Hiệu quả mô hình phát triển hợp tác xã gắn với sản phẩm OCOP

Thứ Ba, ngày 20/12/2022 | 05:27

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là giải pháp tích cực của Nhà nước, nhằm phát triển kinh tế từ các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp... Đây là những sản phẩm tiềm năng, lợi thế của địa phương chưa được phát huy, khai thác để phát triển kinh tế nâng cao thu nhập cho người dân vùng nông thôn.

Nhiều sản phẩm từ cá thát lát ở HTX Kỳ Như đã đạt chuẩn OCOP và có mặt tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể thực hiện. Nhận thức được tầm quan trọng của Chương trình OCOP đối với việc phát triển của hợp tác xã trong tương lai nên đầu năm 2019, HTX Kỳ Như, ở xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, bắt đầu chuyển đổi phương thức sản xuất, chế biến sản phẩm theo quy chuẩn OCOP trên cơ sở phát triển có sự chọn lọc từ những sản phẩm chủ lực của mình, nhằm chuẩn hóa sản phẩm, nâng tầm giá trị để thực hiện tham gia đăng ký Chương trình mỗi xã một sản phẩm gồm có 8 sản phẩm. Kết quả cả 8 sản phẩm tham gia đều được đánh giá, xếp hạng cấp tỉnh, đạt mức phân hạng 4 sao. Năm 2022, HTX tiếp tục đăng ký đánh giá thêm 3 sản phẩm mới. Những sản phẩm sau khi được công nhận, HTX được đặc quyền sử dụng nhãn hiệu OCOP và thứ hạng sao đạt được in và dán trên bao bì của sản phẩm. Với hình ảnh này đã tạo điều kiện để sản phẩm của HTX có chỗ đứng vững trên thị trường, đặc biệt là tạo niềm tin đối với người tiêu dùng.

Trước khi tham gia OCOP, các sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu nông nghiệp của HTX Kỳ Như mà chủ yếu là cá thát lát, mặc dù đã được Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh xác nhận sản phẩm có chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, nhưng sức tiêu thụ vẫn chậm, mức tiêu dùng chỉ đạt khoảng 6 tấn/tháng, tương đương 72 tấn/năm.

Theo lãnh đạo HTX Kỳ Như, sau khi sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, thương hiệu được nhiều tổ chức, doanh nghiệp và người tiêu dùng biết đến nên HTX liên tục nhận được nhiều hợp đồng cung cấp với số lượng lớn. Các đối tác tự tìm đến yêu cầu được làm đại lý phân phối sản phẩm của HTX thay vì trước đây HTX phải bôn ba tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Hiện nay HTX đã mở rộng nhà xưởng, vận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nhằm đảm bảo cung ứng cho thị trường lên đến 18 tấn/tháng, tương đương 220 tấn/năm, tăng trên 300% so với trước đây, nhưng vẫn chưa đáp ứng được số lượng theo yêu cầu của khách hàng gần xa. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX cũng đã góp phần đảm bảo đầu ra cho hàng chục héc-ta nuôi cá nguyên liệu của các hộ nông dân trong và ngoài địa bàn.

Bà Nguyễn Kim Thùy, Giám đốc HTX Kỳ Như, cho biết: Muốn khởi nghiệp từ OCOP thành công thì điều quan trọng đối với các HTX là phải xây dựng theo chuỗi quy trình khép kín và thắt chặt mối liên kết quan hệ hữu cơ giữa “4 nhà” (Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp - Nhà nông) trong sản xuất ghi chép nhật ký sản xuất, chế biến và tiêu thụ phải gửi mẫu kiểm nghiệm dư lượng mỗi lô hàng, đó chính là bàn đạp vững chắc, là cầu nối thành công cho HTX, cho doanh nghiệp chọn khởi nghiệp từ sản phẩm OCOP.

Bên cạnh đó, việc xây dựng mô hình phát triển HTX liên kết kiểu mới gắn với sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm OCOP sẽ mang lại hiệu quả tích cực, phát huy được thế mạnh về khả năng cạnh tranh của HTX. Đồng thời, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn của địa phương phát triển, góp phần thực hiện thành công Chương trình mỗi xã một sản phẩm của Chính phủ.

Bà Nguyễn Kim Thùy cho biết thêm: “HTX sẽ tiếp tục tăng cường sản xuất, chế biến ra nhiều sản phẩm OCOP; chủ động quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp liên kết tập trung có ứng dụng khoa học công nghệ theo quy trình khép kín với quy mô sản lượng lớn đủ cung ứng cho HTX sản xuất và chế biến. Từ đó, sản phẩm được đảm bảo với chất lượng giá trị cao, an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được thị trường đón nhận; nhằm tạo đà cho HTX phát triển có chiều sâu, hiệu quả ổn định, đồng thời tạo ra nhiều công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho lực lượng lao động nhàn rỗi ở địa phương”.

Ông Huỳnh Thành Hữu, Chánh Văn phòng điều phối các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh, cho biết: Trong năm 2022 đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị sản phẩm, để chương trình trở thành động lực kinh tế trọng tâm ở nông thôn. Phát triển vùng sản xuất chuyên canh, đẩy mạnh thâm canh ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới vào sản xuất, đặc biệt là công nghệ sinh học, ứng dụng công nghệ cao, đổi mới giống cây trồng, tiếp tục phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh; tập trung quảng bá, tiếp thị sản phẩm OCOP bằng nhiều hình thức, chú trọng thực hiện xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm đạt từ 3-5 sao. Phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã nhanh về số lượng, mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả hoạt động; phát triển các loại hình hợp tác xã trong các lĩnh vực, chú trọng hợp tác xã nông nghiệp. Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng, chủ lực của tỉnh. Tăng cường xúc tiến thương mại, hỗ trợ tìm thị trường đầu ra cho nông sản...

Bài, ảnh: HOÀI THU

Viết bình luận mới

Xem thêm

Diện mạo mới cho nông thôn từ mô hình hay

07:47 05/11/2024

Những con đường trước đây ban đêm người dân ngại ra đường do quá tối, thì nay đã được thay bằng hệ thống điện chiếu sáng, ban ngày còn được nhìn ngắm màu xanh của cây xanh, hoa kiểng trải dài, đây là hiệu quả của mô hình “Đêm sáng, ngày xanh” đang được nhân rộng trên địa bàn huyện Phụng Hiệp.

Nông dân trồng chanh không hạt có lợi nhuận thấp do giá giảm mạnh

07:45 05/11/2024

(HG) - Mặc dù là cây trồng chủ lực của tỉnh Hậu Giang, nhưng gần đây nông dân trồng chanh không hạt đã không còn lợi nhuận nhiều do giá chanh đang giảm sâu.

Có 44 xã đạt tiêu chí số 17 về môi trường

07:31 05/11/2024

(HG) - Theo Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh, đến nay trên địa bàn tỉnh có 44/51 xã đạt tiêu chí 17 về môi trường và an toàn thực phẩm, đạt 86,3%.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả ở xã nông thôn mới

07:28 05/11/2024

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao hiệu quả sản xuất đã giúp phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần xây dựng nông thôn mới (NTM) đáng sống ở vùng quê.

Thành phố Vị Thanh có 48 sản phẩm OCOP được công nhận

07:36 04/11/2024

(HG) - Theo UBND thành phố Vị Thanh, trong tháng 10, các ngành, địa phương của thành phố đã đẩy mạnh việc nâng chất các tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu của các xã đã đạt;

Giữ vững, nâng chất tiêu chí nông thôn mới

07:35 04/11/2024

Từ sự quyết liệt vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận trong Nhân dân, huyện Châu Thành A đã đạt được nhiều dấu ấn trong việc xây dựng nông thôn mới (NTM).

Công nhận mới và tái công nhận 37 sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh

11:35 31/10/2024

(HGO) - Sáng ngày 30-10, Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024.

Nhân rộng mô hình nông nghiệp đô thị

09:23 31/10/2024

Thời gian qua, bên cạnh tập trung cho lĩnh vực thương mại - dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp,

Trồng dâu tằm, nuôi chuột Hamster kết hợp làm du lịch

07:35 30/10/2024

Hoạt động hơn 1 năm nay, vườn dâu tằm Mộng Mơ của gia đình chị Nguyễn Thị Hồng Mơ, ở ấp 3, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, đã trở thành điểm đến quen thuộc của người dân địa phương và du khách xa gần.

Giải pháp thúc đẩy sản xuất lúa chất lượng cao

07:34 30/10/2024

Trong quá trình thực hiện vùng lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại Hậu Giang, ngành nông nghiệp tỉnh nhận thấy vẫn còn nhiều điểm nghẽn cần có giải pháp tháo gỡ để thúc đẩy sản xuất lúa của người dân đạt hiệu quả và bền vững hơn.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Hạn chế tình trạng càng giảm thì càng tăng thủ tục hành chính

09:03 05/11/2024

Thảo luận tại hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm sau, bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh, nhất trí cao với nhiều kết quả quan trọng đạt được, song bà cũng nêu lên một số vấn đề cần tiếp tục quan tâm.

Chuyện cũ của năm học mới

08:16 05/11/2024

Thực trạng thiếu giáo viên là khó khăn và thách thức lớn với ngành giáo dục và đào tạo tỉnh nhà, ảnh hưởng đến hoạt động dạy học ở các trường. Đây là chuyện không mới nhưng mỗi năm học đều loay hoay tìm giải pháp. Bài toán thiếu giáo viên vẫn chưa có lời giải thỏa đáng.

Dự kiến ngày 11-11, UBND tỉnh sẽ ban hành 2 quyết định liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp

07:54 05/11/2024

(HGO) - Sáng ngày 4-11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị với các sở, ngành và địa phương trong tỉnh để góp ý lần cuối dự thảo quyết định ban hành quy trình sản xuất về cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh và quyết định ban hành quy định đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi là thủy sản hoặc vật nuôi khác khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh. Dự và chỉ đạo hội nghị có ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.

4 đơn vị thực hiện thí điểm mô hình “Ngôi nhà 4 sạch”

07:52 05/11/2024

(HG) - Đó là Hội LHPN huyện Châu Thành (thí điểm tại xã Đông Phước A), Hội LHPN huyện Vị Thủy (thí điểm tại xã Vị Thắng), Hội LHPN huyện Châu Thành A (thí điểm tại xã Nhơn Nghĩa A) và Hội LHPN huyện Phụng Hiệp (thí điểm tại xã Thạnh Hòa).