Sạt lở ở ĐBSCL: Biển bạc hung hãn “cạp” rừng vàng

Thứ Ba, ngày 10/07/2018 | 16:40

Sạt lở đê biển đã làm sinh kế của nhiều hộ dân sống ở ven biển, bãi bồi bị ảnh hưởng, các công trình, tài sản của người dân bị cuốn trôi.

ĐBSCL đang bước vào mùa mưa bão, đây cũng là thời điểm xảy ra sạt lở ven biển, đê biển cao điểm nhất trong năm.

Những năm gần đây, tình hình sạt lở ven sông, đê biển, bãi biển ở các tỉnh ĐBSCL diễn biến phức tạp với tốc độ ngày càng nhanh, mức độ ngày càng rộng, nghiêm trọng hơn.

Nếu năm 2016, toàn vùng chỉ có khoảng 600 vụ sạt lở lớn nhỏ thì đến năm 2017 và những tháng đầu năm nay con số này đã gần 700 vụ.

Sóng đánh sụp đổ nhiều đoạn kè đê biển ở Gành Hào, Bạc Liêu.

Gia đình chị Nguyễn Thị Xuất (ở ấp Thời Hưng, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời), nơi được coi là cái “rốn” sạt lở trên tuyến đê biển Tây của Cà Mau cho biết, năm 1992 gia đình chị về đây định cư và mua vuông để nuôi tôm.

Hồi đó, dãy rừng còn tít mù xa, chưa tính phần rừng phòng hộ bên ngoài thì phần đất nuôi tôm phía trong của gia đình chị đã dài hơn 200m.

Chính mảnh vuông dưới tán rừng là trụ đỡ đưa kinh tế gia đình chị Xuất vượt qua nghèo khó.

Tuy nhiên, đến khoảng năm 2005 khi tình hình sạt lở ven biển bắt đầu nghiêm trọng, “biển bạc” lần hồi nuốt hết “rừng vàng” phòng hộ ven biển thì cũng là lúc gia đình chị lâm vào hoàn cảnh khó khăn trong việc nuôi tôm.

Không chỉ có gia đình chị Xuất mà sạt lở ven biển đã lấy đi đất vuông tôm của hơn 100 hộ dân khác ở xã Khánh Bình Tây.

Sạt lở rừng phòng hộ ven biển ở Gò Công Đông, Tiền Giang.

Chị Nguyễn Thị Xuất chia sẻ: "Tôm bắt đầu vô, nước dâng lên thì đắp bờ. Khi trời chuyển đám mây là hai vợ chồng ra ngoài cầm cao su hứng sóng. Nó tạt lên rồi tạt xuống. Cuối cùng, có cơn dông tới, đưa nước dâng lên lấy mất hết bờ. Tới sáng, 2 vợ chồng lại đi đắp lại bờ, chồng đào đất, vợ khiêng be, cứ đắp rồi lại vỡ, dần thành nản, nên bỏ luôn".

Trong khi đó, tại tỉnh Kiên Giang, địa phương nằm bên bờ biển Tây, mỗi năm tỉnh cũng phải chịu thiệt hại nặng nề vì sạt lở ven biển, đê biển với tổng chiều dài bờ biển bị sạt lở khoảng 72 km.

Diện tích bãi bồi ven biển bị sạt lở trong 10 năm qua khoảng 500 ha, chiều rộng bị sạt lở, mất đi đai rừng ven biển từ 600m-300m, trong đó một số khu vực ven biển như các huyện: An Minh, An Biên, Hòn Đất… tốc độ sạt lở có nơi mất đến 20m rừng phòng hộ mỗi năm. Nhiều đoạn bờ biển ngày càng bị xói lở nghiêm trọng lấn sâu vào đất liền, đê biển.

Sạt lở bờ biển, đê biển kéo theo nhiều tài sản của người dân xuống biển.

Hiện nay, khu vực sạt lở nghiêm trọng nhất là ở ấp Cây Gõ, xã Vân Khánh Tây, huyện An Minh. Trước đây, người dân ở khu vực này chủ yếu sống nhờ vào rừng phòng hộ, nuôi thuỷ sản nhưng những năm gần đây, toàn bộ diện tích đất rừng phòng hộ đã bị sóng biển “xoá sổ”, người dân phải dạt đi tứ xứ làm ăn, sinh sống.

Bà Trần Thị Lắm (ở Tiểu Dừa, ấp Cây Gõ) cho biết, gia đình bà sống bằng nghề biển, nghề rừng. Cách đây vài chục năm, đất ven biển nơi bà sinh sống mọc đầy các loại cây như: mắm, bần, đước, thủy sản dưới tán rừng nhiều vô kể và có giá trị cao đã giúp kinh tế gia đình bà Lắm khá giả, cuộc sống ổn định nhưng hiện nay sóng đã đánh mất hết đất rừng của gia đình.

Sạt lở vào tận chân đê, cuốn trôi nhà dân ra biển ở xã Vân Khánh Tây.

"Rừng hồi đó xa biển cả chục công đất, đâu có sạt lở tới mé bờ như hiện nay. Giờ đây, đất rừng của tôi không còn miếng nào, sóng biển đánh vào sạt lở hết nên không còn chỗ di dời. Bây giờ cứ bám sống ở đây, khi có giông gió lớn thì đến nhà người khác ở nhờ. Chúng tôi mong Nhà nước sớm làm con đê để dân nhờ, ổn định cuộc sống", bà Lắm bày tỏ.

Theo nhận định của các chuyên gia, ở vùng bờ biển các tỉnh từ Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu đến tận mũi Cà Mau lượng đất bồi lấp ra biển chỉ chiếm 22% diện tích, trong khi có đến 48% khu vực bờ biển bị thoái lui do bờ biển bị lấn, thực trạng này đang ở mức báo động.

Là tỉnh ven biển ít chịu thiệt hại hơn so với Kiên Giang, Cà Mau nhưng diện tích rừng phòng hộ ven biển của Tiền Giang đang ngày càng mỏng dần vì sóng đánh gây sạt lở. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, gió chướng thổi mạnh, sự thay đổi dòng chảy đã làm cho vùng đất ven tuyến đê biển khu vực gần cửa sông thuộc xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông bị sạt lở nghiêm trọng. Triều cường dâng cao, uy hiếp mặt đê. Tại khu vực này có hơn 40 nhà dân ven biển đã bị sụp xuống dòng nước.

Ông Tô Văn Hòa, hộ dân có nhà sắp sụp xuống biển thuộc xã Tân Thành cho hay: "Sóng đánh gây sạt lở, bà con dùng bao cát để tấn, nếu không tấn thì sụp".

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên địa bàn các tỉnh vùng ĐBSCL hiện có trên 560 điểm bờ sông, bờ biển bị sạt lở với tổng chiều dài 786 km. Trong đó có 49 điểm sạt lở bờ biển với tổng chiều dài 266 km.

Một số khu vực bờ biển bị sạt lở nghiêm trọng như: Gò Công Đông (Tiền Giang), Bình Đại (Bến Tre), Vĩnh Châu (Sóc Trăng), Nhà Mát, Gành Hào (Bạc Liêu), khu vực cửa biển Vàm Xoáy, xã Đất Mũi, khu vực cửa Rạch Rốc, huyện Ngọc Hiển và bờ biển Tây (Cà Mau, Kiên Giang),…

Nhiều nơi sóng biển đã cuốn trôi cả rừng phòng hộ, “ăn” cả vào chân đê quốc phòng, uy hiếp nhà cửa của người dân. Biển bạc hung hãn "cạp" rừng vàng đã khiến nhiều hộ dân sống bằng nghề nuôi trồng thuỷ sản ở bãi bồi, ven biển, dưới tán rừng phòng hộ không còn đất để sản xuất, làm ăn, phải đi làm thuê làm mướn, cuộc sống gặp nhiều khó khăn.

Thực tế cho thấy cùng với biến đổi khí hậu, thiên tai thì các tác động của con người như khai thác cát, sỏi ở lòng sông, ven biển quá mức cũng là những nguyên nhân khiến tình trạng sạt lở bờ sông, xói mòn bờ biển ngày càng phức tạp. Thực trạng này, không còn là vấn đề của riêng một địa phương nào, mà đang xảy ra trên toàn vùng ĐBSCL.

Chính vì vậy việc triển khai các giải pháp căn cơ để phòng, chống là vấn đề cấp bách.

Theo Nhóm phóng viên/VOV-ĐBSCL

Viết bình luận mới

Xem thêm

Xâm nhập mặn có xu thế giảm dần từ tháng 5

08:33 22/04/2025

(HG) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, dự báo những ngày cuối tháng 4, khu vực Nam bộ đêm có mưa rào vài nơi, ngày nắng.

Đường xuống cấp và ô nhiễm từ hố chứa rác thải nguy hại

08:08 17/04/2025

(HG) - Tuyến đường kênh Mười Thước, ở xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, đang bị xuống cấp nặng, thêm vào đó là tình trạng các hố chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật được xây bằng bê tông nằm dọc tuyến đường này bị người dân vứt rác thải vô tội vạ.

Siết chặt hơn nữa công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

08:33 16/04/2025

Nếu tình hình nắng nóng gay gắt còn kéo dài thì Hậu Giang sẽ nâng cấp dự báo cháy rừng để siết chặt hơn các giải pháp trong phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR).

Tìm giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng tràm

05:35 14/04/2025

(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đã họp xét duyệt thuyết minh đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của rừng tràm tại tỉnh Hậu Giang”,

Huyện Phụng Hiệp: Sạt lở đất bờ sông gây thiệt hại 770 triệu đồng

05:33 10/04/2025

(HG) - Vụ sạt lở đất bờ sông vừa xảy ra vào khoảng 11 giờ trưa ngày 9-4 tại kênh xáng Nàng Mau, thuộc ấp Thạnh Lợi A2, xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp (gần chân cầu Nàng Mau), với chiều dài 33m, sâu vào bờ từ 6-16m,

Tăng cường khả năng điều tiết, sử dụng nước tiết kiệm trong mùa khô

07:13 08/04/2025

(HG) - Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hậu Giang tỉnh cho biết, lưu lượng dòng chảy từ sông Hậu vào tỉnh ở tuần đầu tháng 4-2025 ở mức cao hơn cùng kỳ năm ngoái từ 7,5%-12,0% và ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm.

Chủ động triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

07:55 03/04/2025

(HG) - Ban Chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Hậu Giang cho biết, đã đề nghị các địa phương có rừng và chủ rừng tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR).

Nồng độ mặn giảm

07:41 03/04/2025

(HG) - Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hậu Giang, mặn trên sông Hậu trong tuần qua đã đạt đỉnh trong đợt triều cường đầu tháng 3 âm lịch và không xâm nhập, không ảnh hưởng tới tỉnh.

Tăng cường phòng ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả với thiên tai

06:47 28/03/2025

(HG) - Để chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh vừa yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh,

Huyện Châu Thành liên tiếp xảy ra sạt lở đất bờ sông

08:05 26/03/2025

(HG) - Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho biết, sáng ngày 25-3 đã xảy ra sạt lở bờ kênh tại hộ ông Trần Văn Chiến, kênh Mái Dầm, ở ấp Phú Lợi A, xã Phú Hữu, huyện Châu Thành.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Viettel miễn phí 7 ngày trải nghiệm cuộc gọi chất lượng cao VoLTE

15:05 22/04/2025

Tổng Công ty Viễn thông Viettel cho biết đang triển khai chương trình ưu đãi nhằm nâng cao trải nghiệm dịch vụ thoại và dữ liệu di động cho người dùng.

Giải ngân vốn cho 52 hộ vay

09:57 22/04/2025

(HG) - Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Châu Thành A vừa giải ngân cho 52 hộ vay vốn ở thị trấn Một Ngàn, với số tiền trên 1,7 tỉ đồng.

Thách thức với quần vợt Việt Nam

09:55 22/04/2025

Thiếu vắng các tay vợt chủ lực đã tạo ra khoảng trống lực lượng và áp lực duy trì vị thế trên đấu trường quốc tế của quần vợt Việt Nam.

Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc

09:55 22/04/2025

(HG) - Ngày 21-4, tại Thư viện tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Hậu Giang lần thứ IV năm 2025.