Thứ Ba, ngày 16/02/2021 | 04:33
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) được triển khai thực hiện đã góp phần chuyển đổi tư duy sản suất nông nghiệp thủ công, nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa, ứng dụng khoa học công nghệ. Đặc biệt, các sản phẩm khi được công nhận OCOP cấp tỉnh đã tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Chủ cơ sở sản xuất rượu lão tửu Út Tây giới thiệu với lãnh đạo bộ ngành Trung ương và tỉnh về sản phẩm đạt chuẩn 4 sao OCOP cấp tỉnh của đơn vị.
Năm 2020 đánh dấu sự thành công của tỉnh trong thực hiện chương trình OCOP. Với sự quyết tâm của các ngành, các cấp trong tỉnh và sự nhiệt huyết của các chủ thể nên Hậu Giang có 46 sản phẩm được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn 3 và 4 sao OCOP cấp tỉnh.
Tạo thương hiệu cho quê hương
Hậu Giang là tỉnh có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp nên địa phương có nhiều mặt hàng nông sản chất lượng theo đặc trưng của từng vùng. Từ ưu điểm này mà thời gian qua có không ít tổ chức, cá nhân mạnh dạn đầu tư để những sản phẩm của mình làm ra được công nhận OCOP cấp tỉnh; qua đây tạo thêm nhiều thương hiệu nông sản chủ lực cho tỉnh. Minh chứng trên lĩnh vực thủy sản, trong đó nổi bật là con cá thát lát đang chiếm ưu thế khi có nhiều mặt hàng được công nhận sản phẩm OCOP 3 và 4 sao. Hiện tại, Hợp tác xã (HTX) Kỳ Như, ở ấp Tầm Vu 1, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp là đơn vị dẫn đầu của tỉnh về số lượng sản phẩm đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh khi có đến 8 sản phẩm từ cá thát lát.
Bà Nguyễn Kim Thùy, Giám đốc HTX Kỳ Như, giới thiệu sản phẩm chả cá thát lát tươi tẩm gia vị của HTX đạt chuẩn 4 sao OCOP.
Tranh thủ nghỉ tay khi đang cùng thành viên làm những sản phẩm từ con cá thát lát của HTX đạt chuẩn OCOP để kịp giao cho đối tác trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu, chị Nguyễn Kim Thùy, Giám đốc HTX, chia sẻ về cơ duyên đến với nghề. Chị Thùy cho hay xã Thạnh Hòa được xem là “cái nôi” về nghề nuôi cá thát lát của tỉnh. Chị thấu hiểu được sự khó khăn mỗi khi người dân rơi vào cảnh được mùa mất giá, do đó nảy sinh ý nghĩ là sẽ chế biến cá thát lát ra thành nhiều món ăn để cung cấp cho thị trường. Ban đầu, chị sản xuất với quy mô nhỏ và sau những lần thành công đã dần liên kết với người dân xung quanh để mở rộng quy mô. Nếu như trước khi được công nhận sản phẩm OCOP thì bình quân mỗi tháng HTX chỉ tiêu thụ khoảng 200-300kg cá thát lát, còn bây giờ thì số lượng tăng lên gấp 2 đến 3 lần và dự kiến vào dịp tết này sản lượng tăng gấp 4 lần so với thời điểm bình thường.
“Thành lập vào cuối năm 2019, từ 11 thành viên ban đầu nay tăng lên 22 thành viên, với diện tích thả nuôi cá thát lát khoảng 2ha; đồng thời liên kết thêm 9 hộ nuôi bên ngoài. Đặc biệt, hiện HTX có nhiều sản phẩm từ con cá thát lát được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh. Đây thật sự là niềm vui của HTX vì đã đóng góp vào việc xây dựng thương hiệu cho quê hương; đồng thời cũng là niềm vinh hạnh và động lực cho HTX phát triển hơn trong thời gian tới”, chị Thùy bộc bạch.
Ông Nguyễn Văn Đua (thứ 2 từ trái sang) giới thiệu các sản phẩm làm từ nguồn sữa dê của gia đình đạt chuẩn OCOP 4 sao.
Cùng tâm huyết để tạo ra sản phẩm được công nhận OCOP mà ông Nguyễn Văn Đua đang trở thành hộ dân tiêu biểu ở ấp 2B, xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, khi tạo nên nhiều sản phẩm từ sữa dê do chính đàn dê mà ông đang nuôi. Theo đó, trong 5 sản phẩm OCOP cấp tỉnh của huyện Châu Thành A hiện tại thì riêng gia đình ông Đua đã đóng góp đến 4 sản phẩm từ sữa dê và tất cả 4 sản phẩm đều đạt chuẩn 4 sao OCOP, gồm: sữa dê thanh trùng, yaourt sữa dê, sữa chua dê sấy khô và phô mai dê.
Ông Đua thổ lộ: “Từ trước đến giờ, khi nghe nhắc đến đặc sản của tỉnh thì nhiều người chỉ biết đến khóm Cầu Đúc và cá thát lát. Do đó, với suy nghĩ là tại sao mình không thể làm phong phú thêm sản phẩm đặc trưng cho tỉnh nên mô hình nuôi dê lấy sữa của gia đình được gầy dựng và mang lại hiệu quả. Hiện số lượng đàn dê của gia đình là 250 con. Bình quân mỗi ngày vắt được khoảng 30 lít sữa để làm ra nhiều sản phẩm liên quan. Giờ nhắc đến Hậu Giang thì sản phẩm đặc trưng đang tăng lên, trong đó có sự đóng góp của các sản phẩm từ sữa dê của gia đình nên bản thân rất vui”.
Ngoài hai mặt hàng đặc trưng trên thì còn có nhiều sản phẩm được công nhận OCOP từ trà mãng cầu, trà khổ qua rừng, các sản phẩm được chế biến từ trái khóm Cầu Đúc (kẹo khóm, rượu khóm, dưa chua củ hủ khóm), rượu lão tửu Út Tây, cam xoàn, cam sành, chanh không hạt, bưởi Năm Roi, mật ong hương tràm...
Ông Trương Cảnh Tuyên (thứ 3 từ trái sang), Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chia sẻ niềm vui với chủ thể khi có sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh.
Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, phấn khởi cho biết: Thời gian qua, ngành chức năng từ tỉnh đến cơ sở đã triển khai nhiều giải pháp, phần việc để chăm bồi những sản phẩm tiềm năng nhằm sớm trở thành sản phẩm OCOP cho tỉnh. Theo đó, hiện có 8/8 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh đều có sản phẩm đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh, với tổng số 46 sản phẩm. Bên cạnh con số ấn tượng về sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP thì một khía cạnh khác mà Hậu Giang đang làm khá tốt là việc tăng cường mối liên kết trong sản xuất khi hình thành được những HTX tạo ra sản phẩm OCOP. Chính việc tạo mối liên sản xuất đã và đang làm thay đổi về tư duy sản xuất nông nghiệp thủ công, nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa lớn và đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào canh tác của người dân nông thôn nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng.
Vững chắc trên “sân nhà”
Dạo một vòng khu thực phẩm của một siêu thị lớn tại thành phố Vị Thanh, có thể thấy nhiều loại nông sản quen thuộc như: bưởi da xanh, bưởi Năm Roi, chanh không hạt, khóm Cầu Đúc, dưa hấu không hạt, các sản phẩm chế biến từ cá thát lát… đều có xuất xứ tại Hậu Giang. Để có những sản phẩm này trên kệ là do Sở Công thương tỉnh đã đôn đốc để hoàn thành và đưa vào hoạt động khu vực trưng bày sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP ra mắt từ những ngày cuối năm để kịp đưa vào phục vụ nhu cầu sắm tết của người dân. Đây là kết quả một quá trình liên kết dài hơi giữa các đơn vị từ sản xuất đến tiêu thụ với cầu nối là ngành chức năng.
Nông sản Hậu Giang có mặt ở khu vực trưng bày riêng tại siêu thị.
Lên kế hoạch từ đầu năm, nhiều sự kiện thúc đẩy mở cửa thị trường cho các cơ sở, hợp tác xã diễn ra nhờ sự bắt tay chặt chẽ giữa các ngành. Cụ thể là trong đầu tháng 9-2020, một cuộc gặp gỡ kết nối giữa các chủ cơ sở, HTX nông sản chủ lực của tỉnh với đơn vị phân phối hiện đại. Tại đây mọi thắc mắc của cơ sở được giải đáp thỏa đáng, bổ sung những tiêu chuẩn còn thiếu để sản phẩm đủ chuẩn lên kệ, không chỉ một mà nhiều chuỗi cung ứng hiện đại đang hoạt động trên cả nước.
Kết thúc buổi gặp gỡ, ông Trần Quốc Việt, Giám đốc khu vực miền Tây 2, Saigon Co.op, đánh giá: So với các hội chợ hay các sự kiện giới thiệu sản phẩm tổ chức quy mô lớn, các buổi gặp gỡ gần gũi, không gian chia sẻ thẳng thắn như thế này mang hiệu quả không ngờ. Rút ngắn các bước trung gian nhưng vẫn đảm bảo phổ biến đầy đủ các tiêu chuẩn và giải quyết thỏa đáng vướng mắc. Nhà sản xuất như được tiếp thêm niềm tin và ấp ủ thêm nhiều định hướng cho sản phẩm trong tương lai.
Ngành công thương tỉnh giữ vai trò cầu nối giữa nhà sản xuất và doanh nghiệp phân phối.
Theo đánh giá của Sở Công thương Hậu Giang, tiến bộ rõ rệt nhất là chất lượng các sản phẩm được đầu tư bài bản ngay từ đầu, tiếp theo là về phần mẫu mã vốn là điểm yếu cũng dần khắc phục. Thể hiện sự nghiêm túc ngay trên “sân nhà”, sau đó là hướng đến các thị trường khó tính của bản thân doanh nghiệp.
Đối với HTX Hậu Giang Xanh năm 2020 có thể gói gọn bằng một từ “đầu tư”, bởi theo bà Lý Hồng Tiên, Giám đốc HTX thì từ đầu năm đến nay HTX đã đẩy mạnh cải tiến máy móc, mua thêm thiết bị phục vụ nâng chất lượng sản phẩm từ cá thát lát. Hơn nữa là dành nhiều tâm huyết cũng như tài lực đổi mới bao bì, xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu. Bà Tiên cho hay bản thân phải trực tiếp làm việc với đơn vị chuyên nghiệp, chỉnh sửa nhiều lần để có được mẫu ưng ý và tự tin mang đi các đợt xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh cũng như bày bán bên cạnh sản phẩm từ khắp nơi trên cả nước.
Không chỉ riêng các sản phẩm từ cá thát lát, tín hiệu đáng mừng là hiện nay 15 sản phẩm chủ lực, sản phẩm đạt chứng nhận OCOP đã vào siêu thị Co.opMart và hệ thống cửa hàng bách hóa toàn tỉnh đều có quy cách đóng gói hiện đại, đạt tiêu chuẩn an toàn và có tem truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Sắp tới còn có thêm 3 sản phẩm nữa được lên kệ đó là rau an toàn, các sản phẩm chế biến từ sữa dê và trà mãng cầu.
Nâng tầm sản phẩm
Ngoài tạo thêm thương hiệu cho nhiều mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh thì những sản phẩm khi được công nhận OCOP cấp tỉnh còn tăng giá trị, ngày càng tạo dựng được chỗ đứng vững chắc trên thị trường và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bà Lý Hồng Tiên, chủ cơ sở chả cá thát lát Tân Hậu Giang, Chủ tịch HĐQT HTX Hậu Giang Xanh, ở khu vực 3, phường V, thành phố Vị Thanh, cho rằng: “Những sản phẩm được công nhận OCOP đang là xu thế được khách hàng đánh giá cao. Minh chứng khi quảng bá cùng một sản phẩm thì sản phẩm nào có công nhận OCOP sẽ được khách hàng ưu tiên lựa chọn, kể cả tại các siêu thị nên đây là cơ hội lớn về thị trường đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP. Đây là nguyên nhân chính mà HTX chúng tôi tích cực đầu tư để có sản phẩm đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh. Điều phấn khởi là hiện HTX có được 7 sản phẩm chế biến từ cá thát lát được tỉnh công nhận đạt chuẩn OCOP 3 và 4 sao. Từ kết quả này sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho thương hiệu cá thát lát của cơ sở ngày càng phát triển hơn trong thời gian tới”.
Vui mừng khi sản phẩm trà mãng cầu Phụng Phát vừa được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh, chị Lê Kim Phụng Em, chủ cơ sở sản xuất trà mãng cầu Phụng Phát, ở ấp 2, xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ, bộc bạch: “Khi được công nhận đạt chuẩn về OCOP là nâng cao giá trị sản phẩm, thị trường tiêu thụ được mở rộng nên cơ sở quyết tâm thực hiện. Điều vui hơn khi sản phẩm đang được nhiều người tiêu dùng lựa chọn và đang có cơ hội thâm nhập vào thị trường lớn là siêu thị. Từ nguồn nguyên liệu dồi dào tại địa phương nên bình quân mỗi tháng cơ sở tiêu thụ khoảng 500kg trà mãng cầu. Riêng vào dịp tết này, nhờ được công nhận sản phẩm OCOP nên số lượng khách hàng biết đến sản phẩm của đơn vị và đặt mua nhiều hơn”.
Từ những kết quả ấn tượng đạt được trong quá trình thực hiện OCOP trong năm 2020 mang lại, ông Huỳnh Thành Hữu, Phó Chánh Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh mong các chủ thể có sản phẩm OCOP cấp tỉnh tiếp tục quan tâm về chất lượng, mẫu mã sản phẩm để hướng đến thứ hạng cao hơn và gia tăng về giá trị, cũng như thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần tiếp tục hỗ trợ các sản phẩm OCOP của đơn vị mình về xúc tiến thương mại và nghiên cứu công dụng từng sản phẩm để tăng sức tiêu thụ. Đồng thời, có kế hoạch chăm bồi cho các sản phẩm tiềm năng để sớm được công nhận là sản phẩm OCOP của tỉnh. Văn phòng điều phối NTM tỉnh sẽ xem xét những sản phẩm đạt 4 sao có số điểm cao để đăng ký với Bộ NN&PTNT đánh giá nâng lên sản phẩm 5 sao trong thời gian tới...
Ngoài dấu ấn trong thực hiện OCOP thì năm 2020 Hậu Giang tiếp tục gặt hái được nhiều thành công trong xây dựng NTM khi tỉnh công nhận thêm 3 xã nông thôn mới (NTM), nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM của tỉnh đến thời điểm này là 32/51 xã; đồng thời trong năm qua tỉnh cũng công nhận thêm 2 xã NTM nâng cao, nâng tổng số xã NTM nâng cao của tỉnh hiện nay là 3/51 xã. Bên cạnh đó, kết thúc giai đoạn 2016-2020, Hậu Giang cũng phối hợp với Qũy toàn cầu hóa NTM (SGF) Hàn Quốc xây dựng thành công 2 làng NTM ở ấp 9, xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ và ấp Tân Quới Lộ, xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp; đây là 2 làng NTM đầu tiên của tỉnh Hậu Giang và vùng ĐBSCL. |
HỮU PHƯỚC - THIÊN NGỌC
18:36 28/11/2024
Sau hơn 3 tháng thả nuôi, thời điểm này nông dân trong tỉnh bắt đầu vào vụ thu hoạch cá ruộng để chuẩn bị xuống giống vụ lúa Đông xuân. Năm nay nước về sớm nên cá đạt năng suất và giá bán cao hơn mọi năm, giúp nhiều nông hộ nuôi cá ruộng có lãi cao.
18:35 28/11/2024
Mô hình trồng nấm mối đen đã được Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang xây dựng tại nông hộ kết hợp với ứng dụng công nghệ sấy thăng hoa trong chế biến cho hiệu quả thiết thực là điểm tham quan học tập của nông dân trong và ngoài tỉnh.
18:33 28/11/2024
(HG) - Thời gian qua, với sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh Hậu Giang thường xuyên quan tâm đầu tư xây dựng mới và nâng cấp sửa chữa hệ thống công trình thủy lợi ngăn mặn, lũ; nhờ vậy, hiện hệ thống đê bao, cống, bọng, trạm bơm đã góp phần quan trọng trong việc phục vụ sản xuất, dân sinh, đồng thời bảo vệ các vùng sản xuất, bảo vệ môi trường và phòng, chống giảm nhẹ thiên tai cho người dân.
08:01 28/11/2024
Chuyển đổi và đa dạng hình thức canh tác theo hướng hữu cơ cũng như sử dụng các giống cây chất lượng cao trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế là hướng phát triển có trọng tâm, trọng điểm được Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang triển khai thực hiện.
08:42 27/11/2024
(HG) - Qua rà soát mới đây của ngành chức năng tỉnh, hiện trên địa bàn Hậu Giang có 32 doanh nghiệp và 38 hợp tác xã (HTX) thực hiện liên kết sản xuất và bao tiêu nông sản cho gần với 40.000 lượt hộ dân tham gia, tổng diện tích gần 39.000ha, ước sản lượng hơn 334.100 tấn.
08:41 27/11/2024
(HG) - Sau một thời gian tăng giá thì những ngày gần đây, giá khóm Cầu Đúc ở Hậu Giang bắt đầu giảm trở lại. Hiện giá khóm loại 1 (loại từ 1kg trở lên) được thương lái thu mua tại rẫy với mức giá từ 13.000-13.500 đồng/trái, đối với khóm loại 2 thì 2 trái kể 1. Mức giá này đang giảm hơn 2.000 đồng/trái so với thời điểm cách nay khoảng 2 tháng.
08:35 27/11/2024
(HG) - Sáng ngày 26-11, Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức hội nghị về công tác cán bộ. Tham dự có ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh; cùng tập thể Ban giám đốc và cán bộ chủ chốt của Sở NN&PTNT tỉnh.
08:27 27/11/2024
Thực hiện Đề án “Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đã và đang có nhiều giải pháp đồng bộ, đạt được những kết quả tích cực cho ngành nông nghiệp địa phương.
08:24 27/11/2024
(HG) - Văn phòng điều phối các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Hậu Giang cho biết, đến thời điểm này, toàn tỉnh có tổng số 348 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, tăng 82 sản phẩm so với cuối năm 2023; trong đó có 113 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh và 235 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện, thị xã, thành phố. Bên cạnh đó, tổng số chủ thể có sản phẩm đạt chuẩn OCOP trên địa bàn tỉnh là 160, trong đó có 90 chủ thể là cơ sở, 45 chủ thể là hợp tác xã và 25 chủ thể là công ty trách nhiệm hữu hạn.
07:18 26/11/2024
(HG) - Qua rà soát nhanh của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 25-11, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được hơn 15.000ha lúa Đông xuân 2024-2025 (kế hoạch 73.500ha),
18:37 28/11/2024
Nhiều khu tái định cư phục vụ người dân ảnh hưởng dự án cao tốc trục dọc và trục ngang đã bắt đầu đón những hộ dân đầu tiên về nơi ở mới. An cư đã có nhưng “lạc nghiệp” vẫn đang là mối quan tâm lớn của bà con hiện nay.
18:36 28/11/2024
Sau hơn 3 tháng thả nuôi, thời điểm này nông dân trong tỉnh bắt đầu vào vụ thu hoạch cá ruộng để chuẩn bị xuống giống vụ lúa Đông xuân. Năm nay nước về sớm nên cá đạt năng suất và giá bán cao hơn mọi năm, giúp nhiều nông hộ nuôi cá ruộng có lãi cao.
18:35 28/11/2024
Mô hình trồng nấm mối đen đã được Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang xây dựng tại nông hộ kết hợp với ứng dụng công nghệ sấy thăng hoa trong chế biến cho hiệu quả thiết thực là điểm tham quan học tập của nông dân trong và ngoài tỉnh.
18:31 28/11/2024
Phát biểu sau buổi thảo luận về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, nhiều đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành xác định các trọng tâm, trọng điểm và lộ trình giải quyết, trả lời kịp thời kiến nghị của cử tri còn tồn đọng.