Chủ Nhật, ngày 17/01/2021 | 13:07
Trong điều kiện thời tiết se lạnh, sương mù vào sáng sớm như hiện nay sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều dịch bệnh xuất hiện và gây hại trên lúa Đông xuân. Do đó, để vụ lúa chính của năm đạt thắng lợi trên các mặt, ngành chức năng và người dân trong tỉnh đang tích cực thực hiện nhiều giải pháp phòng ngừa dịch hại.
Ngành nông nghiệp của tỉnh đang tăng cường thăm đồng để kịp thời phát hiện và hướng dẫn nông dân phòng trị dịch hại hiệu quả trên lúa Đông xuân.
Đến thời điểm này, nông dân trong tỉnh đã xuống giống được hơn 74.600ha lúa Đông xuân 2020-2021 (kế hoạch 76.600ha). Hiện tại, lúa ở giai đoạn mạ có khoảng 34.000ha, đẻ nhánh 30.500ha và làm đòng khoảng 10.100ha. Về cơ cấu giống lúa, hiện nông dân ưu tiên sử dụng các giống như OM 18 (30%), Đài thơm 8 (20%), OM 5451 và RVT (16%), nhóm giống ST (8%), IR 50404 và Hương Châu 6 (10%),... Theo nhận định của ngành nông nghiệp tỉnh, tình hình thời tiết từ đầu vụ gieo sạ đến nay rất thuận lợi cho cây lúa phát triển nên hầu hết các ruộng lúa của nông dân trong tỉnh đều xanh tốt. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, do gần cuối năm nên thời tiết chuyển sang se lạnh và có nhiều sương mù vào sáng sớm, đây là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh và một số loài côn trùng xuất hiện gây hại trên cây lúa. Vì vậy, bà con đang tích cực thực hiện nhiều giải pháp để chủ động phòng ngừa và bảo vệ cây lúa khỏe.
Ông Trần Ngọc Tần, ở ấp Trường Lợi A, xã Trường Long A, huyện Châu Thành A, cho hay: “Xác định đây là vụ lúa chính của năm nên từ ngày gieo sạ lúa đến nay (gần 2 tháng), tôi và bà con ở cánh đồng này đều chăm chút kỹ lưỡng cho cây lúa. Những ngày qua, do xuất hiện sương mù vào sáng sớm tương đối nhiều và khi thấy bệnh đạo ôn lá xuất hiện những đốm nhỏ thì tôi tiến hành phun xịt để điều trị và phòng ngừa bệnh lây lan sang diện rộng. Nhờ chủ động trong phòng trừ các loại dịch hại nên ruộng lúa ở cánh đồng này đang phát triển tốt, hứa hẹn mùa bội thu”.
Bà Nguyễn Thanh Thúy, Chi cục phó Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, cho biết trước tình hình thời tiết như hiện nay, những ngày qua, đơn vị tích cực phối hợp cùng cán bộ ngành nông nghiệp và người dân tại nhiều địa phương trong tỉnh tổ chức đi thăm đồng để kịp thời phát hiện và hướng dẫn người dân phòng trị hiệu quả các đối tượng dịch hại xuất hiện trên lúa Đông xuân. Qua các buổi thăm đồng, nhìn chung bà con đều ý thức tốt trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác lúa do ngành nông nghiệp tỉnh triển khai như mô hình sản xuất lúa theo hướng “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, hay mô hình từ chương trình WB6, GIZ, FARES,...
“Nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trọng tâm nên thời gian qua, tuy dịch hại có xuất hiện trên cây lúa nhưng mức độ gây hại ít. Thế nhưng, điều lo lắng lúc này là lúa bị dịch hại tấn công đang có dấu hiệu tăng mạnh về diện tích do ảnh hưởng của thời tiết. Vì vậy, công tác chủ động phòng ngừa các đối tượng dịch hại trên cây lúa cần phải được ngành nông nghiệp và người dân trong tỉnh chú tâm hơn”, bà Thúy chia sẻ.
Qua thống kê sơ bộ của ngành nông nghiệp tỉnh, hiện toàn tỉnh ghi nhận có hơn 3.200ha lúa Đông xuân bị dịch hại tấn công, tăng gần 1.000ha so với thời điểm cách nay khoảng 10 ngày. Trong đó, có 2 đối tượng dịch hại đáng quan tâm vì diện tích bị tấn công đang phát triển mạnh, gồm: bọ trĩ với diện tích nhiễm 1.051ha (tăng 315ha so với tuần trước), mật số từ 1.500-4.800 con/m2, gây hại trên lúa giai đoạn mạ; bệnh đạo ôn lá nhiễm 521ha (tăng 335ha so với tuần trước), tỷ lệ nhiễm 5-10% trên các trà lúa đẻ nhánh và làm đòng. Hai đối tượng dịch hại này chủ yếu phân bố ở huyện Long Mỹ, Vị Thủy, Phụng Hiệp và thành phố Vị Thanh. Ngoài ra, một đối tượng dịch hại khác mà nông dân cũng cần đặc biệt lưu ý là rầy nâu. Hiện toàn tỉnh ghi nhận có hơn 517ha lúa Đông xuân bị rầy nâu tấn công, rầy ở tuổi 1-3, mật số từ 750-1.500 con/m2 trên các trà lúa giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng; phân bố ở huyện Long Mỹ, Vị Thủy, Phụng Hiệp, thị xã Long Mỹ và thành phố Vị Thanh.
Tranh thủ nghỉ tay khi đang cấy giặm cho 1,5ha lúa Đông xuân của gia đình được gần một tháng tuổi, ông Phạm Văn Hùng, ở ấp 4, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, thông tin: “Nhiều năm qua và ngay vụ lúa Đông xuân này, có không ít bà con ở xứ này đều thực hiện mô hình sạ hàng trong canh tác lúa. Nhờ vậy, không chỉ giúp nông dân giảm được lượng lúa giống gieo sạ từ 180kg/ha xuống còn 80-120kg/ha mà còn hạn chế đáng kể tình hình dịch hại tấn công cho cây lúa, từ đó nhẹ công phun thuốc phòng trừ và giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận. Từ đầu vụ đến nay, dịch hại trên lúa gần như không có. Thế nhưng, thời tiết thay đổi trong những ngày qua nên qua thăm đồng thường xuyên tôi thấy bệnh đạo ôn lá và bọ trĩ đã bắt đầu xuất hiện. Do đó, tranh thủ giặm lúa xong, tôi sẽ tiến hành phun thuốc đợt đầu để phòng ngừa 2 đối tượng dịch hại này”.
Theo dự báo của cơ quan chuyên môn, thời tiết trong những ngày tới sẽ có nắng chiếm ưu thế. Cụ thể là ngày nắng trời nhiều mây, sáng sớm tiếp tục có nhiều sương mù. Với tình hình thời tiết như trên sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh và một số loài côn trùng xuất hiện gây hại trên cây lúa. Trong đó, rầy nâu, bệnh đạo ôn lá, bọ trĩ,... vẫn là những đối tượng gây hại chính. Bà Nguyễn Thanh Thúy, Chi cục phó Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, cho biết thêm: Đơn vị đề nghị các Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật trong tỉnh tiếp tục phối hợp tốt cùng nông dân thường xuyên thăm đồng để kiểm tra và phát hiện sớm sinh vật gây hại, từ đó có biện pháp quản lý và phòng trừ kịp thời, hiệu quả. Ngoài ra, tiếp tục tổ chức những buổi tập huấn, hướng dẫn nông dân các biện pháp về kỹ thuật quản lý, phòng trừ sinh vật gây hại vào từng thời điểm nhằm giúp cây lúa khỏe để đạt năng suất cao khi thu hoạch...
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC
18:36 28/11/2024
Sau hơn 3 tháng thả nuôi, thời điểm này nông dân trong tỉnh bắt đầu vào vụ thu hoạch cá ruộng để chuẩn bị xuống giống vụ lúa Đông xuân. Năm nay nước về sớm nên cá đạt năng suất và giá bán cao hơn mọi năm, giúp nhiều nông hộ nuôi cá ruộng có lãi cao.
18:35 28/11/2024
Mô hình trồng nấm mối đen đã được Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang xây dựng tại nông hộ kết hợp với ứng dụng công nghệ sấy thăng hoa trong chế biến cho hiệu quả thiết thực là điểm tham quan học tập của nông dân trong và ngoài tỉnh.
18:33 28/11/2024
(HG) - Thời gian qua, với sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh Hậu Giang thường xuyên quan tâm đầu tư xây dựng mới và nâng cấp sửa chữa hệ thống công trình thủy lợi ngăn mặn, lũ; nhờ vậy, hiện hệ thống đê bao, cống, bọng, trạm bơm đã góp phần quan trọng trong việc phục vụ sản xuất, dân sinh, đồng thời bảo vệ các vùng sản xuất, bảo vệ môi trường và phòng, chống giảm nhẹ thiên tai cho người dân.
08:01 28/11/2024
Chuyển đổi và đa dạng hình thức canh tác theo hướng hữu cơ cũng như sử dụng các giống cây chất lượng cao trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế là hướng phát triển có trọng tâm, trọng điểm được Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang triển khai thực hiện.
08:42 27/11/2024
(HG) - Qua rà soát mới đây của ngành chức năng tỉnh, hiện trên địa bàn Hậu Giang có 32 doanh nghiệp và 38 hợp tác xã (HTX) thực hiện liên kết sản xuất và bao tiêu nông sản cho gần với 40.000 lượt hộ dân tham gia, tổng diện tích gần 39.000ha, ước sản lượng hơn 334.100 tấn.
08:41 27/11/2024
(HG) - Sau một thời gian tăng giá thì những ngày gần đây, giá khóm Cầu Đúc ở Hậu Giang bắt đầu giảm trở lại. Hiện giá khóm loại 1 (loại từ 1kg trở lên) được thương lái thu mua tại rẫy với mức giá từ 13.000-13.500 đồng/trái, đối với khóm loại 2 thì 2 trái kể 1. Mức giá này đang giảm hơn 2.000 đồng/trái so với thời điểm cách nay khoảng 2 tháng.
08:35 27/11/2024
(HG) - Sáng ngày 26-11, Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức hội nghị về công tác cán bộ. Tham dự có ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh; cùng tập thể Ban giám đốc và cán bộ chủ chốt của Sở NN&PTNT tỉnh.
08:27 27/11/2024
Thực hiện Đề án “Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đã và đang có nhiều giải pháp đồng bộ, đạt được những kết quả tích cực cho ngành nông nghiệp địa phương.
08:24 27/11/2024
(HG) - Văn phòng điều phối các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Hậu Giang cho biết, đến thời điểm này, toàn tỉnh có tổng số 348 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, tăng 82 sản phẩm so với cuối năm 2023; trong đó có 113 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh và 235 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện, thị xã, thành phố. Bên cạnh đó, tổng số chủ thể có sản phẩm đạt chuẩn OCOP trên địa bàn tỉnh là 160, trong đó có 90 chủ thể là cơ sở, 45 chủ thể là hợp tác xã và 25 chủ thể là công ty trách nhiệm hữu hạn.
07:18 26/11/2024
(HG) - Qua rà soát nhanh của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 25-11, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được hơn 15.000ha lúa Đông xuân 2024-2025 (kế hoạch 73.500ha),
18:37 28/11/2024
Nhiều khu tái định cư phục vụ người dân ảnh hưởng dự án cao tốc trục dọc và trục ngang đã bắt đầu đón những hộ dân đầu tiên về nơi ở mới. An cư đã có nhưng “lạc nghiệp” vẫn đang là mối quan tâm lớn của bà con hiện nay.
18:36 28/11/2024
Sau hơn 3 tháng thả nuôi, thời điểm này nông dân trong tỉnh bắt đầu vào vụ thu hoạch cá ruộng để chuẩn bị xuống giống vụ lúa Đông xuân. Năm nay nước về sớm nên cá đạt năng suất và giá bán cao hơn mọi năm, giúp nhiều nông hộ nuôi cá ruộng có lãi cao.
18:35 28/11/2024
Mô hình trồng nấm mối đen đã được Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang xây dựng tại nông hộ kết hợp với ứng dụng công nghệ sấy thăng hoa trong chế biến cho hiệu quả thiết thực là điểm tham quan học tập của nông dân trong và ngoài tỉnh.
18:31 28/11/2024
Phát biểu sau buổi thảo luận về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, nhiều đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành xác định các trọng tâm, trọng điểm và lộ trình giải quyết, trả lời kịp thời kiến nghị của cử tri còn tồn đọng.