Thiên tai và nhân tai !

Thứ Ba, ngày 10/07/2018 | 09:48

Hàng chục người dân đã vĩnh viễn “ra đi” vì những trận lũ quét ở các tỉnh vùng núi phía Bắc. Hàng trăm ngôi nhà, nhiều thôn bản cũng bị “xóa sổ” từ những trận mưa lũ trong 2 tuần qua. Những hình ảnh bi thương ấy đang được cộng đồng chung tay hàn gắn.

Đầu tháng 7-2018, hình ảnh người Hà Nội vất vả “trốn cái nắng” lên đến 45 độ C được lan rộng trên nhiều phương tiện truyền thông và mạng xã hội. Cùng lúc này tại ĐBSCL, tình trạng sạt lở lan rộng ở nhiều địa phương - không chỉ sạt lở trên các tuyến sông lớn, tuyến ven biển mà sạt lở cũng lấn đến các con sông, kênh rạch nhỏ. Hàng trăm ngôi nhà, hàng ngàn héc-ta rừng đã bị cuốn phăng do sạt lở gây ra ở ĐBSCL trong 5 năm qua. Giữa tháng 6-2018, Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) đã công bố bản đồ sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển vùng ĐBSCL. Theo bản đồ sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển vùng ĐBSCL, xác định được 562 điểm trên tổng số 786km sạt lở bờ sông, bờ biển. Trong đó, có 55 điểm, với 173km sạt lở đặc biệt nguy hiểm; 507 điểm sạt lở nguy hiểm và sạt lở bình thường với tổng chiều dài 613km.

Việc đưa ra bản đồ cảnh báo sạt lở ở ĐBSCL là một nỗ lực đáng ghi nhận từ Bộ NN&PTNT. Song việc công bố là một chuyện, đưa ra giải pháp thực hiện để giảm thiệt hại, rủi ro do sạt lở là một chuyện khác - rất cần đến những nỗ lực của trách nhiệm chính quyền địa phương và cộng đồng. Bởi cách đây gần 4 năm (tháng 11-2014), Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố Bản đồ thiên tai, trượt lở, lũ quét 10 tỉnh khu vực miền Bắc. Theo đó đã “đánh dấu” khoảng 9.000 vị trí có biểu hiện trượt lở đất đá và đặc biệt xác định được 835 vị trí có tai biến địa chất liên quan đến lũ quét, lũ ống, xói lở bờ sông, suối. Thời điểm đó, một lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhận định: “Bản đồ đã khoanh định các vùng nguy hiểm, tiềm ẩn các nguy cơ trượt lở đất đá… Các kết quả này là những dữ liệu quan trọng phục vụ công tác phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại do trượt lở đất đá gây ra trong mùa mưa bão tại các vùng miền núi Việt Nam”. Thế nhưng 3 năm qua, mùa mưa lũ luôn gây thiệt hại nặng nề cả nhân mạng và tài sản ở các tỉnh vùng núi phía Bắc.

Sự tàn phá của trượt lở đất, lũ quét như “tỷ lệ thuận” với diện tích những cánh rừng mất đi. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra khốc liệt, sự gia tăng của nhiệt độ (ấm lên của Trái đất) là khó tránh khỏi. Thế nhưng sự chênh lệch nhiệt độ giữa dự báo và thực tế (khoảng 5 độ C) ở Hà Nội đã cảnh báo sự “tích nhiệt” từ những ngôi nhà kiên cố từ quá trình đô thị hóa. Phải chăng đã đến lúc đưa ra cảnh báo về mật độ xây dựng ở Hà Nội đang “quá tải” nghiêm trọng?

Theo số liệu từ Ủy hội sông Mekong, các quốc gia thượng nguồn xây dựng thủy điện khiến lượng phù sa bồi cát về khu vực ĐBSCL giảm đến 70%. Bên cạnh đó là tình trạng khai thác cát quá mức dẫn đến sạt lở bờ sông, bờ biển ở khu vực này ngày càng gia tăng. Tại ĐBSCL không chỉ là chuyện sạt lở, sụp lún đất, xâm nhập mặn, mà nước ngọt sẽ là câu chuyện đầy cam go trong những năm tới. Cách khai thác tầng nước ngầm một cách vô tội vạ đang đẩy nguồn dự trữ nước ngọt đến cạn kiệt và ô nhiễm. GS.TS Võ Tòng Xuân mới đây đã cảnh báo: “ĐBSCL có nhiều dấu hiệu không còn xanh mà đang ngấm mình trong phân bón và thuốc hóa học”. Đây là một thực tế đáng báo động ở châu thổ miền Tây. Cách đây khoảng 30 năm (người dân còn làm lúa mùa, 1 vụ/năm), nông dân miền Tây đi ruộng có thể lấy nón lá múc nước ở các lung bàu trên ruộng uống thoải mái. Giờ chuyện đó đã quay ngoắt 180 độ. Làm lúa 3 vụ/năm, hàng trăm ngàn tấn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được rải xuống ruộng đồng; cùng với hàng trăm nhà máy công nghiệp nằm ven sông đưa nước thải ra sông… đang là những nguyên nhân làm gia tăng ô nhiễm nguồn nước hàng ngày.

“Nếu rừng tiếp tục chảy máu”, người dân ở vùng núi phía Bắc tiếp tục đối mặt với nguy cơ rủi ro sẽ gia tăng. Nếu không kiểm soát và hạn chế được tình trạng lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thì thử hỏi khoảng 20 năm nữa nguồn nước ở châu thổ miền Tây sẽ ra sao? “Thiên tai” là rất khó lường, nhưng “nhân tai” là một nguyên nhân không nhỏ đang đẩy nhanh thiên tai đến sớm hơn và khốc liệt hơn. Tất cả đang trông chờ sự vào cuộc quyết liệt từ các ngành chức năng, chính quyền địa phương. Và hơn hết, là cách ứng xử từ những hành động có trách nhiệm của cộng đồng trước tài nguyên và môi trường tại vùng đất mà chúng ta đang sinh sống!

CAO PHONG

Viết bình luận mới

Xem thêm

Hội viên nông dân tham dự tập huấn phân loại rác tại nguồn

17:14 31/10/2024

(HG) - Sáng ngày 31-10, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Hội Nông dân tỉnh và UBND thị xã Long Mỹ tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn phân loại rác tại nguồn và triển khai Đề án Hậu Giang xanh cho 85 hội viên hội nông dân trên địa bàn thị xã Long Mỹ.

Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường

09:12 31/10/2024

​​​​​​​Xác định tiêu chí môi trường là tiêu chí quan trọng góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo mỹ quan sáng - xanh - sạch - đẹp, xã Trường Long A (huyện Châu Thành A) luôn quan tâm, coi trọng việc bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường.

Nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu

08:36 31/10/2024

​​​​​​​(HG) - Thời gian qua, ngành chức năng tỉnh không ngừng xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu;

3.107 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm thực hiện ngừng nuôi hoặc di dời đến nơi phù hợp quy hoạch

08:34 31/10/2024

(HG) - Qua rà soát, cập nhật hiện trạng và vận động hộ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản thực hiện xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, UBND huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã chỉ đạo phòng chuyên môn phối hợp với UBND cấp xã thường xuyên rà soát,

Chuyển giao xử lý 43.971kg bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng

08:33 31/10/2024

(HG) - Tính đến nay, tổng khối lượng thu gom, chuyển giao xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh khoảng 43.971kg.

Đẩy mạnh tuyên truyền bảo vệ môi trường

08:00 31/10/2024

Nhằm nâng cao nhận thức người dân chung tay bảo vệ môi trường, hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2024,

Truyền thông về bảo vệ môi trường cho 100 hội viên nông dân

09:26 29/10/2024

​​​​​​​(HG) - Nhằm nâng cao ý thức người dân trong bảo vệ môi trường, mới đây thành phố Vị Thanh đã phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường,

Giông lốc làm tốc mái trường học và nhà dân ở huyện Châu Thành A

09:21 29/10/2024

​​​​​​​(HG) - Thông tin nhanh từ Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) huyện Châu Thành A, vào khoảng 10 giờ ngày 28-10,

Triều cường gây ngập nhiều diện tích cây trồng

17:11 21/10/2024

(HG) - Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện triều cường dâng cao kết hợp với mưa lớn gây ngập úng trên nhiều loại cây trồng.

Nhiều mô hình bảo vệ môi trường góp phần xây dựng nông thôn mới

16:06 21/10/2024

​​​​​​​Bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cấp chính quyền và Nhân dân để góp phần xây dựng NTM.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Ông Nghiêm Xuân Thành giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa

15:08 02/11/2024

(HGO) - Chiều 2-11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.

Một Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh nghỉ hưu

08:34 02/11/2024

(HGO) - Ngày 1-11, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, diễn ra Hội nghị triển khai quyết định về công tác cán bộ của UBND tỉnh.

Điểm tin sáng 2-11: Giá nhà ngày càng xa tầm với nhiều người...

05:51 02/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mở cửa đón khách tham quan miễn phí đến hết tháng 12-2024; Vòng chung kết toàn quốc Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam 2024; 16 nhà thiết kế tham gia Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam Thu Đông 2024; Phát hiện tác phẩm của nhà soạn nhạc thiên tài Chopin 100 năm sau ngày mất.

Phải tăng cường phân cấp, phân quyền trong đầu tư công

22:57 01/11/2024

​​​​​​​Thảo luận về dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), đại biểu Lê Minh Nam, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang, cơ bản nhất trí sửa đổi đạo luật. Tuy nhiên, phải xem xét khả năng thực hiện của các đơn vị được phân cấp, phân quyền.