Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai

Thứ Tư, ngày 04/05/2022 | 09:09

Trước diễn biến phức tạp của thiên tai, các ngành, địa phương tập trung chỉ đạo ứng phó một cách chủ động, từ sớm, từ xa và mang lại hiệu quả cao.

Nâng cao năng lực công tác theo dõi, giám sát, dự báo, cảnh báo thiên tai sớm, từ xa là rất cần thiết.

Thiên tai phức tạp, dị thường

Năm 2021, thiên tai diễn biến hết sức phức tạp. Toàn quốc xảy ra 18/22 loại hình thiên tai, trong đó có 12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới; 326 trận giông, lốc, mưa lớn; 170 trận lũ, lũ quét, sạt lở đất; 139 trận động đất; 403 điểm sạt lở nguy hiểm. Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid cũng như thiếu thốn về nguồn lực, song với sự chỉ đạo quyết liệt từ Trung ương đến địa phương và cộng đồng nên thiệt hại do thiên tai năm 2021 giảm nhiều so với năm 2020 và các năm trước đó. Theo thống kê, năm qua đã làm 108 người chết và mất tích (giảm 70% so với năm 2020), thiệt hại về kinh tế trên 5.200 tỉ đồng (giảm 87% so với năm 2020).

Tại Hậu Giang, năm 2021 đã xảy ra nhiều cơn lốc xoáy, làm sập hoàn toàn 15 căn nhà, tốc mái 65 căn. Toàn tỉnh có 30 điểm sạt lở bờ sông, tổng chiều dài sạt lở là 737m, diện tích mất đất là 4.457m2. Theo ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, công tác phòng, chống thiên tai năm 2021 được triển khai quyết liệt, đồng bộ kịp thời từ công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục theo phương châm “4 tại chỗ” nên đã hạn chế tối đa thiệt hại về sản xuất nông nghiệp. Chính quyền các cấp và Nhân dân vùng thiên tai đã chủ động tái thiết, phục hồi nhanh chóng, ổn định cuộc sống.

Thường xuyên phổ biến kỹ năng ứng phó các tình huống thiên tai đến người dân.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, năm 2021 với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, doanh nghiệp, đặc biệt là chính quyền cơ sở nên công tác phòng, chống thiên tai đã đạt được nhiều kết quả, giảm thiểu thiệt hại ở mức thấp nhất về người và tài sản. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác phòng, chống thiên tai năm qua cũng còn bộc lộ một số vấn đề tồn tại. Cụ thể, vẫn còn thiệt hại đáng tiếc về người do chủ quan, bất cẩn. Khả năng ứng phó với tình huống thiên tai lớn còn hạn chế, bị động. Khâu khắc phục hậu quả triển khai còn chậm, không dứt điểm. Khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng còn thấp. Công tác vận hành, điều tiết lũ hồ chứa còn tồn tại, bất cập. Nguồn lực cho công tác khắc phục hậu quả còn thiếu và chưa đáp ứng yêu cầu, mới đáp ứng khoảng 20-30% nhu cầu thực tế của các địa phương.

Chủ động và tăng cường ứng phó

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, năm 2022 có khả năng xuất hiện bão mạnh trái quy luật với khoảng 10-12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực Biển Đông. Lượng mưa trong năm có xu hướng gia tăng trên phạm vi toàn quốc, khả năng cao xảy ra hiện tượng mưa cực đoan.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cho rằng: Diễn biến từ đầu năm đến nay cho thấy thiên tai năm 2022 sẽ tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp và dị thường. Sự dị thường của thời tiết đã được thể hiện ngay trong đợt mưa lũ lớn trái quy luật ngay giữa mùa khô, kèm theo giông lốc, sóng lớn tại các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hòa từ ngày 30-3 đến ngày 2-4 vừa qua. Tổng thiệt hại do thiên tai gây ra từ đầu năm đến nay ước tính lên tới 2.400 tỉ đồng (gần bằng 1/2 thiệt hại về kinh tế do thiên tai gây ra năm 2021).

Trước tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai được dự báo sẽ ngày càng diễn biến rất phức tạp, khó lường, Chính phủ, các bộ, ngành cho rằng xác định nhiệm vụ phòng, chống thiên tai trong năm 2022 và những năm tiếp theo sẽ là rất phức tạp, nặng nề. Cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, các lực lượng vũ trang và người dân cần nỗ lực lớn, tập trung cao vào các biện pháp phòng, chủ động ứng phó.

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai năm 2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành nhấn mạnh: Chất lượng công tác dự báo là yếu tố quyết định, là cơ sở cho công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó thiên tai một cách chủ động, từ sớm, từ xa. Đây là công việc rất khó, đòi hỏi tinh thần trách nhiệm của đội ngũ và nguồn lực đầu tư lớn. Trước những diễn biến phức tạp, khó lường, cực đoan của khí hậu, việc đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao trình độ đội ngũ, mở rộng hợp tác là rất quan trọng.

Phó Thủ tướng cho rằng qua diễn biến từ đầu năm đến nay, có thể thấy, thiên tai năm 2022 sẽ tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp và dị thường. Công tác phòng, chống thiên tai cần phải tập trung quyết liệt hơn nữa, tập trung đổi mới nâng cao năng lực công tác dự báo, cảnh báo thiên tai sớm, từ xa. Triển khai ngay công tác rà soát phương án phòng, chống thiên tai, chủ động kiểm tra các điểm xung yếu để có giải pháp xử lý. Phản ứng nhanh, chính xác khi có tình huống thiên tai xảy ra. Hoàn thiện bộ máy quản lý, nâng cao năng lực cơ quan chỉ huy phòng, chống thiên tai các cấp, đảm bảo đủ năng lực tham mưu, chỉ đạo, điều hành. Củng cố lực lượng xung kích ứng phó ngay khi xảy ra sự cố. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, thường xuyên phổ biến kỹ năng ứng phó các tình huống thiên tai đến người dân.

Bên cạnh đó, cần sớm hoàn thành việc xây dựng bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai. Đẩy mạnh xã hội hóa trong việc lắp đặt hệ thống theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng. Triển khai hiệu quả Chiến lược phát triển ngành khí tượng thủy văn đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp cùng với các bộ, ngành Trung ương triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Kế hoạch thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khí tượng thủy văn đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó ưu tiên đầu tư công nghệ quan trắc, dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn theo hướng hiện đại, đồng bộ, tự động hóa, tích hợp đa mục tiêu, đặc biệt là dự báo mưa, lũ, khí tượng thủy văn biển.

Bài, ảnh: KỲ ANH

Viết bình luận mới

Xem thêm

Thông qua các văn bản quy phạm pháp luật ngành tài nguyên môi trường

07:29 29/11/2024

(HG) - Chiều ngày 27-11, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Văn Thanh có cuộc họp với các sở, ban, ngành, địa phương để thông qua các văn bản quy phạm pháp luật do Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu ban hành.

Tăng cường giữ gìn và bảo vệ môi trường

08:23 27/11/2024

Công tác bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng được các cấp, các ngành và nhân dân huyện Châu Thành quan tâm thực hiện.

Tổ chức được 518 hội nghị tuyên truyền về bảo vệ môi trường

08:35 19/11/2024

(HG) - Theo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vị Thủy, trong 4 năm triển khai thực hiện Đề án Hậu Giang xanh, huyện đã tổ chức 518 cuộc hội nghị, tuyên truyền với 15.126 lượt người tham dự, cấp phát 19.885 tờ rơi, 8.780 sổ tay tuyên truyền, 2.900 sổ tay có

Triều cường rằm tháng 10 âm lịch vượt báo động 3 gây ngập lụt cục bộ tại nhiều địa phương

07:06 18/11/2024

(HG) - Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hậu Giang cảnh báo nhiều nơi trong tỉnh sẽ ngập lụt cục bộ từ 2-6 ngày do triều cường (rằm tháng 10 âm lịch) vượt mức báo động 3.

Trồng mới rừng tập trung được trên 334ha

07:06 18/11/2024

(HG) - Ước tính trong tháng 10, diện tích rừng trồng mới tập trung trên địa bàn tỉnh được 148,03ha, tăng 3,56% so với cùng kỳ.

Bài 2: Nhiều vấn đề còn nan giải

07:10 14/11/2024

​​​​​​​Mặc dù Đề án Hậu Giang xanh có nhiều mục tiêu đã đạt, nhưng vẫn còn những vấn đề còn nan giải, cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của các ngành, các cấp, hội đoàn thể.

Ra quân thực hiện mô hình bảo vệ môi trường kiểu mẫu

09:29 12/11/2024

(HG) - Sáng ngày 11-11, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Châu Thành, UBND xã Đông Phước A, Trường Tiểu học Ngô Hữu Hạnh 2 tổ chức Lễ ra quân thực hiện mô hình bảo vệ môi trường kiểu mẫu, hướng dẫn phân loại rác thải tại trường học.

Tăng cường công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường nông thôn

05:44 07/11/2024

(HG) - Theo định hướng tới đây, các ngành, địa phương trong tỉnh sẽ tăng cường và tổ chức có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vận động nhân dân, cơ sở

Hậu Giang xuất hiện mưa giông trên diện rộng

17:43 05/11/2024

(HG) - Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hậu Giang cho biết, 3 ngày qua, trong tỉnh Hậu Giang có mưa giông trên diện rộng với lượng mưa vừa và to, lượng mưa trung bình toàn tỉnh dao động từ 25-40mm/ngày,

Hội viên nông dân tham dự tập huấn phân loại rác tại nguồn

17:14 31/10/2024

(HG) - Sáng ngày 31-10, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Hội Nông dân tỉnh và UBND thị xã Long Mỹ tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn phân loại rác tại nguồn và triển khai Đề án Hậu Giang xanh cho 85 hội viên hội nông dân trên địa bàn thị xã Long Mỹ.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Hơn 180 giáo viên tham gia thi giáo viên dạy giỏi

21:42 02/12/2024

(HG) - Sở Giáo dục và Đào tạo vừa tổ chức khai mạc Hội thi giáo viên dạy giỏi THCS, THPT, GDTX cấp tỉnh năm học 2024-2025. Tham gia hội thi năm nay, có 185 giáo viên giỏi (119 giáo viên THCS và 66 giáo viên THPT, GDTX cấp THPT) được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp trường, trung tâm, cấp huyện 1-2 năm liền kề.

Phát động Cuộc thi trực tuyến “Pháp luật và học đường”

21:40 02/12/2024

(HG) - Ngày 2-12, tại Trường THPT Chiêm Thành Tấn (thành phố Vị Thanh), Sở Tư pháp phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức khai mạc Cuộc thi trực tuyến “Pháp luật và học đường” năm 2024. Cuộc thi được phát động đến học sinh đang học ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh.

Bổ sung vitamin A cho trẻ từ 6-36 tháng tuổi đợt II

19:18 02/12/2024

Hôm nay (3-12), Chiến dịch uống bổ sung vitamin A đợt II năm 2024 triển khai đến 100% trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực của tỉnh sẽ lồng ghép bắt đầu bổ sung vitamin A cho trẻ từ 6-36 tháng tuổi, trẻ dưới 5 tuổi mắc các bệnh có nguy cơ thiếu vitamin A, trẻ em và người lớn tuổi có bệnh lý liên quan về mắt... trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.

Triển vọng từ mô hình trồng nấm mối đen

19:15 02/12/2024

Thành phố Ngã Bảy đang triển khai mô hình “Trồng nấm mối đen”, với kỳ vọng khi nhân rộng trên địa bàn, sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần phát triển nông nghiệp đô thị.