Thứ Ba, ngày 01/12/2020 | 08:44
Một vùng đất phèn chua ngày xưa ở ấp Phương Thạnh, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, nay đã được phủ một màu xanh của cây khóm. Sau cây mía, cây khóm được kỳ vọng đem lại cuộc sống khá giả cho người dân nơi đây.
Cây khóm MD2 đã bám rễ ở đất Phương Thạnh.
Khóm phủ xanh đất phèn
“Tôi về đây từ năm 1984, lúc đó đất rộng người thưa, đất đai được khai phá nhưng cằn cỗi vì ít canh tác, cày bừa. Đất này đó giờ ngoài mía chỉ có khóm, những năm đó tôi trồng mía như nhiều hộ khác. Thời đó, cây mía có giá, cuộc sống người dân ở đây ổn định, 7-8 năm nay, mía rớt giá nên người dân không mặn mòi nữa mà chuyển sang trồng khóm”, ông Tư Sĩ (Nguyễn Văn Sĩ) mở đầu câu chuyện về cây khóm như vậy.
Hiện giờ, ông trồng khóm MD2, giống khóm do một công ty xuất nhập khẩu có trụ sở ở thành phố Cần Thơ liên kết hướng dẫn kỹ thuật, cung ứng con giống và bao tiêu, còn những năm trước ông trồng giống khóm Queen. Với 3,3ha đất trồng khóm (trong số này có khoảng 1,5ha là đất thuê mướn người dân xung quanh), chuyện mang về thu nhập vài trăm triệu một năm không khó với gia đình ông Sĩ. “Giá khóm công ty bao tiêu 5.700 đồng/kg, không phân loại trái, từ chỗ không phân loại khi bán nên tính ra giá cả khá”.
Vài năm trước, khi cây mía bắt đầu mất giá, người dân chưa định hình trồng loại cây gì thay thế, mọi người ngại thử nghiệm, vì gốc đất phèn chua không biết trồng cây gì mới tốt. Một số hộ dân như ông Tư Sĩ trở lại cây “truyền thống” là cây khóm - vốn đã có trồng từ nhiều năm trước tại vùng đất này nhưng lại lo lắng chuyện đầu ra. Rồi có công ty xuống tìm hiểu, đề xuất hợp đồng trồng khóm MD2, nhiều người dân cũng… sợ. Tuy nhiên, với suy nghĩ nếu không làm thì khó mà biết hay dở thế nào, nên ông Tư Sĩ cùng ông Trần Hoài Phương là những hộ đầu tiên đặt niềm tin cây khóm có tiềm năng ở đất này.
Ông Phương chia sẻ: “Tôi năm nay đã 40 tuổi, đó giờ gắn bó cây mía, khi mía không trụ vững nữa, nếu không thay đổi sẽ rất khó khăn nên quyết tâm đánh cược một lần. Hợp tác trồng khóm bắt đầu từ năm 2018, đến nay sau thu hoạch khoảng 2 lần đã cho thấy hiệu quả chuyển đổi. Năm đầu tiên, với khoảng 10 công đất trồng khóm, cả bán trái và bán cây giống cho công ty, tôi thu về khoảng 500 triệu đồng chưa trừ chi phí đầu tư”.
Phù hợp thời thế
Theo những người dân lâu năm ở đây như ông Phương, ông Sĩ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng là để phù hợp với thời thế, khi cây mía không còn phục vụ cho sự phát triển và lo cuộc sống bền vững cho người dân, thì phải nhường chỗ cho loại cây khác phát triển. Cây khóm là loại cây đầu tiên mang sứ mệnh thay thế cây mía ở đây.
Cây khóm đang cho thấy hiệu quả bước đầu nhưng bền vững ở Phương Thạnh. Ở nhà ông Tư Sĩ, đứa con trai trước đây đi làm ngoài tỉnh cũng trở về gắn bó với cây khóm, đứa con gái của ông lấy chồng cũng “nối nghiệp” trồng khóm của cha. Nếu bao tiêu ổn định như hiện nay, rễ khóm sẽ bám sâu. Anh Nguyễn Duy Quang, con trai ông Tư Sĩ, bộc bạch: “Cây khóm cho thấy nhiều triển vọng phát triển như cha tôi hay nói với mọi người. Sau khi đi làm xa nhiều năm, tôi cũng quyết định trở về cùng cha gầy dựng nghề trồng khóm, bà con ở đây kỳ vọng cây khóm gắn bó lâu dài và tạo sự thay đổi cho đất này”.
Diện tích trồng khóm MD2 ở xã Phương Bình là 65ha, tập trung hầu hết ở ấp Phương Thạnh. Chỉ sau khoảng 2 năm, tại ấp đã có một số căn nhà tường khang trang được xây dựng, nhà ông Phương là một trong số đó, căn nhà được xây dựng từ “sự hỗ trợ” của cây khóm. Anh Trần Minh Luân, Tổ trưởng Tổ kỹ thuật xã Phương Bình, cho biết: Việc chuyển đổi cây trồng vật nuôi được lãnh đạo tỉnh, huyện định hướng, còn Đảng ủy, UBND xã cũng chỉ đạo, lãnh đạo rất quyết liệt. Hai năm qua, việc chuyển đổi đất mía đã được thực hiện rất hiệu quả tại ấp Phương Thạnh, từ kết quả này chính là tiền đề và kinh nghiệm để việc chuyển đổi các loại cây trồng phù hợp ở các ấp còn lại của xã Phương Bình.
Cuộc sống của người dân xã Phương Bình - một vùng căn cứ kháng chiến xưa đã có nhiều đổi thay tích cực những năm qua. Đóng góp vào kết quả chung đó, có sự định hướng chủ động từ Đảng ủy, UBND xã Phương Bình trong chuyển đổi cây trồng vật nuôi. Toàn xã có hơn 2.424ha đất nông nghiệp, trong đó đất lúa trên 1.700ha, 370ha đất trồng cây ăn trái, cây có múi. Riêng diện tích cá ao khoảng 105ha, còn cá ruộng khoảng 700ha. Bên cạnh đó, toàn xã còn 35ha vườn tạp, diện tích này đang được tích cực chuyển đổi sang những loại cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế. Xã Phương Bình trước đây là vùng trồng mía “chủ lực” của huyện Phụng Hiệp, còn hiện giờ diện tích mía đã nhường chỗ cho các loại cây trồng khác, đất mía toàn xã chỉ còn khoảng 80ha.
Ông Phạm Măng Non, Chủ tịch UBND xã Phương Bình, chia sẻ: “Chuyển đổi là để phát triển và trong quá trình này lãnh đạo xã luôn trăn trở là chuyển đổi cây gì, còn gì cho phù hợp với đặc thù, tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Với những kết quả bước đầu của quá trình chuyển đổi, chúng tôi sẽ theo sát, có tham mưu, báo cáo với lãnh đạo huyện kịp thời, để có sự đánh giá, tháo gỡ khó khăn, phục vụ nhân rộng việc chuyển đổi trong tương lai…”.
Bài, ảnh: HOÀNG NGUYÊN
18:36 28/11/2024
Sau hơn 3 tháng thả nuôi, thời điểm này nông dân trong tỉnh bắt đầu vào vụ thu hoạch cá ruộng để chuẩn bị xuống giống vụ lúa Đông xuân. Năm nay nước về sớm nên cá đạt năng suất và giá bán cao hơn mọi năm, giúp nhiều nông hộ nuôi cá ruộng có lãi cao.
18:35 28/11/2024
Mô hình trồng nấm mối đen đã được Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang xây dựng tại nông hộ kết hợp với ứng dụng công nghệ sấy thăng hoa trong chế biến cho hiệu quả thiết thực là điểm tham quan học tập của nông dân trong và ngoài tỉnh.
18:33 28/11/2024
(HG) - Thời gian qua, với sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh Hậu Giang thường xuyên quan tâm đầu tư xây dựng mới và nâng cấp sửa chữa hệ thống công trình thủy lợi ngăn mặn, lũ; nhờ vậy, hiện hệ thống đê bao, cống, bọng, trạm bơm đã góp phần quan trọng trong việc phục vụ sản xuất, dân sinh, đồng thời bảo vệ các vùng sản xuất, bảo vệ môi trường và phòng, chống giảm nhẹ thiên tai cho người dân.
08:01 28/11/2024
Chuyển đổi và đa dạng hình thức canh tác theo hướng hữu cơ cũng như sử dụng các giống cây chất lượng cao trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế là hướng phát triển có trọng tâm, trọng điểm được Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang triển khai thực hiện.
08:42 27/11/2024
(HG) - Qua rà soát mới đây của ngành chức năng tỉnh, hiện trên địa bàn Hậu Giang có 32 doanh nghiệp và 38 hợp tác xã (HTX) thực hiện liên kết sản xuất và bao tiêu nông sản cho gần với 40.000 lượt hộ dân tham gia, tổng diện tích gần 39.000ha, ước sản lượng hơn 334.100 tấn.
08:41 27/11/2024
(HG) - Sau một thời gian tăng giá thì những ngày gần đây, giá khóm Cầu Đúc ở Hậu Giang bắt đầu giảm trở lại. Hiện giá khóm loại 1 (loại từ 1kg trở lên) được thương lái thu mua tại rẫy với mức giá từ 13.000-13.500 đồng/trái, đối với khóm loại 2 thì 2 trái kể 1. Mức giá này đang giảm hơn 2.000 đồng/trái so với thời điểm cách nay khoảng 2 tháng.
08:35 27/11/2024
(HG) - Sáng ngày 26-11, Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức hội nghị về công tác cán bộ. Tham dự có ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh; cùng tập thể Ban giám đốc và cán bộ chủ chốt của Sở NN&PTNT tỉnh.
08:27 27/11/2024
Thực hiện Đề án “Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đã và đang có nhiều giải pháp đồng bộ, đạt được những kết quả tích cực cho ngành nông nghiệp địa phương.
08:24 27/11/2024
(HG) - Văn phòng điều phối các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Hậu Giang cho biết, đến thời điểm này, toàn tỉnh có tổng số 348 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, tăng 82 sản phẩm so với cuối năm 2023; trong đó có 113 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh và 235 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện, thị xã, thành phố. Bên cạnh đó, tổng số chủ thể có sản phẩm đạt chuẩn OCOP trên địa bàn tỉnh là 160, trong đó có 90 chủ thể là cơ sở, 45 chủ thể là hợp tác xã và 25 chủ thể là công ty trách nhiệm hữu hạn.
07:18 26/11/2024
(HG) - Qua rà soát nhanh của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 25-11, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được hơn 15.000ha lúa Đông xuân 2024-2025 (kế hoạch 73.500ha),
05:58 29/11/2024
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Hơn 30.000 tiến sĩ đang làm việc toàn thời gian ở đại học; Australia dự kiến thông qua dự luật cấm người dưới 16 tuổi sử dụng Facebook, TikTok, Snapchat và Instagram tuần này; Phát hiện lỗ hổng bảo mật tồn tại hơn 20 năm nhờ AI; Gen Z sợ bị AI cướp việc.
18:37 28/11/2024
Nhiều khu tái định cư phục vụ người dân ảnh hưởng dự án cao tốc trục dọc và trục ngang đã bắt đầu đón những hộ dân đầu tiên về nơi ở mới. An cư đã có nhưng “lạc nghiệp” vẫn đang là mối quan tâm lớn của bà con hiện nay.
18:36 28/11/2024
Sau hơn 3 tháng thả nuôi, thời điểm này nông dân trong tỉnh bắt đầu vào vụ thu hoạch cá ruộng để chuẩn bị xuống giống vụ lúa Đông xuân. Năm nay nước về sớm nên cá đạt năng suất và giá bán cao hơn mọi năm, giúp nhiều nông hộ nuôi cá ruộng có lãi cao.
18:35 28/11/2024
Mô hình trồng nấm mối đen đã được Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang xây dựng tại nông hộ kết hợp với ứng dụng công nghệ sấy thăng hoa trong chế biến cho hiệu quả thiết thực là điểm tham quan học tập của nông dân trong và ngoài tỉnh.