Thứ Năm, ngày 01/12/2022 | 12:25
Những năm gần đây, phong trào chuyển đổi cây trồng, vật nuôi được nhiều nông hộ ở các địa phương trong tỉnh thực hiện theo phương thức sản xuất đa canh nhiều loại cây trồng trên cùng một diện tích canh tác, để lấy ngắn nuôi dài góp phần nâng cao thu nhập.
Xen canh màu trong vườn cây ăn trái được nhiều nông dân trong tỉnh áp dụng và cho hiệu quả. Ảnh: T.TRÚC
Với diện tích 3,5ha đất mía sản xuất không hiệu quả, do liên tục gặp cảnh trúng mùa rớt giá. Cách đây 7 năm, ông Nguyễn Văn Công, ở xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, đã mạnh dạn chuyển 3ha mía sang trồng cam sành. Hiện nay, dù nhà vườn trồng cam sành bị thất thu do bệnh vàng lá gân xanh tấn công, nhưng với bí quyết canh tác của riêng mình, vườn cam của gia đình ông Công hàng năm vẫn cho thu nhập hơn 100 tấn trái, giúp ông thu về lợi nhuận hơn 1 tỉ đồng/năm.
Ông Công cho biết: “Trồng cây khác rất khó lấy tiền một lần, trong khi cây cam thì làm được chuyện đó. Tuy giá bán khá rẻ, chỉ khoảng 10.000 đồng/kg nhưng nếu bán với sản lượng nhiều thì mình vẫn có thể thu được số tiền lớn. Như vừa rồi, gia đình bán được 50 tấn trái đã thu về 500 triệu đồng, còn đợt cam tết này cũng hơn số lượng đó, tính ra năm nay thu nhập sẽ trên 1 tỉ đồng”.
Để có chi phí đầu tư cho vườn cam, hơn 1,5ha đất sản xuất còn lại được ông Công chuyển đổi sang trồng sầu riêng xen với chanh bông tím và đu đủ. Không những thế, tận dụng diện tích đất trống xung quanh nhà, ông Công xây dựng 12 bể nuôi lươn, mỗi bể nuôi 1.000 con lươn theo hình thức xoay vòng nên mỗi tháng đều có lươn xuất bán. Với cách làm này, mỗi tháng thu nhập thêm từ việc bán lươn, chanh bông tím và đu đủ hơn 30 triệu đồng, vừa có tiền để chi tiêu trong gia đình vừa có vốn đầu tư mua phân, thuốc cho vườn cam và sầu riêng. Nhờ vậy, đến khi thu hoạch cam gia đình ông Công thu trọn phần lợi nhuận.
Ông Công cho biết thêm: “Chanh thì trồng 6 tháng là có trái thu hoạch, đu đủ thì 8 tháng, lươn thì nuôi xoay vòng nên tháng nào cũng xuất một bể. Nhờ đó mà ngoài việc có tiền chi tiêu hàng tháng, gia đình còn có vốn để đầu tư cho vườn cam. Đến khi cam thu hoạch thì tất cả nguồn thu đó là lợi nhuận”.
Ông Nguyễn Thanh Nhiều, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hiệp Hưng, cho biết: Ngoài việc phát triển kinh tế cho gia đình thì ông Công còn hỗ trợ kỹ thuật canh tác cam cho bà con trong xóm hay bán lươn giống theo hình thức trả chậm cho những hộ nuôi trong xã. Nhờ đó mà hiện nay xã cũng nhân rộng được hơn 10 hộ nuôi lươn trên địa bàn.
Còn ông Nguyễn Văn Hậu, ở xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp, chọn cây rau má để trồng xen trong vườn mít Thái. Do cây rau má dễ trồng, nhẹ chăm sóc, trồng một lần nếu chăm sóc tốt có thể thu hoạch kéo dài cả năm. Với diện tích 3.000m2 trồng rau má xen với mít, trung bình 20 ngày ông Hậu thu hoạch một lần từ 250-300kg rau má, được thương lái thu mua ở mức 10.000-13.000 đồng/kg (tùy thời điểm), mỗi đợt ông thu nhập hơn 2 triệu đồng, tương đương gần 30 triệu đồng/năm.
Ông Hậu cho biết: “Rau má trồng không cần chăm sóc nhiều, sau mỗi đợt cắt bán chỉ cần tưới phân là tiếp tục thu hoạch cho lần kế tiếp. Thu nhập từ cây rau má mang lại vừa giúp cho gia đình có nguồn tiền để trang trải hàng tháng, vừa tạo điều kiện mua thêm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để đầu tư cho vườn mít. Cho dù mít rớt giá cũng không ảnh hưởng nhiều đến kinh tế của gia đình”.
Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp, cho biết: Sản xuất nông nghiệp theo hướng đa canh đang là mô hình được nông dân trong huyện áp dụng và nhân rộng. Trong 1.026 mô hình hiệu quả của huyện hiện nay, có hơn 40% mô hình nông dân áp dụng phương thức sản xuất đa canh hay lấy ngắn nuôi dài. Vì ngoài việc giúp gia tăng năng suất, hiệu quả, còn tận dụng tối đa diện tích canh tác, kết hợp nhiều cây trồng, vật nuôi để có giá trị kinh tế cao hơn. Chưa kể việc sản xuất đa canh còn hạn chế tình trạng mất trắng khi một trong các loại nông sản mất mùa hay rớt giá như thời gian qua.
Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Hậu Giang cho biết, mô hình kết hợp các đối tượng sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản được nông dân thực hiện và cho hiệu quả cao. Đối với cây ăn trái thì nông dân sử dụng bao trái để hạn chế sâu bệnh, ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng phân hữu cơ, hệ thống tưới. Chăn nuôi thì áp dụng đệm lót sinh học, nuôi các đối tượng cá trong vườn cây, thức ăn chủ yếu là tận dụng rau xanh và sản phẩm của trồng trọt. Với quy mô nông hộ từ 0,5ha trở lên có thể xây dựng, thiết kế mô hình sản xuất kết hợp để tăng thu nhập trên cùng đơn vị diện tích. Hầu hết mô hình này được các hộ có vườn cây ăn trái, rau màu, khi lên liếp còn ao mương tận dụng để nuôi cá, ngoài ra tận dụng diện tích nhỏ xung quanh nhà để chăn nuôi. Hoặc trồng lúa 2 vụ còn vụ 3 tận dụng nước lũ về nuôi cá để tăng nguồn thu nhập.
Theo ngành nông nghiệp tỉnh, mô hình kết hợp các đối tượng sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản được nhiều nông dân ở huyện Vị Thủy, Long Mỹ, Châu Thành A, thành phố Ngã Bảy, thành phố Vị Thanh, huyện Phụng Hiệp thực hiện. Mức đầu tư bình quân khoảng 233 triệu đồng/ha/năm; lợi nhuận bình quân 188 khoảng đồng/ha/năm. |
T.TRÚC - D.KHÁNH
07:29 18/04/2025
(HG) - Qua rà soát của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh, nông dân Hậu Giang vừa thu hoạch dứt điểm vụ lúa Đông xuân 2024-2025, với tổng diện tích gần 73.767ha, năng suất lúa bình quân đạt 7,79 tấn/ha;
07:47 16/04/2025
(HG) - Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) tỉnh cho biết, trên cơ sở củng cố, nâng chất vùng lúa theo Đề án chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT) trước đây,
07:35 16/04/2025
Canh tác lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP gắn với ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa trong sản xuất là giải pháp được nhiều nông dân trong tỉnh đánh giá cao tính hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội, từ đó thể hiện quyết tâm duy trì và nhân rộng cách thực hiện.
07:28 11/04/2025
(HG) - Ngành nông nghiệp và môi trường tỉnh Hậu Giang cho biết hiện có 2 đối tượng dịch hại trên lúa Hè thu mà nông dân cần quan tâm phòng trị là ốc bươu vàng và chuột.
05:38 10/04/2025
(HG) - Nông dân trồng bắp nếp trên địa bàn tỉnh đang vui mừng vì bán được giá cao và dễ tiêu thụ. Hiện bắp nếp được thương lái thu mua tại rẫy với giá khoảng 2.200 đồng/trái loại 1; bắp nếp loại 2 thì 2 trái tính thành 1.
07:10 09/04/2025
(HG) - Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hậu Giang cho biết, hiện tại rãnh áp thấp nối với vùng áp thấp nóng phía Tây tiếp tục phát triển và mở rộng dần về phía Đông Nam, ảnh hưởng tới thời tiết trong tỉnh. Theo đó, từ ngày 8 đến 10-4 khu vực trong tỉnh xuất hiện nắng nóng cục bộ tại các trung tâm thành phố, thị xã và trung tâm các huyện,
18:30 08/04/2025
(HG) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 32/2025 quy định diện tích, vị trí, mục đích sử dụng của công trình xây dựng phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
18:30 08/04/2025
(HG) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện về việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
07:39 08/04/2025
Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, thời gian qua Hậu Giang đã phát huy vai trò của các HTX trong việc đứng ra ký kết hợp đồng bao tiêu với các công ty doanh nghiệp, góp phần giải quyết tình trạng thu hoạch rộ làm giá lúa sụt giảm.
18:40 03/04/2025
Câu chuyện về những nông dân miền Tây mạnh dạn trồng lúa sạch, giảm phát thải để nhận tiền thưởng bạc tỉ từ các tổ chức quốc tế đang là vấn đề được nhiều người bàn tán. Cách làm mới này mở ra tương lai phát triển bền vững cho ngành lúa gạo, bởi bảo vệ tốt môi trường, người trồng lúa và người tiêu dùng…
15:05 22/04/2025
Tổng Công ty Viễn thông Viettel cho biết đang triển khai chương trình ưu đãi nhằm nâng cao trải nghiệm dịch vụ thoại và dữ liệu di động cho người dùng.
09:57 22/04/2025
(HG) - Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Châu Thành A vừa giải ngân cho 52 hộ vay vốn ở thị trấn Một Ngàn, với số tiền trên 1,7 tỉ đồng.
09:55 22/04/2025
Thiếu vắng các tay vợt chủ lực đã tạo ra khoảng trống lực lượng và áp lực duy trì vị thế trên đấu trường quốc tế của quần vợt Việt Nam.
09:55 22/04/2025
(HG) - Ngày 21-4, tại Thư viện tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Hậu Giang lần thứ IV năm 2025.