Gam màu sáng về bức tranh nông thôn mới

Thứ Năm, ngày 14/01/2021 | 08:04

Từ việc triển khai nhiều giải pháp trọng tâm và thu lại những kết quả ấn tượng trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) thời gian qua, hiện Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, quyết tâm thực hiện hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM trong quý I năm nay. 

Mô hình ngôi nhà 100 đồng trong xử lý rác thải nhựa đang mang lại nhiều hiệu quả và được xã Vĩnh Thuận Tây nhân rộng. 

Đến thời điểm này, xã Vĩnh Thuận Tây đã được các sở, ban, ngành có liên quan của tỉnh công nhận đạt 16/19 tiêu chí NTM. Tuy địa phương còn 3 tiêu chí chưa được công nhận nhưng một bức tranh NTM đang hiện ra tại các vùng nông thôn trên địa bàn xã với những gam màu sáng về sự đổi thay trên nhiều mặt của đời sống và sản xuất. Theo đó, là địa phương có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, với cây trồng chủ lực là lúa (tổng diện tích 1.888ha). Vì vậy, nhằm giúp người dân sản xuất hiệu quả, tăng nguồn thu nhập thì thời gian qua ngành chức năng của xã không ngừng phối hợp với các cơ quan chuyên môn của tỉnh, huyện trong việc đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, cũng như triển khai nhiều chương trình, dự án trong canh tác lúa như: mô hình cánh đồng lớn để phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, hướng dẫn người dân áp dụng biện pháp kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”…

Bên cạnh đó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc chủ động nguồn nước phục vụ sản xuất, chính quyền địa phương của xã còn quan tâm thực hiện hệ thống thủy lợi nội đồng. Nhờ vậy đến nay, toàn xã có 1.380/2.122ha đất sản xuất nông nghiệp có đê bao khép kín khi được đầu tư đầy đủ cống bọng, trạm bơm hoàn chỉnh để sẵn sàng phục vụ bơm tưới cho các vụ sản xuất trong năm. Riêng trong năm vừa qua, xã Vĩnh Thuận Tây còn thực hiện nạo vét 11 tuyến kênh nội đồng để trữ nước ngọt phục vụ sản xuất hiệu quả cho người dân trước khi xâm nhập mặn đến.

Ông Nguyễn Văn Quới, hộ có hơn 2ha đất trồng lúa trong đê bao khép kín ở ấp 2, xã Vĩnh Thuận Tây, bộc bạch: “Với những việc làm của ngành chức năng địa phương đã giúp cho việc canh tác lúa của bà con ngày càng đạt hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, người dân có thể dễ dàng sản xuất được 3 vụ lúa/năm; đồng thời năng suất lúa trước đây thường ở mức 900kg/công thì nay tăng lên hơn 1,2 tấn/công. Ngoài ra, nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên không chỉ hạ giá thành sản xuất mà còn góp phần nâng cao giá trị hạt lúa. Điển hình trong các vụ lúa của năm vừa qua, nông dân xứ này bán lúa với giá cao hơn từ 500-1.000 đồng/kg (tùy giống) so với năm trước đó”.

Bên cạnh cây lúa, thời gian qua, thông qua công tác vận động của ngành chức năng địa phương mà hiện trên địa bàn xã Vĩnh Thuận Tây không còn vườn tạp, vườn cây kém hiệu quả. Thay vào đó là những vườn cây đang mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân như: cam, bưởi, dừa, sầu riêng,… Mặt khác, địa phương cũng đang thực hiện quy hoạch lại vùng lúa kém hiệu quả ở một phần của ấp 2, ấp 4 và ấp 7 để chuyển sang trồng rau màu hoặc làm kinh tế vườn nhằm cải thiện nguồn thu nhập cho người dân trên cùng diện tích canh tác.

Ông Nguyễn Thanh Thoảng, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thuận Tây, phấn khởi cho hay: Cùng với những giải pháp giúp người dân nâng cao nguồn thu nhập thì công tác giảm nghèo của địa phương cũng mang lại nhiều kết quả ấn tượng. Theo đó, ngoài tổ chức những buổi đối thoại trực tiếp với hộ nghèo để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng từ đó có giải pháp giúp đỡ phù hợp thì địa phương còn thành lập nhiều tổ đi khảo sát thực tế từng hộ nghèo để đề xuất những chính sách hỗ trợ cho bà con. Ngoài ra, ngành chức năng của xã còn tổ chức nhân rộng nhiều mô hình sản xuất hiệu quả để tạo điều kiện cho người dân sớm thoát nghèo. Điển hình như trong năm 2020 vừa qua, địa phương phối hợp với cơ quan chuyên môn hỗ trợ vốn cho 9 hộ nghèo, 9 hộ cận nghèo và 2 hộ mới thoát nghèo có điều kiện thực hiện mô hình nuôi bò vỗ béo và nuôi lươn. Từ nhiều giải pháp đã và đang thực hiện, đến thời điểm này, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 50,3 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 2,44%.

Song song với những gam màu sáng về thu nhập và hộ nghèo thì hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn và cảnh quan môi trường trên địa bàn xã Vĩnh Thuận Tây cũng được đầu tư ngày một khang trang, sạch đẹp. Điển hình là hiện toàn xã có 100% tuyến đường xã, đường từ trung tâm xã đến đường huyện và hơn 91% đường trục ấp, liên ấp được nhựa hoặc bê tông hóa; có 3/4 trường học đạt chuẩn theo quy định; trạm y tế xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế; chợ xã (chợ Vịnh Chèo) đạt danh hiệu chợ văn minh, thương nhân văn hóa; tỷ lệ nhà ở của người dân đạt theo tiêu chí quy định chiếm hơn 88,5%.

Về môi trường, nhằm tạo điểm nhấn trên các trục đường ở nông thôn, thời gian qua, ngành chức năng của xã Vĩnh Thuận Tây không ngừng tăng cường công tác vận động người dân vệ sinh cảnh quan xung quanh nhà và thực hiện trồng hàng rào cây xanh, trồng hoa ven hai bên đường. Nổi bật như tuyến đường Trà Sắt, thuộc ấp 2; tuyến đường Kênh Ngang thuộc ấp 5 và ấp 7; tuyến đường trục chính thuộc ấp 1 và ấp 2. Ngoài ra, địa phương còn xây dựng một số mô hình khác như: mô hình đổi rác lấy quà tại khu chợ, mô hình ngôi nhà 100 đồng đặt tại trụ sở UBND xã và các điểm trường học; mô hình phân loại và xử lý rác thải hộ gia đình ở ấp 2 và ấp 7. Mặt khác, hiện xã Vĩnh Thuận Tây cũng xây dựng được nhiều mô hình nhằm đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn như: mô hình thắp sáng đường quê được 7km; lắp đặt 11 camera an ninh tại khu vực chợ Vịnh Chèo; tôn giáo đồng hành an ninh trật tự, an toàn giao thông; cà phê pháp luật…

Chia sẻ về sự đổi thay của quê hương, bà Nguyễn Thị Màu, ở ấp 7, xã Vĩnh Thuận Tây, thông tin: “So với 5 năm trước thì vùng quê xứ này đã thay đổi hẳn trên các mặt về điều kiện sống và sản xuất ngày một tốt hơn. Chính vì vậy, bà con không còn thấy khoảng cách quá lớn về đời sống giữa thành thị và nông thôn. Với việc tạo ra một vùng quê đáng sống như hiện nay đã làm cho bà con tin tưởng và ngày càng hưởng ứng mạnh mẽ chủ trương về xây dựng NTM”.

Ông Nguyễn Thanh Thoảng, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thuận Tây, cho biết thêm: Hiện địa phương tiếp tục củng cố, nâng chất các tiêu chí NTM đã đạt theo chức năng, nhiệm vụ của xã và người dân; riêng 3 tiêu chí chưa hoàn thành thì có tiêu chí số 2 về giao thông và tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa cần nguồn vốn đầu tư từ tỉnh và huyện. Do đó, để Vĩnh Thuận Tây có thể đạt 19/19 tiêu chí NTM trong quý I này và phấn đấu tổ chức lễ ra mắt xã NTM vào tháng 5 tới theo kế hoạch thì địa phương rất cần sự quan tâm, hỗ trợ từ các ngành có liên quan, nhất là sớm bố trí nguồn vốn để xã triển khai các công trình và hoàn thành đúng tiến độ…

Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC

Viết bình luận mới

Xem thêm

Vào vụ thu hoạch cá ruộng

18:36 28/11/2024

Sau hơn 3 tháng thả nuôi, thời điểm này nông dân trong tỉnh bắt đầu vào vụ thu hoạch cá ruộng để chuẩn bị xuống giống vụ lúa Đông xuân. Năm nay nước về sớm nên cá đạt năng suất và giá bán cao hơn mọi năm, giúp nhiều nông hộ nuôi cá ruộng có lãi cao.

Phát triển mô hình trồng nấm mối đen ứng dụng công nghệ cao

18:35 28/11/2024

Mô hình trồng nấm mối đen đã được Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang xây dựng tại nông hộ kết hợp với ứng dụng công nghệ sấy thăng hoa trong chế biến cho hiệu quả thiết thực là điểm tham quan học tập của nông dân trong và ngoài tỉnh.

Hệ thống đê bao, cống, bọng tại Hậu Giang đang phục vụ tốt cho hơn 57.300ha đất sản xuất nông nghiệp

18:33 28/11/2024

(HG) - Thời gian qua, với sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh Hậu Giang thường xuyên quan tâm đầu tư xây dựng mới và nâng cấp sửa chữa hệ thống công trình thủy lợi ngăn mặn, lũ; nhờ vậy, hiện hệ thống đê bao, cống, bọng, trạm bơm đã góp phần quan trọng trong việc phục vụ sản xuất, dân sinh, đồng thời bảo vệ các vùng sản xuất, bảo vệ môi trường và phòng, chống giảm nhẹ thiên tai cho người dân.

Triển vọng mô hình trồng măng tây tiêu chuẩn VietGAP

08:01 28/11/2024

Chuyển đổi và đa dạng hình thức canh tác theo hướng hữu cơ cũng như sử dụng các giống cây chất lượng cao trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế là hướng phát triển có trọng tâm, trọng điểm được Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang triển khai thực hiện.

Có 70 doanh nghiệp, HTX liên kết sản xuất và bao tiêu nông sản cho người dân

08:42 27/11/2024

(HG) - Qua rà soát mới đây của ngành chức năng tỉnh, hiện trên địa bàn Hậu Giang có 32 doanh nghiệp và 38 hợp tác xã (HTX) thực hiện liên kết sản xuất và bao tiêu nông sản cho gần với 40.000 lượt hộ dân tham gia, tổng diện tích gần 39.000ha, ước sản lượng hơn 334.100 tấn.

Giá khóm Cầu Đúc giảm nhưng người trồng vẫn có lợi nhuận

08:41 27/11/2024

(HG) - Sau một thời gian tăng giá thì những ngày gần đây, giá khóm Cầu Đúc ở Hậu Giang bắt đầu giảm trở lại. Hiện giá khóm loại 1 (loại từ 1kg trở lên) được thương lái thu mua tại rẫy với mức giá từ 13.000-13.500 đồng/trái, đối với khóm loại 2 thì 2 trái kể 1. Mức giá này đang giảm hơn 2.000 đồng/trái so với thời điểm cách nay khoảng 2 tháng.

Bổ nhiệm lại Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang

08:35 27/11/2024

(HG) - Sáng ngày 26-11, Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức hội nghị về công tác cán bộ. Tham dự có ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh; cùng tập thể Ban giám đốc và cán bộ chủ chốt của Sở NN&PTNT tỉnh.

Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu

08:27 27/11/2024

Thực hiện Đề án “Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đã và đang có nhiều giải pháp đồng bộ, đạt được những kết quả tích cực cho ngành nông nghiệp địa phương.

Hậu Giang hiện có 348 sản phẩm đạt chuẩn OCOP

08:24 27/11/2024

(HG) - Văn phòng điều phối các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Hậu Giang cho biết, đến thời điểm này, toàn tỉnh có tổng số 348 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, tăng 82 sản phẩm so với cuối năm 2023; trong đó có 113 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh và 235 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện, thị xã, thành phố. Bên cạnh đó, tổng số chủ thể có sản phẩm đạt chuẩn OCOP trên địa bàn tỉnh là 160, trong đó có 90 chủ thể là cơ sở, 45 chủ thể là hợp tác xã và 25 chủ thể là công ty trách nhiệm hữu hạn.

Kết thúc đợt 1, Hậu Giang xuống giống hơn 15.000ha lúa Đông xuân

07:18 26/11/2024

(HG) - Qua rà soát nhanh của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 25-11, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được hơn 15.000ha lúa Đông xuân 2024-2025 (kế hoạch 73.500ha),

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Để người dân an lòng ở khu tái định cư mới

18:37 28/11/2024

Nhiều khu tái định cư phục vụ người dân ảnh hưởng dự án cao tốc trục dọc và trục ngang đã bắt đầu đón những hộ dân đầu tiên về nơi ở mới. An cư đã có nhưng “lạc nghiệp” vẫn đang là mối quan tâm lớn của bà con hiện nay.

Vào vụ thu hoạch cá ruộng

18:36 28/11/2024

Sau hơn 3 tháng thả nuôi, thời điểm này nông dân trong tỉnh bắt đầu vào vụ thu hoạch cá ruộng để chuẩn bị xuống giống vụ lúa Đông xuân. Năm nay nước về sớm nên cá đạt năng suất và giá bán cao hơn mọi năm, giúp nhiều nông hộ nuôi cá ruộng có lãi cao.

Phát triển mô hình trồng nấm mối đen ứng dụng công nghệ cao

18:35 28/11/2024

Mô hình trồng nấm mối đen đã được Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang xây dựng tại nông hộ kết hợp với ứng dụng công nghệ sấy thăng hoa trong chế biến cho hiệu quả thiết thực là điểm tham quan học tập của nông dân trong và ngoài tỉnh.

Cần có lộ trình giải quyết kịp thời kiến nghị của cử tri còn tồn đọng

18:31 28/11/2024

Phát biểu sau buổi thảo luận về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, nhiều đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành xác định các trọng tâm, trọng điểm và lộ trình giải quyết, trả lời kịp thời kiến nghị của cử tri còn tồn đọng.