Thứ Sáu, ngày 14/05/2021 | 07:59
Trước tình hình lúa Hè thu trên địa bàn tỉnh bị ngộ độc hữu cơ ngày một tăng nhanh về diện tích và tỷ lệ ảnh hưởng ở mức cao đã tạo sự lo lắng cho bà con về mùa vụ sản xuất.
Phun thuốc sinh học để kích rễ phát triển khi lúa bị ngộ độc hữu cơ là một trong những giải pháp đang được bà con thực hiện trong lúc này.
Theo kế hoạch, vụ lúa Hè thu năm nay, nông dân trên địa bàn tỉnh sẽ gieo sạ 76.000ha. Qua 2 đợt xuống giống từ tháng 3 đến tháng 5, hiện bà con trong tỉnh đã gieo sạ được hơn 63.000ha, diện tích còn lại đang được nông dân tại các vùng bị ảnh hưởng xâm nhập mặn tiếp tục xuống giống nhờ gần đây có mưa lớn và độ mặn đã giảm ở mức cho phép. Hiện tại, các trà lúa tập trung trong giai đoạn mạ (khoảng 29.000ha) và đẻ nhánh (gần 21.000ha). Tuy nhiên, qua ghi nhận từ người dân thì điều đáng quan tâm đối với cây lúa Hè thu trong lúc này là tình hình lúa bị ngộ độc hữu cơ với diện tích và tỷ lệ ảnh hưởng tăng mạnh, trong đó ghi nhận nhiều là trên các trà lúa trong giai đoạn đẻ nhánh. Theo quan sát của bà con, khi cây lúa bị ngộ độc hữu cơ thì lá lúa sẽ vàng, đỏ và thân nhỏ không phát triển do bị hư bộ rễ, đồng thời cây lúa cũng không thể trổ bông nên làm giảm năng suất rất lớn.
Với vẻ mặt buồn so khi đang thuê 3 nhân công phun thuốc ngăn chặn sự lây lan của tình trạng ngộ độc hữu cơ cho hơn 1,3ha lúa của gia đình, ông Đặng Minh Hải, nông dân ở ấp 13, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, thông tin: “Hiện lúa của tôi được hơn 42 ngày tuổi. Mọi năm, vào thời điểm này cũng có lúa bị ngộ độc hữu cơ nhưng tỷ lệ nhiễm rất ít. Riêng năm nay, tình hình lúa bị ngộ độc hữu cơ lại chiếm tỷ lệ khá cao, với khoảng hơn 30%. Để cứu lúa, đây là lần thứ 2 sau 7 ngày tôi thuê nhân công phun thuốc với hy vọng cải tạo lại bộ rễ cho cây lúa và khống chế tỷ lệ bị ảnh hưởng lại để cố gắng giữ năng suất lúa được tốt khi thu hoạch. Tuy nhiên, với tình hình này thì khả năng năng suất lúa sẽ bị giảm từ 200-250kg/công (1.300m2) khi thu hoạch là chuyện khó tránh khỏi. Trong trường hợp lúa bị ảnh hưởng thêm thì năng suất còn giảm nhiều hơn nên tôi rất lo lắng. Mặt khác, ngoài năng suất lúa giảm thì chi phí đầu tư cũng tăng, trong đó chỉ tính riêng mỗi lần phun thuốc điều trị ngộ độc hữu cơ thì gia đình tôi phải tốn hơn 2 triệu đồng tiền mua thuốc và thuê nhân công phun xịt cho hơn 1,3ha lúa”.
Không riêng gì ruộng lúa của gia đình ông Hải mà hiện nay, hầu hết bà con ở cánh đồng lúa nơi đây đều có lúa bị ngộ độc hữu cơ, trong đó, tỷ lệ ảnh hưởng phổ biến ở mức 30%, cá biệt có ruộng bị 50%, thậm chí 80% nên có hộ dự định phá bỏ mà không tiếp tục chăm sóc vì sẽ càng thua lỗ. Có 2 giống lúa được nông dân cho là bị ngộ độc hữu cơ nặng trong vụ lúa Hè thu này là OM 5451 và IR 50404, trong đó, giống lúa OM 5451 là giống được nông dân ưu tiên chọn canh tác khá nhiều trong vụ Hè thu này nên càng đặt ra sự lo lắng cho những hộ đã bị và chưa bị khi lúa còn trong giai đoạn mạ. “Mọi năm, tôi và bà con ở cánh đồng này thường sạ giống OM 18 nên tỷ lệ ngộ độc hữu cơ ít, năm nay vì muốn canh tác giống ngắn ngày để tranh thủ sản xuất thêm vụ lúa Thu đông (lúa vụ 3) nên chọn sạ giống IR 50404, từ đó mà bà con cho đây là một phần nguyên nhân gây ra tình trạng ngộ độc hữu cơ trên cây lúa như lúc này”, ông Hải thông tin thêm.
Cùng sự lo lắng về tình hình lúa bị ngộ độc hữu cơ, ông Trần Ma Ni, ở ấp 4, xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, chia sẻ: “Với gần 1ha lúa Hè thu (giống IR 50404) của gia đình, hiện tỷ lệ bị ngộ độc hữu cơ chiếm khoảng 10%. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này dừng lại thì vụ này cũng còn hy vọng có lời, nhưng tình hình tiếp tục thì nông dân sẽ gặp khó vì năng suất lúa giảm đi rất nhiều so với ruộng không bị ảnh hưởng. Và một thông tin không mấy vui là theo ý kiến của nhà khoa học, trường hợp ngộ độc hữu cơ trên cây lúa hiện chưa có thuốc đặc trị mà nông dân chỉ có thể làm giảm sự phát triển bằng cách phun những loại thuốc kích thích bộ rễ của lúa. Với yếu tố trên làm cho nông dân không mấy an tâm cho ruộng lúa của gia đình khi mới gần 50 ngày tuổi”.
Qua ghi nhận của ngành nông nghiệp tỉnh, hiện toàn tỉnh có hơn 345ha lúa Hè thu trong giai đoạn đẻ nhánh đang có biểu hiện ngộ độc hữu cơ, tăng 337ha so với thời điểm cách nay khoảng 10 ngày. Tỷ lệ lúa bị ngộ độc hữu cơ phổ biến từ 5-10%, cục bộ có nơi trên 30%; phân bổ chủ yếu ở 3 địa phương trong tỉnh là huyện Vị Thủy, huyện Phụng Hiệp và thành phố Vị Thanh. Theo nhận định của ngành nông nghiệp tỉnh, nguyên nhân dẫn tới tình trạng lúa bị ngộ độc hữu cơ là việc nông dân không tuân thủ về thời gian cách ly giữa 2 vụ lúa là 21 ngày. Cụ thể, do giá lúa trong vụ Đông xuân vừa qua ở mức cao nên bà con nóng lòng xuống giống vụ lúa Hè thu ngay sau khi thu hoạch lúa Đông xuân. Việc làm trên làm cho rơm rạ chưa kịp phân hủy, cộng với thời tiết nắng nóng làm xì phèn dẫn tới tình trạng lúa bị ngộ độc hữu cơ do bộ rễ bị khô và không phát triển.
Ông Bạch Văn Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, cho biết: Đối với những ruộng lúa đang bị ngộ độc hữu cơ thì giải pháp cần làm ngay là bà con nên rút bỏ hết nước trong ruộng ra bên ngoài từ 3-5 ngày để làm cho đất khô thoáng, giải phóng các khí độc trong đất, đồng thời vừa cải thiện giúp cho bộ rễ khỏe ăn sâu vào đất và vừa phòng tránh đổ ngã ở cuối vụ; sau đó bơm nước mới vào, đồng thời kết hợp với bón vôi bột và phân lân để phục hồi lại bộ rễ, hạn chế tỷ lệ bị ảnh hưởng thêm. Ngoài ra, nông dân có thể phun thêm một số loại thuốc sinh học có tác dụng kích thích bộ rễ nhanh phát triển. Riêng đối với những hộ dân chưa xuống giống thì cần đảm bảo thời gian cách ly giữa 2 vụ lúa để không bị ngộ độc hữu cơ. Trường hợp bà con muốn sạ sớm hơn thời gian 21 ngày thì trước khi xuống giống cần phun nấm Trichoderma để giúp phân hủy rơm rạ được nhanh hơn, đồng thời ngăn chặn tuyến trùng, nấm bệnh gây thối rễ vàng lá và thúc đẩy vi sinh vật có ích giúp cân bằng pH, giải độc đất, làm đất giàu mùn tơi xốp…
Ngoài ngộ độc hữu cơ, hiện toàn tỉnh còn ghi nhận có gần 2.000ha lúa Hè thu bị dịch hại tấn công và phân bổ ở hầu hết các địa phương trong tỉnh, tăng hơn 1.000ha so với thời điểm cách nay khoảng 10 ngày. Trong đó, có một số dịch hại cần quan tâm khi diện tích nhiễm đang tăng mạnh như: đạo ôn lá nhiễm 547ha (tăng 325ha), tỷ lệ 5-10%; sâu đục thân nhiễm 227ha (tăng 221ha), tỷ lệ 3-10%; chuột cắn phá gây hại 287ha (tăng 86ha), tỷ lệ 3-10%; sâu cuốn lá nhiễm 121ha (tăng 25ha), mật số 10-50 con/m2;… |
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC
08:01 28/11/2024
Chuyển đổi và đa dạng hình thức canh tác theo hướng hữu cơ cũng như sử dụng các giống cây chất lượng cao trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế là hướng phát triển có trọng tâm, trọng điểm được Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang triển khai thực hiện.
08:42 27/11/2024
(HG) - Qua rà soát mới đây của ngành chức năng tỉnh, hiện trên địa bàn Hậu Giang có 32 doanh nghiệp và 38 hợp tác xã (HTX) thực hiện liên kết sản xuất và bao tiêu nông sản cho gần với 40.000 lượt hộ dân tham gia, tổng diện tích gần 39.000ha, ước sản lượng hơn 334.100 tấn.
08:41 27/11/2024
(HG) - Sau một thời gian tăng giá thì những ngày gần đây, giá khóm Cầu Đúc ở Hậu Giang bắt đầu giảm trở lại. Hiện giá khóm loại 1 (loại từ 1kg trở lên) được thương lái thu mua tại rẫy với mức giá từ 13.000-13.500 đồng/trái, đối với khóm loại 2 thì 2 trái kể 1. Mức giá này đang giảm hơn 2.000 đồng/trái so với thời điểm cách nay khoảng 2 tháng.
08:35 27/11/2024
(HG) - Sáng ngày 26-11, Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức hội nghị về công tác cán bộ. Tham dự có ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh; cùng tập thể Ban giám đốc và cán bộ chủ chốt của Sở NN&PTNT tỉnh.
08:27 27/11/2024
Thực hiện Đề án “Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đã và đang có nhiều giải pháp đồng bộ, đạt được những kết quả tích cực cho ngành nông nghiệp địa phương.
08:24 27/11/2024
(HG) - Văn phòng điều phối các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Hậu Giang cho biết, đến thời điểm này, toàn tỉnh có tổng số 348 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, tăng 82 sản phẩm so với cuối năm 2023; trong đó có 113 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh và 235 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện, thị xã, thành phố. Bên cạnh đó, tổng số chủ thể có sản phẩm đạt chuẩn OCOP trên địa bàn tỉnh là 160, trong đó có 90 chủ thể là cơ sở, 45 chủ thể là hợp tác xã và 25 chủ thể là công ty trách nhiệm hữu hạn.
07:18 26/11/2024
(HG) - Qua rà soát nhanh của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 25-11, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được hơn 15.000ha lúa Đông xuân 2024-2025 (kế hoạch 73.500ha),
09:06 22/11/2024
(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP
09:01 22/11/2024
(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.
07:27 22/11/2024
Phong trào xây dựng nông thôn mới được các địa phương cả nước đẩy mạnh thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.
10:07 28/11/2024
(HG) - Cuộc thi “Đề xuất mô hình, sáng kiến, giải pháp trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính gắn với xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số trên địa bàn tỉnh Hậu Giang” năm 2024,
10:06 28/11/2024
(HG) - Ngày 27-11, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đã tiến hành đánh giá, nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp của tỉnh Hậu Giang”,
10:03 28/11/2024
(HG) - Hội đồng Khoa học và công nghệ tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đã họp xét duyệt thuyết minh dự án “Xây dựng vùng trồng sầu riêng xuất khẩu gắn với nhãn hiệu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”,
10:01 28/11/2024
(HG) - Tính đến nay, các cấp hội LHPN trong tỉnh đã hỗ trợ giúp 1.037 hộ hội viên phụ nữ thoát nghèo, cận nghèo, tỷ lệ giảm nghèo, cận nghèo đạt 6,53%,