Thứ Sáu, ngày 05/02/2021 | 07:07
Trước tình hình hạn hán và xâm nhập mặn diễn biến phức tạp, Bộ NN&PTNT vừa có công văn gửi các tỉnh ĐBSCL về việc tăng cường các giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn gia tăng, do giảm lượng xả từ hồ chứa thủy điện thượng nguồn sông Mekong...
Các địa phương trong tỉnh Hậu Giang đang tăng cường nạo vét các tuyến kênh để trữ nước ngọt phục vụ sản xuất của người dân. Ảnh: H.THU
Ông Nguyễn Thiện Pháp, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Tiền Giang cho biết, do ảnh hưởng của đợt triều cường rằm tháng Chạp âm lịch, kết hợp với gió chướng hoạt động mạnh… nên độ mặn tăng đột biến, xâm nhập sâu vào đất liền. Cụ thể, nước mặn xâm nhập vào đến khu vực thành phố Mỹ Tho với biên độ khoảng 1,73‰, vào huyện Châu Thành với biên độ mặn khoảng 1‰…
Theo nhận định của các cơ quan chức năng, mực nước đầu nguồn ở sông Tiền thấp hơn trung bình nhiều năm, tổng lượng nước từ thượng nguồn sông Mekong về khu vực ĐBSCL cũng thấp hơn so trung bình nhiều năm từ 10-15% nên dự báo tình hình mặn ở Tiền Giang trong mùa khô 2021 ở mức xấp xỉ mùa khô 2016. Để chủ động ứng phó với hạn, mặn năm nay, ông Trịnh Công Minh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang, cho biết đang phối hợp với các ngành chức năng, UBND các huyện… thực hiện phương án ứng phó nhằm đảm bảo mục tiêu sản xuất của khoảng 128.250ha lúa, cây ăn trái và rau màu thuộc dự án Bảo Định (trong đó tỉnh Tiền Giang là 108.250ha, tỉnh Long An 20.000ha); đồng thời đảm bảo nguồn nước ngọt cho 3 nhà máy nước Đồng Tâm, Bình Đức (Tiền Giang) và nhà máy Nhị Thành (Long An) để cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng 1,1 triệu người dân (Tiền Giang 800.000 người và Long An 300.000 người). Theo đó, các ngành chức năng tỉnh Tiền Giang nhanh chóng triển khai đắp đập thép trên kênh Nguyễn Tấn Thành và 7 đập thép trên các kênh, rạch thông qua Đường huyện 35 (gồm Ông Hổ, Cầu Sao, rạch Me, Mỹ Long, Chín Tương, Bà Trà và Ông Mười), đi qua địa bàn huyện Châu Thành và huyện Cai Lậy. Trước mắt, UBND tỉnh Tiền Giang đã triển khai đắp đập ngăn mặn, trữ ngọt trên kênh Nguyễn Tấn Thành (thuộc địa phận xã Song Thuận và xã Bình Đức, huyện Châu Thành). Việc triển khai đắp các đập thép nhằm đảm bảo ngăn mặn lấn vào nội đồng của dự án Bảo Định và vùng phía Tây của tỉnh. Kế hoạch thì đập thép trên kênh Nguyễn Tấn Thành và các đập thép khác sẽ hợp long vào trước Tết Nguyên đán năm 2021.
Nhiều kênh mương ở đồng bằng sông Cửu Long cạn kiệt trong mùa hạn năm 2020. Ảnh: H.TÂN
Ông Trần Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, yêu cầu Sở NN&PTNT cùng các ngành chức năng, các huyện… cập nhật thường xuyên diễn biến tình hình hạn, mặn, thông tin kịp thời đến người dân biết nhằm chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp. Các đơn vị cần xây dựng kịch bản và phương án phòng, chống hạn, mặn phù hợp với tình hình thực tế, trên tinh thần chủ động ứng phó mọi tình huống. Cố gắng đảm bảo nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp, cũng như sinh hoạt của người dân trong suốt mùa khô 2021.
Bộ NN&PTNT vừa có công văn gửi các tỉnh ĐBSCL về tăng cường các giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn gia tăng, do giảm lượng xả từ hồ chứa thủy điện thượng nguồn sông Mekong. Cụ thể, thông tin từ Ủy hội sông Mekong quốc tế thì hồ chứa thủy điện Cảnh Hồng (Trung Quốc) giảm xả nước xuống hạ du từ ngày 5 đến ngày 24-1, với lưu lượng giảm khoảng gần 50% so với thời gian trước (lưu lượng xả còn khoảng 1.000 m3/s). Việc giảm lượng xả thủy điện ở thượng nguồn sẽ làm gia tăng xâm nhập mặn tại ĐBSCL trong đầu tháng 2-2021. Tính toán của các cơ quan khoa học thuộc Bộ NN&PTNT, trong tháng 2 có hai thời điểm xâm nhập mặn ảnh hưởng lớn, từ ngày 8 đến 16-2 và từ ngày 24 đến 28-2. Ranh mặn 4‰ có phạm vi ở sông Vàm Cỏ Đông từ 75-80km, Vàm Cỏ Tây từ 80-90km, sông Cái Lớn từ 50-55km (mức tương đương với cùng kỳ năm 2016); ở Cửa Tiểu từ 50-55km, Cửa Đại từ 48-53km, Hàm Luông từ 70-73km, Cổ Chiên từ 62-65km, sông Hậu từ 58-60km (mức tương đương với xâm nhập mặn lớn nhất năm 2016). Để đề phòng ảnh hưởng của xâm nhập mặn gia tăng, Bộ NN&PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL khẩn trương thực hiện việc đắp đập tạm ngăn mặn, trữ nước, vận hành công trình thủy lợi hợp lý để lấy nước, bảo đảm trữ đủ lượng nước ngọt sử dụng trong thời gian xâm nhập mặn gia tăng và cả trong mùa khô; đặc biệt lưu ý bảo đảm đáp ứng tối đa nhu cầu nguồn nước cho sinh hoạt và cây ăn trái…
Mới đây UBND tỉnh Hậu Giang cũng đã yêu cầu Sở NN&PTNT phối hợp với các ngành liên quan tăng cường công tác đề phòng ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn gia tăng trên địa bàn do giảm lượng xả từ hồ chứa thủy điện thượng nguồn sông Mekong. Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn, xâm nhập mặn mùa khô 2020-2021 trên địa bàn tỉnh.
Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang cho biết đã chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh thực hiện tốt công tác quản lý, khai thác, vận hành các công trình thủy lợi, nạo vét bùn bồi lắng tại các cửa cống đảm bảo ngăn mặn, trữ ngọt triệt để và sử dụng nước có hiệu quả trước, trong và sau tết. Ngoài ra, yêu cầu bộ phận chuyên môn theo dõi chặt chẽ, dự báo ảnh hưởng của xâm nhập mặn, thông tin kịp thời, bố trí cơ cấu mùa vụ cho hợp lý, cung cấp nguồn nước ngọt đủ tưới trùng với kỳ sinh trưởng của cây lúa; hướng dẫn kỹ thuật để đẩy mạnh phát triển thủy sản trong điều kiện xâm nhập mặn kéo dài, nguồn nước ngọt bị hạn chế. Đồng thời thực hiện các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây lúa và cây trồng cạn. Tăng cường quan trắc mặn thường xuyên trước, trong và sau tết kịp thời, chính xác. Tăng cường thực hiện các giải pháp vận hành các cống, đê bao do tỉnh quản lý đảm bảo ngăn mặn trữ ngọt phục vụ tốt cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp đề nghị các tỉnh ĐBSCL thường xuyên phổ biến thông tin về tình hình xâm nhập mặn trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân chủ động đề phòng ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sản xuất, dân sinh; sử dụng các nguồn kinh phí do địa phương quản lý để thực hiện khẩn cấp các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn. Phía Sở NN&PTNT các tỉnh thường xuyên báo cáo tình hình ảnh hưởng của xâm nhập mặn, các đề xuất, kiến nghị về bộ phận thường trực của Tổ công tác tiền phương phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn năm 2021…
Để đề phòng ảnh hưởng của xâm nhập mặn gia tăng, Tổng cục Thủy lợi - Bộ NN&PTNT đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL thực hiện nghiêm nội dung văn bản của Bộ NN&PTNT về tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2020-2021. Tăng cường theo dõi sát thông tin dự báo xâm nhập mặn của các cơ quan chuyên ngành khí tượng, thủy văn và cơ quan thuộc Bộ NN&PTNT. Tăng cường thực hiện đắp đập tạm ngăn mặn, trữ nước ngọt đủ để sử dụng trong thời gian xâm nhập mặn gia tăng. Tăng cường công tác truyền thông, phổ biến thông tin về tình hình xâm nhập mặn trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân, tổ chức liên quan chủ động đề phòng ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sản xuất, dân sinh. |
H.TÂN - H.THU
17:14 31/10/2024
(HG) - Sáng ngày 31-10, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Hội Nông dân tỉnh và UBND thị xã Long Mỹ tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn phân loại rác tại nguồn và triển khai Đề án Hậu Giang xanh cho 85 hội viên hội nông dân trên địa bàn thị xã Long Mỹ.
09:12 31/10/2024
Xác định tiêu chí môi trường là tiêu chí quan trọng góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo mỹ quan sáng - xanh - sạch - đẹp, xã Trường Long A (huyện Châu Thành A) luôn quan tâm, coi trọng việc bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường.
08:36 31/10/2024
(HG) - Thời gian qua, ngành chức năng tỉnh không ngừng xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu;
08:34 31/10/2024
(HG) - Qua rà soát, cập nhật hiện trạng và vận động hộ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản thực hiện xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, UBND huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã chỉ đạo phòng chuyên môn phối hợp với UBND cấp xã thường xuyên rà soát,
08:33 31/10/2024
(HG) - Tính đến nay, tổng khối lượng thu gom, chuyển giao xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh khoảng 43.971kg.
08:00 31/10/2024
Nhằm nâng cao nhận thức người dân chung tay bảo vệ môi trường, hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2024,
09:26 29/10/2024
(HG) - Nhằm nâng cao ý thức người dân trong bảo vệ môi trường, mới đây thành phố Vị Thanh đã phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường,
09:21 29/10/2024
(HG) - Thông tin nhanh từ Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) huyện Châu Thành A, vào khoảng 10 giờ ngày 28-10,
17:11 21/10/2024
(HG) - Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện triều cường dâng cao kết hợp với mưa lớn gây ngập úng trên nhiều loại cây trồng.
16:06 21/10/2024
Bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cấp chính quyền và Nhân dân để góp phần xây dựng NTM.
14:51 01/11/2024
Góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại kỳ họp Quốc hội, đại biểu Lê Minh Nam, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội (Đoàn ĐBQH Hậu Giang), trao đổi nhiều nội dung, mong muốn cơ quan chủ trì soạn thảo quan tâm.
14:41 01/11/2024
Thảo luận về dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), đại biểu Lê Minh Nam, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang, cơ bản nhất trí sửa đổi đạo luật. Tuy nhiên, phải xem xét khả năng thực hiện của các đơn vị được phân cấp, phân quyền.
14:37 01/11/2024
Sáng 07/10 tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 38 để rà soát, chuẩn bị các nội dung cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc vào ngày 21/10 sắp tới.
12:41 01/11/2024
Với kinh nghiệm hơn một thập kỷ trong lĩnh vực du lịch, Meditours là đơn vị chuyên tổ chức tour khám phá thiên nhiên hàng đầu tại Việt Nam.