Thứ Năm, ngày 03/06/2021 | 09:07
Với điều kiện canh tác không thuận lợi nên nhiều nông dân đang nuôi tôm sú trên địa bàn huyện Long Mỹ cảm thấy lo lắng vì nguy cơ đối mặt với thất mùa.
Do điều kiện sản xuất không thuận lợi nên người nuôi tôm sú vùng phèn mặn xã Lương Nghĩa nhận định khả năng vụ tôm đang thả nuôi sẽ thất thu.
Xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ là địa phương thường chịu ảnh hưởng nặng của tình hình xâm nhập mặn vào mùa khô hàng năm, với nồng độ mặn xuất hiện trên sông Ngan Dừa phổ biến hơn 10‰, có năm độ mặn đỉnh điểm lên tới 18‰, riêng mùa khô vừa qua là 11,8‰. Chính tình hình xâm nhập mặn diễn ra gay gắt nên nông dân tại các vùng ảnh hưởng nặng do xâm nhập mặn của xã Lương Nghĩa chỉ sản xuất một vụ lúa/năm (là vụ lúa Đông xuân). Thế nhưng, từ đợt mặn lịch sử năm 2016 đến nay, nhiều hộ dân ngoài vùng đê bao ngăn mặn thuộc ấp 6, xã Lương Nghĩa, đã lấy nguồn nước mặn từ sông Ngan Dừa để thực hiện mô hình nuôi tôm sú nhằm kiếm thêm nguồn thu nhập cho gia đình trong những tháng nhàn rỗi thay vì bỏ đất trống sau khi thu hoạch vụ lúa Đông xuân như trước đây. Thực tế nhiều năm nuôi tôm cho thấy, mô hình đã mang lại nguồn thu nhập hấp dẫn cho bà con. Tuy nhiên, theo nhận định của nông dân nơi đây thì niềm vui tôm trúng mùa, cho lợi nhuận cao có thể khó xuất hiện trong đợt nuôi tôm năm nay.
Chia sẻ nguyên nhân, ông Nguyễn Văn Rạng, hộ có gần 5ha tôm và là Giám đốc Hợp tác xã (HTX) tôm - lúa Tân Tiến, ở ấp 6, xã Lương Nghĩa, thông tin: “Tôi và nhiều bà con nơi đây bắt đầu thả tôm giống xuống ruộng đến nay đã được gần 30 ngày. Lúc mới thả thì độ mặn trong ruộng khoảng 7-8‰. Thế nhưng, năm nay nước mặn rút sớm hơn so với mọi năm và cộng thêm thời gian gần đây xuất hiện mưa dầm liên tục làm cho độ mặn giảm nhanh và đang ở mức thấp. Cụ thể, độ mặn trên sông Ngan Dừa hiện chỉ còn dưới 1‰, trong khi vào thời điểm này mọi năm thì ở mức 5-6‰. Còn độ mặn trong ruộng nuôi tôm chỉ hơn 1‰ do nước mưa làm pha loãng. Chính độ mặn giảm là yếu tố bất lợi cho bà con nuôi tôm trong lúc này”.
Theo nhiều nông dân đang nuôi tôm tại xã Lương Nghĩa, con tôm sú chịu nguồn nước mặn có nồng độ từ 5-7‰, khi đó tôm khỏe mạnh và phát triển nhanh. Còn khi độ mặn dưới 4‰ thì tôm hạn chế lột vỏ nên rất chậm lớn; còn độ mặn như hiện tại thì không chỉ làm tôm chậm lớn mà chuyện tôm chết hàng loạt là khó tránh khỏi. Vì vậy, người nuôi tôm nơi đây cho rằng, nguy cơ sẽ thất thu vụ tôm là rất lớn. “Với gần 5ha tôm của gia đình, năm rồi nhờ nuôi đạt nên sau gần 3 tháng, gia đình tôi xổ tôm và thu về nguồn lợi nhuận hơn 100 triệu đồng. Sang vụ nuôi tôm năm nay, tôi cũng thả 100.000 con tôm giống, với giá dao động từ 130-250 đồng/con giống nên chi phí đã bỏ ra đến nay là hơn 15 triệu đồng. Tuy nhiên, trước điều kiện nguồn nước như hiện nay thì tôi chỉ mong huề vốn là mừng. Hiện tại, không riêng gì tôi mà 20 thành viên, với 27ha tôm của HTX cũng như nhiều hộ dân bên ngoài nơi đây đều có chung hoàn cảnh”, ông Rạng thông tin thêm.
Mặc dù đối mặt với nguy cơ thất vụ tôm, nhưng theo nhận định của người nuôi tôm thì nông dân có khả năng sẽ không bị thua lỗ mà chỉ là không có lời như những vụ tôm trước. Nguyên nhân là do hầu hết bà con nơi đây nuôi tôm theo hình thức thả tự nhiên nên không tốn tiền mua thức ăn cho tôm trong suốt quá trình nuôi, chỉ tốn kinh phí mua tôm giống và thuốc cải tạo môi trường nuôi. Dù không trúng mùa nhưng người nuôi vẫn có thể thu hoạch được một lượng tôm để bán. Bên cạnh đó, ngoài con tôm thì nông dân còn thu hoạch một lượng lớn cá rô phi và cá đồng để bán cho thương lái. Từ nhiều nguồn thu nên bà con có thể huề vốn chứ không thua lỗ với mô hình tôm - lúa tại vùng đất phèn mặn xã Lương Nghĩa từ năm 2016 đến nay.
Ông Võ Minh Tuấn, hộ có 3ha nuôi tôm ở ấp 6, xã Lương Nghĩa, chia sẻ: “Làm ăn thì có năm này năm khác nên tuy có tiếc nuối vì nhiều khả năng phải đối mặt với vụ tôm thất mùa sắp tới do điều kiện canh tác không thuận lợi, nhưng tôi và bà con vẫn có gắng lạc quan trước tình hình. Nếu thất vụ tôm thì bù lại vụ sản xuất lúa kế tiếp sẽ gặp nhiều mặt thuận lợi. Chẳng hạn, ruộng lúa đã nuôi tôm do đất được ngâm trong nước khá lâu nên hạn chế cỏ dại và khi chuyển sang trồng lúa thì rất nhẹ bón phân, từ đó giảm được chi phí đầu tư mà lúa vẫn phát triển tốt, cho năng suất cao”.
Qua ghi nhận của ngành nông nghiệp huyện Long Mỹ, hiện mô hình tôm - lúa trên địa bàn huyện có hơn 90ha, với hơn 65 hộ nuôi và tập trung chủ yếu ở ấp 6, xã Lương Nghĩa. |
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC
08:01 28/11/2024
Chuyển đổi và đa dạng hình thức canh tác theo hướng hữu cơ cũng như sử dụng các giống cây chất lượng cao trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế là hướng phát triển có trọng tâm, trọng điểm được Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang triển khai thực hiện.
08:42 27/11/2024
(HG) - Qua rà soát mới đây của ngành chức năng tỉnh, hiện trên địa bàn Hậu Giang có 32 doanh nghiệp và 38 hợp tác xã (HTX) thực hiện liên kết sản xuất và bao tiêu nông sản cho gần với 40.000 lượt hộ dân tham gia, tổng diện tích gần 39.000ha, ước sản lượng hơn 334.100 tấn.
08:41 27/11/2024
(HG) - Sau một thời gian tăng giá thì những ngày gần đây, giá khóm Cầu Đúc ở Hậu Giang bắt đầu giảm trở lại. Hiện giá khóm loại 1 (loại từ 1kg trở lên) được thương lái thu mua tại rẫy với mức giá từ 13.000-13.500 đồng/trái, đối với khóm loại 2 thì 2 trái kể 1. Mức giá này đang giảm hơn 2.000 đồng/trái so với thời điểm cách nay khoảng 2 tháng.
08:35 27/11/2024
(HG) - Sáng ngày 26-11, Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức hội nghị về công tác cán bộ. Tham dự có ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh; cùng tập thể Ban giám đốc và cán bộ chủ chốt của Sở NN&PTNT tỉnh.
08:27 27/11/2024
Thực hiện Đề án “Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đã và đang có nhiều giải pháp đồng bộ, đạt được những kết quả tích cực cho ngành nông nghiệp địa phương.
08:24 27/11/2024
(HG) - Văn phòng điều phối các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Hậu Giang cho biết, đến thời điểm này, toàn tỉnh có tổng số 348 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, tăng 82 sản phẩm so với cuối năm 2023; trong đó có 113 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh và 235 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện, thị xã, thành phố. Bên cạnh đó, tổng số chủ thể có sản phẩm đạt chuẩn OCOP trên địa bàn tỉnh là 160, trong đó có 90 chủ thể là cơ sở, 45 chủ thể là hợp tác xã và 25 chủ thể là công ty trách nhiệm hữu hạn.
07:18 26/11/2024
(HG) - Qua rà soát nhanh của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 25-11, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được hơn 15.000ha lúa Đông xuân 2024-2025 (kế hoạch 73.500ha),
09:06 22/11/2024
(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP
09:01 22/11/2024
(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.
07:27 22/11/2024
Phong trào xây dựng nông thôn mới được các địa phương cả nước đẩy mạnh thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.
08:05 28/11/2024
Sau gần một năm triển khai Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 (đề án),
08:05 28/11/2024
Sau thành công của bữa cơm giao lưu cùng anh em kỹ sư, công nhân thi công cao tốc và bà con nhân dân địa phương, Hậu Giang tiếp tục nối dài sáng kiến này, góp phần tạo không khí ấm áp và “giữ lửa” nhiệt huyết cho trên công trường trọng điểm quốc gia.
08:03 28/11/2024
Từ việc phát động sâu rộng và quyết tâm thực hiện hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, đến nay, phong trào thi đua “60 ngày đêm tham gia chuyển đổi số” trên địa bàn thành phố Ngã Bảy đạt nhiều kết quả tích cực.
08:01 28/11/2024
Chuyển đổi và đa dạng hình thức canh tác theo hướng hữu cơ cũng như sử dụng các giống cây chất lượng cao trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế là hướng phát triển có trọng tâm, trọng điểm được Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang triển khai thực hiện.