Thứ Năm, ngày 03/02/2022 | 09:33
Hậu Giang có lợi thế phát triển nông nghiệp, vì vậy việc hỗ trợ nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả đã được ngành nông nghiệp tỉnh quan tâm thực hiện nhiều năm qua. Từ đó, góp phần rất lớn vào việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị sản xuất và lợi nhuận cho người nông dân.
Xoài cát hồng của ông Nhàn đã được chứng nhận OCOP cấp tỉnh và được cấp tem truy xuất nguồn gốc.
Nâng cao giá trị sản xuất
Ông Phạm Tuấn Linh, Tổ trưởng Tổ trồng nấm rơm ấp Long Bình 1, xã Long Phú, thị xã Long Mỹ, trước đây trồng nấm rơm ngoài trời gặp nhiều bất lợi về thời tiết, phải thường xuyên thay đổi địa điểm mới đảm bảo năng suất, đôi khi vào mùa mưa thu hoạch nấm rất khó khăn, làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng và giá bán. Từ năm 2020, ông được Phòng Kinh tế và Trạm Khuyến nông thị xã Long Mỹ hỗ trợ thực hiện mô hình trồng nấm rơm trong nhà, ông đã thay đổi kỹ thuật canh tác và thu được lợi nhuận cao, ổn định.
Bên cạnh đó, ông còn được hướng dẫn đăng ký tài khoản trên trang Nông sản Hậu Giang và thực hiện ghi chép nhật ký sản xuất để theo dõi mô hình và sản xuất theo hướng an toàn thực phẩm. Vụ vừa rồi, sau 40-45 ngày trồng, ông thu hoạch được 750kg nấm/100m2, với giá bán 40.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, còn lãi 10 triệu đồng/vụ.
Ông Linh tâm sự: “Khi áp dụng mô hình trồng nấm rơm trong nhà, sử dụng hệ thống cảm biến điều chỉnh nhiệt độ thích ứng với biến đổi khí hậu, qua nhiều vụ sản xuất tôi nhận thấy mô hình này mang lại nhiều hiệu quả rõ rệt”.
Cụ thể, với diện tích nhà nấm 100m2, chi phí đầu tư khoảng 80 triệu đồng, mỗi năm có thể trồng 6-8 đợt nấm. Qua thực tế sản xuất, ông thấy năng suất, lợi nhuận mô hình trồng nấm rơm trong nhà cao hơn so với bên ngoài khoảng 50%. Chất lượng sản phẩm được an toàn hơn do không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của nấm rơm. Sau khi sản xuất nấm rơm, lượng phụ phế phẩm được ủ lại để cung cấp cho rau màu, cây ăn trái nhằm giảm chi phí phân bón trong sản xuất. Ông Linh cho biết, tới đây, Tổ hợp tác sẽ vận động các thành viên xây dựng thêm nhà nấm và gắn thiết bị công nghệ, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, ký kết bao tiêu đầu ra.
Không chỉ có trồng nấm rơm trong nhà mà mô hình trồng xoài cát hồng an toàn vệ sinh thực phẩm của ông Nguyễn Thanh Nhàn, ở xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy, cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện tại, vườn xoài cát hồng nhà ông Nhàn có diện tích 2,8ha, cây xoài lớn tuổi nhất đã được 7 năm và cây nhỏ nhất cũng gần 3 năm. Theo ông Nhàn, so với nhiều giống xoài khác thì xoài cát hồng dễ trồng và nhẹ công chăm sóc hơn; đặc biệt là dễ đậu trái. Thời gian trồng khoảng 2,5-3 năm là bắt đầu cho trái chiếng. Với đặc điểm là trái to nên năng suất ở vụ thu hoạch đầu có thể đạt khoảng 1 tấn xoài/công, riêng cây xoài từ 5 năm tuổi trở lên có thể đạt năng suất từ 1,5-2 tấn trái/công.
Nhờ đặc điểm thịt nhiều, hạt lép, ăn giòn ngọt và đặc biệt là vỏ xoài có màu hồng trông rất đẹp mắt nên sản phẩm luôn được thị trường ưa chuộng, nhất là vào dịp tết. Hiện ông Nhàn thu hoạch chính là vào dịp Noel và Tết cổ truyền, giá bán xoài cát hồng loại 1 từ 40.000-60.000 đồng/kg. Với mức giá như trên thì 1ha xoài cát hồng có thể cho nguồn lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng/năm.
Anh Ân (phải) với mô hình nuôi dê từ phụ phẩm mít cho hiệu quả kinh tế cao.
Hay mô hình chăn nuôi dê tận dụng nguồn phụ phẩm từ mít của anh Phan Hoàng Ân, ở thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, với sự hỗ trợ ban đầu 10 con dê giống, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 50%. Hiện dê sinh trưởng và phát triển tốt. Qua so sánh thì chi phí đầu tư trong mô hình tương đương các hộ bên ngoài, tuy nhiên lợi nhuận thì tăng cao hơn bên ngoài khoảng 47,1% (bên trong mô hình lợi nhuận 19,84 triệu đồng, còn bên ngoài là 13,48 triệu đồng/10 con). Đây là mô hình phù hợp với điều kiện của địa phương, tận dụng được các nguồn phụ phẩm nông nghiệp, đặc biệt là từ mít để tăng thu nhập cho nông dân. Ngoài ra, còn phát triển được đàn dê sử dụng thức ăn tự nhiên tạo ra sản phẩm sạch, an toàn.
Anh Ân cho biết, đây là mô hình lấy phụ phẩm của mít cho dê ăn rất có hiệu quả. Vùng Châu Thành có diện tích trồng mít rất lớn nên không sợ thiếu thức ăn cho dê. Với sự hỗ trợ con giống ban đầu, hiện tại đàn đê của anh đã tăng lên hơn 60 con, chi phí đầu tư con giống, chuồng trại trên 400 triệu đồng. Anh Ân dự tính tới đây khi có điều kiện sẽ nhân đàn thêm để tăng thu nhập cho gia đình. Đây là mô hình rất hiệu quả vì nuôi theo hướng tuần hoàn như tận dụng phụ phẩm từ mít cho dê ăn, nuôi lớn bán con giống và dê thịt, còn phân dê ủ lại để bón cho cây mít phát triển vừa có trái bán vừa có phụ phẩm cho dê ăn.
Tiếp tục nhân rộng
Ông Võ Xuân Tân, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Hậu Giang, cho rằng: Một số mô hình đã giúp người nông dân sản xuất theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm, theo tiêu chuẩn VietGAP, an toàn sinh học, vệ sinh môi trường,… đã nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, sản xuất ra sản phẩm chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng. Kết quả triển khai dự án và các mô hình khi áp dụng vào thực tế đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả cho người sản xuất. Việc áp dụng các mô hình sản xuất giúp cho người dân thấy được lợi ích rất lớn, giảm chi phí về giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, từ đó tăng lợi nhuận cho người dân. Phần lớn các mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, dễ áp dụng, cần được nhân rộng nhiều hơn nữa trong thời gian tới, phù hợp với định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của ngành nông nghiệp tỉnh.
Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh đã nỗ lực triển khai công tác xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp, các mô hình được lựa chọn là phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế như trồng mít Thái an toàn vệ sinh thực phẩm, mô hình cải tạo vườn kém hiệu quả trồng bưởi da xanh; nuôi gà an toàn sinh học, nuôi dê đảm bảo vệ sinh môi trường; nuôi lươn sinh sản bán nhân tạo; nuôi ba ba thương phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm, trồng xoài cát hồng, trồng nấm rơm trong nhà… Tất cả các mô hình này đều cho lợi nhuận cao, áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, góp phần tăng thu nhập và ổn định cuộc sống bà con nông dân.
Bà Nguyễn Thị Giang, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang, cho biết: Tới đây sẽ đổi mới tư duy của nông dân từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, không phải chạy theo số lượng mà tính đến yếu tố chất lượng trong sản xuất. Sản phẩm phải an toàn, sản xuất gắn với thị trường, doanh nghiệp, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm gắn với các tiêu chuẩn trong sản xuất. Đặc biệt là sản xuất theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu, thông minh, sản xuất gắn với công nghệ thông tin, góp phần nâng giá trị gia tăng để tăng thu nhập cho nông dân…
Trong sản xuất nông nghiệp, ngành nông nghiệp Hậu Giang chọn 9 sản phẩm chủ lực để tập trung chỉ đạo là: Lúa, mít, chanh không hạt, bưởi, khóm, mãng cầu, heo, lươn, cá thát lát để phát triển theo chiều sâu, tập trung tạo bước đột phá mới. Tỉnh có 13 sản phẩm nông sản có nhãn hiệu như: Bưởi Năm Roi Phú Thành, cam sành Ngã Bảy, khóm Cầu Đúc, chanh không hạt Đông Thạnh, cá thát lát Hậu Giang, cá rô đồng Hậu Giang, lúa Hậu Giang 2, mía đường Casuco, quýt đường Long Trị, cam xoàn Phương Phú, xoài Bảy Ngàn, mãng cầu xiêm và gà tàu vàng. Trong đó, 3 nông sản (cam sành, khóm và cá thát lát) đã phát triển thành thương hiệu nổi tiếng. Bên cạnh đó, các nông sản đã bước đầu sản xuất theo hướng GAP, an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường tiêu dùng... |
HOÀI THU
08:42 27/11/2024
(HG) - Qua rà soát mới đây của ngành chức năng tỉnh, hiện trên địa bàn Hậu Giang có 32 doanh nghiệp và 38 hợp tác xã (HTX) thực hiện liên kết sản xuất và bao tiêu nông sản cho gần với 40.000 lượt hộ dân tham gia, tổng diện tích gần 39.000ha, ước sản lượng hơn 334.100 tấn.
08:41 27/11/2024
(HG) - Sau một thời gian tăng giá thì những ngày gần đây, giá khóm Cầu Đúc ở Hậu Giang bắt đầu giảm trở lại. Hiện giá khóm loại 1 (loại từ 1kg trở lên) được thương lái thu mua tại rẫy với mức giá từ 13.000-13.500 đồng/trái, đối với khóm loại 2 thì 2 trái kể 1. Mức giá này đang giảm hơn 2.000 đồng/trái so với thời điểm cách nay khoảng 2 tháng.
08:35 27/11/2024
(HG) - Sáng ngày 26-11, Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức hội nghị về công tác cán bộ. Tham dự có ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh; cùng tập thể Ban giám đốc và cán bộ chủ chốt của Sở NN&PTNT tỉnh.
08:27 27/11/2024
Thực hiện Đề án “Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đã và đang có nhiều giải pháp đồng bộ, đạt được những kết quả tích cực cho ngành nông nghiệp địa phương.
08:24 27/11/2024
(HG) - Văn phòng điều phối các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Hậu Giang cho biết, đến thời điểm này, toàn tỉnh có tổng số 348 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, tăng 82 sản phẩm so với cuối năm 2023; trong đó có 113 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh và 235 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện, thị xã, thành phố. Bên cạnh đó, tổng số chủ thể có sản phẩm đạt chuẩn OCOP trên địa bàn tỉnh là 160, trong đó có 90 chủ thể là cơ sở, 45 chủ thể là hợp tác xã và 25 chủ thể là công ty trách nhiệm hữu hạn.
07:18 26/11/2024
(HG) - Qua rà soát nhanh của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 25-11, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được hơn 15.000ha lúa Đông xuân 2024-2025 (kế hoạch 73.500ha),
09:06 22/11/2024
(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP
09:01 22/11/2024
(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.
07:27 22/11/2024
Phong trào xây dựng nông thôn mới được các địa phương cả nước đẩy mạnh thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.
08:59 21/11/2024
Đến hẹn lại lên, thời điểm này, các nhà vườn chuyên làm trái cây tạo hình trên địa bàn tỉnh đang tất bật các khâu để chuẩn bị sản phẩm ưng ý nhất, kịp tung ra thị trường dịp cuối năm, đáp ứng nhu cầu chưng tết của khách hàng.
08:40 27/11/2024
(HG) - Tòa án nhân dân tỉnh vừa tổ chức Lễ công bố và trao quyết định của Chánh án TAND tối cao về việc bổ nhiệm Chánh án TAND huyện Châu Thành A.
08:39 27/11/2024
(HG) - Sáng ngày 26-11, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ngân hàng Thương mại cổ phần Kiên Long (KienlongBank) Chi nhánh Hậu Giang tổ chức Lễ ký kết hợp tác giữa 2 đơn vị.
08:35 27/11/2024
(HG) - Sáng ngày 26-11, Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức hội nghị về công tác cán bộ. Tham dự có ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh; cùng tập thể Ban giám đốc và cán bộ chủ chốt của Sở NN&PTNT tỉnh.
08:30 27/11/2024
Giải Mai Vàng năm nay đã khởi động. Đây là một mùa giải đặc biệt, khẳng định sức sống của hành trình 30 năm...