Nhiều kết quả ấn tượng từ chương trình OCOP

Thứ Ba, ngày 15/12/2020 | 05:48

Trao đổi với phóng viên Báo Hậu Giang về công tác triển khai thực hiện và những kết quả chính mang lại từ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) mà tỉnh đã tổ chức thực hiện trong giai đoạn 2018-2020, đồng thời đề ra một số định hướng mới cho giai đoạn tiếp theo, ông Huỳnh Thành Hữu (ảnh), Phó Chánh Văn phòng điều phối nông thôn mới (NTM) tỉnh, cho biết:

- Thực hiện theo sự chỉ đạo của Chính phủ, Chương trình OCOP được UBND tỉnh triển khai thực hiện từ năm 2018. Theo đó, khi Đề án Chương trình OCOP giai đoạn 2018-2020 được UBND tỉnh phê duyệt thì hàng năm Văn phòng điều phối NTM tỉnh đều tiến hành xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở theo lộ trình, nhiệm vụ đã đề ra. Khi kế hoạch được triển khai, các ngành và địa phương của tỉnh tiến hành nhiều phần việc, giải pháp có liên quan; trong đó tập trung hỗ trợ người dân, tổ chức kinh tế tập thể phát triển sản xuất nhằm xây dựng những sản phẩm có thế mạnh, tiềm năng của địa phương để hướng đến được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Bên cạnh đó, công tác tổ chức tuyên truyền đến chủ thể là doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), hộ dân sản xuất và cán bộ quản lý chương trình OCOP các cấp về những nội dung cơ bản và giải pháp thực hiện chương trình luôn được Văn phòng điều phối NTM tỉnh phối hợp với cơ quan chuyên môn thực hiện thường xuyên.

Cụ thể, Văn phòng điều phối NTM tỉnh đã tổ chức biên soạn quyển sổ tay về chương trình OCOP và tiến hành in, phát với số lượng 6.000 quyển; tổ chức hơn 34 lớp tập huấn nhằm nâng cao nhận thức về chương trình OCOP cho doanh nghiệp, HTX và hộ sản xuất, với hơn 1.020 học viên tham dự; đồng thời cắm hơn 500 pano lớn, nhỏ tuyên truyền các nội dung về chương trình OCOP tại các địa phương trong tỉnh... Nhờ thực hiện có hiệu quả nhiều công việc như trên nên từ khi triển khai đến nay, chương trình OCOP luôn nhận được sự quan tâm và tham gia nhiệt tình của các địa phương và chủ thể là doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình trong tỉnh.

Trong thời gian qua, với sự tham gia nhiệt tình của các địa phương và chủ thể là doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất thì chương trình OCOP của tỉnh hiện đạt được kết quả như thế nào, thưa ông ?

- Sau thời gian thực hiện thì từ tháng 7 đến nay, qua 3 lần tổ chức hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, hiện Hậu Giang có 46 sản phẩm được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn OCOP. Trong đó, có 26 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao và 20 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao, với 21 chủ thể tham gia. Một số sản phẩm được công nhận OCOP hiện nay có thể kể đến như: nhiều sản phẩm từ cá thát lát, trà mãng cầu, trà khổ qua rừng, một số sản phẩm từ khóm Cầu Đúc, rượu lão tửu Út Tây, cam xoàn, cam sành, chanh không hạt, bưởi Năm Roi, mật ong hương tràm, một số sản phẩm từ sữa dê Ngọc Đào, gạo sạch Vị Thủy... Điều phấn khởi là trong số 21 chủ thể có sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh đến thời điểm này thì có 4 HTX tham gia, với 10 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao và một sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao.

Mặt khác, qua khảo sát thực tế tại các chủ thể có sản phẩm được công nhận OCOP cấp tỉnh cho thấy, hiện thị trường đầu ra ngày càng được mở rộng và ổn định hơn so với trước khi được công nhận OCOP; đặc biệt nhiều sản phẩm đã được hệ thống kênh phân phối lớn lựa chọn và tiến hành đặt hàng với số lượng lớn về sản phẩm và hợp tác dài hạn. Điển hình như HTX Kỳ Như, ở ấp Tầm Vu 1, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, nếu như trước khi được công nhận sản phẩm OCOP thì bình quân mỗi tháng HTX chỉ tiêu thụ 200-300kg cá thát lát, còn bây giờ thì số lượng tăng lên gấp 2 đến 3 lần. Hay tại HTX Tân Long, ở ấp Tân Long, xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy, từ khi sản phẩm “Gạo sạch Vị Thủy” của HTX được công nhận đạt chuẩn OCOP 4 sao thì hiện HTX nhận được nhiều lời đề nghị của một số công ty từ Hà Nội đặt hàng làm đại lý phân phối gạo sạch cho HTX. Mặt khác, nhiều người tiêu dùng tại các tỉnh ĐBSCL sau khi biết HTX có gạo sản xuất theo quy trình an toàn thực phẩm cũng gọi điện tìm đến mua sản phẩm. Qua đây có thể nói, khi được công nhận sản phẩm OCOP đã góp phần nâng tầm sản phẩm về thị trường tiêu thụ và giá trị.

Trong quá trình triển khai chương trình OCOP giai đoạn 2018-2020, tỉnh có những khó khăn nào, thưa ông ?

- Từ khi thực hiện đến nay, chương trình OCOP luôn nhận sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát và hỗ trợ kịp thời của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; cùng với đó là công tác phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị có liên quan của tỉnh và địa phương trong tỉnh. Bên cạnh đó, các địa phương trong tỉnh luôn chủ động triển khai nhiều phần việc, giải pháp thực hiện hiệu quả theo nội dung, kế hoạch của tỉnh đề ra. Ngoài ra, thông qua việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền nên chương trình luôn nhận được sự tham gia nhiệt tình từ người dân, doanh nghiệp và HTX.

Tuy nhiên, khó khăn là cơ sở hạ tầng, vốn đầu tư, công nghệ của chủ thể còn hạn chế. Công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm của địa phương chưa mạnh nên việc còn bán sản phẩm qua khâu trung gian đang là thách thức lớn cho chủ thể. Còn không ít người dân chưa thật sự hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của chương trình OCOP nên chưa mạnh dạn tham gia; người dân còn sản xuất theo tập quán địa phương, ngại đổi mới; ở một số nơi chưa có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương nên chương trình OCOP còn trầm lắng...

Sau 3 lần tổ chức hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, hiện Hậu Giang có 46 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 và 4 sao.

Liên quan đến việc tháo gỡ khó khăn về công tác xúc tiến thương mại cho các sản phẩm OCOP thì tỉnh đang tổ chức Hội chợ Công thương và Sản phẩm OCOP khu vực phía Nam tại Hậu Giang năm 2020, xin ông chia sẻ chi tiết về đợt hội chợ lần này ?

- Với những mục tiêu trọng tâm muốn hướng đến như: Giới thiệu những thành tựu, tiềm năng, thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp, sản phẩm OCOP của tỉnh nói riêng và khu vực phía Nam nói chung, giúp nâng tầm thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp, tạo cơ hội kết nối, giao lưu giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước để thúc đẩy cơ hội xúc tiến thương mại, xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp; tổ chức tôn vinh các thương hiệu, sản phẩm ngành nghề nông thôn của các đơn vị, doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn tỉnh cũng như cả nước; thông tin hướng dẫn nông dân đến với các thương hiệu, sản phẩm, hàng hóa có uy tín chất lượng cao; tăng cường mở rộng giao lưu kinh tế giữa các địa phương trong khu vực phía Nam và các địa phương trong cả nước triển khai chương trình OCOP quốc gia; cũng như nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, người tiêu dùng nhằm phục vụ cho việc cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển sản phẩm mới, hỗ trợ các HTX, doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, từ đó giúp cho các doanh nghiệp chủ động trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế...

Từ những mục tiêu trên, UBND tỉnh thống nhất tổ chức hội chợ Công thương và Sản phẩm OCOP khu vực phía Nam tại Hậu Giang năm 2020. Theo đó, hội chợ sẽ diễn ra từ ngày 15 đến 21-12 tại Công viên Chiến Thắng, thành phố Vị Thanh. Dự kiến, hội chợ thu hút 250 gian hàng trong và ngoài tỉnh tham gia trưng bày, giới thiệu thành tựu về sản phẩm OCOP cũng như các sản phẩm nông nghiệp tiềm năng, ngành nghề nông thôn của doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, nông dân sản xuất. Ngoài ra, hội chợ còn dành riêng một khu tôn vinh các sản phẩm OCOP tiêu biểu để trưng bày, giới thiệu và quảng bá về chương trình OCOP quốc gia; công tác triển khai chương trình OCOP quốc gia; các sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh và một số tỉnh phía Nam.

Để chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh tiếp tục đạt được những kết quả ấn tượng mới trong thời gian tới thì ông có đề xuất những giải pháp nào ?

- Trước tiên, Văn phòng điều phối NTM tỉnh tiếp tục phối hợp với các ngành liên quan và địa phương trong tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền về nội dung, mục đích, ý nghĩa, lợi ích của chương trình OCOP đến với doanh nghiệp, HTX, hộ dân sản xuất. Kế tiếp là chọn và tập trung đầu tư, hỗ trợ phát triển một số sản phẩm OCOP đột phá của tỉnh; qua đây tạo động lực cho các chủ thể thấy được lợi ích của chương trình OCOP, từ đó mạnh dạn đầu tư, cải tiến công nghệ để tạo ra sản phẩm đẹp về kiểu dáng, đảm bảo chất lượng, quy mô sản xuất đúng theo nội dung chương trình “Hành động địa phương hướng đến toàn cầu”.

Bên cạnh đó, đơn vị sớm tham mưu UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với các chủ thể có sản phẩm được công nhận OCOP; cũng như có chính sách ưu tiên đối với các sản phẩm khởi nghiệp nhằm tạo động lực để phát triển trên sản phẩm mới, sản phẩm cải tiến. Mặt khác, tiếp tục tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP cấp tỉnh; đồng thời thực hiện liên kết để hình thành các vùng sản xuất tập trung nhằm tạo ra sản lượng hàng hóa lớn, đáp ứng nhu cầu thị trường... Ngoài ra, đơn vị cũng đề nghị các chủ thể có sản phẩm được công nhận OCOP cấp tỉnh không ngừng quan tâm giữ vững chất lượng, nâng cao mẫu mã để đáp ứng nhu cầu thị trường. Những sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao thì tiếp tục nâng tầm sản phẩm để hướng đến 4 sao và cao hơn; ngành chức năng địa phương tiếp tục đồng hành và hỗ trợ các chủ thể có sản phẩm đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh trong phát triển sản xuất, cũng như quan tâm chăm bồi những sản phẩm tiềm năng của địa phương để sớm được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh...

Xin cảm ơn ông !

HỮU PHƯỚC thực hiện

Viết bình luận mới

Xem thêm

Vào vụ thu hoạch cá ruộng

18:36 28/11/2024

Sau hơn 3 tháng thả nuôi, thời điểm này nông dân trong tỉnh bắt đầu vào vụ thu hoạch cá ruộng để chuẩn bị xuống giống vụ lúa Đông xuân. Năm nay nước về sớm nên cá đạt năng suất và giá bán cao hơn mọi năm, giúp nhiều nông hộ nuôi cá ruộng có lãi cao.

Phát triển mô hình trồng nấm mối đen ứng dụng công nghệ cao

18:35 28/11/2024

Mô hình trồng nấm mối đen đã được Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang xây dựng tại nông hộ kết hợp với ứng dụng công nghệ sấy thăng hoa trong chế biến cho hiệu quả thiết thực là điểm tham quan học tập của nông dân trong và ngoài tỉnh.

Hệ thống đê bao, cống, bọng tại Hậu Giang đang phục vụ tốt cho hơn 57.300ha đất sản xuất nông nghiệp

18:33 28/11/2024

(HG) - Thời gian qua, với sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh Hậu Giang thường xuyên quan tâm đầu tư xây dựng mới và nâng cấp sửa chữa hệ thống công trình thủy lợi ngăn mặn, lũ; nhờ vậy, hiện hệ thống đê bao, cống, bọng, trạm bơm đã góp phần quan trọng trong việc phục vụ sản xuất, dân sinh, đồng thời bảo vệ các vùng sản xuất, bảo vệ môi trường và phòng, chống giảm nhẹ thiên tai cho người dân.

Triển vọng mô hình trồng măng tây tiêu chuẩn VietGAP

08:01 28/11/2024

Chuyển đổi và đa dạng hình thức canh tác theo hướng hữu cơ cũng như sử dụng các giống cây chất lượng cao trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế là hướng phát triển có trọng tâm, trọng điểm được Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang triển khai thực hiện.

Có 70 doanh nghiệp, HTX liên kết sản xuất và bao tiêu nông sản cho người dân

08:42 27/11/2024

(HG) - Qua rà soát mới đây của ngành chức năng tỉnh, hiện trên địa bàn Hậu Giang có 32 doanh nghiệp và 38 hợp tác xã (HTX) thực hiện liên kết sản xuất và bao tiêu nông sản cho gần với 40.000 lượt hộ dân tham gia, tổng diện tích gần 39.000ha, ước sản lượng hơn 334.100 tấn.

Giá khóm Cầu Đúc giảm nhưng người trồng vẫn có lợi nhuận

08:41 27/11/2024

(HG) - Sau một thời gian tăng giá thì những ngày gần đây, giá khóm Cầu Đúc ở Hậu Giang bắt đầu giảm trở lại. Hiện giá khóm loại 1 (loại từ 1kg trở lên) được thương lái thu mua tại rẫy với mức giá từ 13.000-13.500 đồng/trái, đối với khóm loại 2 thì 2 trái kể 1. Mức giá này đang giảm hơn 2.000 đồng/trái so với thời điểm cách nay khoảng 2 tháng.

Bổ nhiệm lại Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang

08:35 27/11/2024

(HG) - Sáng ngày 26-11, Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức hội nghị về công tác cán bộ. Tham dự có ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh; cùng tập thể Ban giám đốc và cán bộ chủ chốt của Sở NN&PTNT tỉnh.

Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu

08:27 27/11/2024

Thực hiện Đề án “Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đã và đang có nhiều giải pháp đồng bộ, đạt được những kết quả tích cực cho ngành nông nghiệp địa phương.

Hậu Giang hiện có 348 sản phẩm đạt chuẩn OCOP

08:24 27/11/2024

(HG) - Văn phòng điều phối các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Hậu Giang cho biết, đến thời điểm này, toàn tỉnh có tổng số 348 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, tăng 82 sản phẩm so với cuối năm 2023; trong đó có 113 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh và 235 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện, thị xã, thành phố. Bên cạnh đó, tổng số chủ thể có sản phẩm đạt chuẩn OCOP trên địa bàn tỉnh là 160, trong đó có 90 chủ thể là cơ sở, 45 chủ thể là hợp tác xã và 25 chủ thể là công ty trách nhiệm hữu hạn.

Kết thúc đợt 1, Hậu Giang xuống giống hơn 15.000ha lúa Đông xuân

07:18 26/11/2024

(HG) - Qua rà soát nhanh của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 25-11, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được hơn 15.000ha lúa Đông xuân 2024-2025 (kế hoạch 73.500ha),

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Để người dân an lòng ở khu tái định cư mới

18:37 28/11/2024

Nhiều khu tái định cư phục vụ người dân ảnh hưởng dự án cao tốc trục dọc và trục ngang đã bắt đầu đón những hộ dân đầu tiên về nơi ở mới. An cư đã có nhưng “lạc nghiệp” vẫn đang là mối quan tâm lớn của bà con hiện nay.

Vào vụ thu hoạch cá ruộng

18:36 28/11/2024

Sau hơn 3 tháng thả nuôi, thời điểm này nông dân trong tỉnh bắt đầu vào vụ thu hoạch cá ruộng để chuẩn bị xuống giống vụ lúa Đông xuân. Năm nay nước về sớm nên cá đạt năng suất và giá bán cao hơn mọi năm, giúp nhiều nông hộ nuôi cá ruộng có lãi cao.

Phát triển mô hình trồng nấm mối đen ứng dụng công nghệ cao

18:35 28/11/2024

Mô hình trồng nấm mối đen đã được Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang xây dựng tại nông hộ kết hợp với ứng dụng công nghệ sấy thăng hoa trong chế biến cho hiệu quả thiết thực là điểm tham quan học tập của nông dân trong và ngoài tỉnh.

Cần có lộ trình giải quyết kịp thời kiến nghị của cử tri còn tồn đọng

18:31 28/11/2024

Phát biểu sau buổi thảo luận về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, nhiều đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành xác định các trọng tâm, trọng điểm và lộ trình giải quyết, trả lời kịp thời kiến nghị của cử tri còn tồn đọng.