rò rỉ từ cao tốc gây ảnh hưởng tới lúa và cây trồng của Nhân dân; chỉ đạo các nhà thầu phối hợp với địa phương khẩn trương rà soát, thống kê và bồi thường thiệt hại cho người dân theo quy định.
08:33 22/04/2025
(HG) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, dự báo những ngày cuối tháng 4, khu vực Nam bộ đêm có mưa rào vài nơi, ngày nắng.
08:08 17/04/2025
(HG) - Tuyến đường kênh Mười Thước, ở xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, đang bị xuống cấp nặng, thêm vào đó là tình trạng các hố chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật được xây bằng bê tông nằm dọc tuyến đường này bị người dân vứt rác thải vô tội vạ.
08:33 16/04/2025
Nếu tình hình nắng nóng gay gắt còn kéo dài thì Hậu Giang sẽ nâng cấp dự báo cháy rừng để siết chặt hơn các giải pháp trong phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR).
05:35 14/04/2025
(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đã họp xét duyệt thuyết minh đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của rừng tràm tại tỉnh Hậu Giang”,
05:33 10/04/2025
(HG) - Vụ sạt lở đất bờ sông vừa xảy ra vào khoảng 11 giờ trưa ngày 9-4 tại kênh xáng Nàng Mau, thuộc ấp Thạnh Lợi A2, xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp (gần chân cầu Nàng Mau), với chiều dài 33m, sâu vào bờ từ 6-16m,
07:13 08/04/2025
(HG) - Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hậu Giang tỉnh cho biết, lưu lượng dòng chảy từ sông Hậu vào tỉnh ở tuần đầu tháng 4-2025 ở mức cao hơn cùng kỳ năm ngoái từ 7,5%-12,0% và ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm.
07:55 03/04/2025
(HG) - Ban Chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Hậu Giang cho biết, đã đề nghị các địa phương có rừng và chủ rừng tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR).
07:41 03/04/2025
(HG) - Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hậu Giang, mặn trên sông Hậu trong tuần qua đã đạt đỉnh trong đợt triều cường đầu tháng 3 âm lịch và không xâm nhập, không ảnh hưởng tới tỉnh.
06:47 28/03/2025
(HG) - Để chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh vừa yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh,
15:40 01/05/2025
HGO) - Sáng ngày 1-5, Trại Tạm giam Công an tỉnh tổ chức Lễ công bố Quyết định đặc xá năm 2025 của Chủ tịch nước cho các phạm nhân.
11:49 30/04/2025
(HGO) – Sáng ngày 30-4, tại Công an tỉnh, Đảng ủy, Ban Giám đốc tổ chức cho lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ trong toàn lực theo dõi truyền hình trực tiếp Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) tại đơn vị.
19:51 29/04/2025
Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã chính thức hoàn thành 50 công trình lưới điện 110kV chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 50 năm xây dựng và phát triển EVNSPC (30/4/1975 - 30/4/2025).
15:20 29/04/2025
(HGO) - Chiều ngày 28-4, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định giao nhiệm vụ Phó Giám đốc phụ trách điều hành Agribank chi nhánh tỉnh Hậu Giang đối với ông Trần Quốc Tuấn, Phó Giám đốc chi nhánh.